Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 55 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 55 - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU.

I. Kiến thức.

- HS nắm được các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài kiểm tra, cảm nhận giá trị nội dung , nghệ thuật của các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học.

- HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

- Tiếp tục làm bài kiểm tra văn học mười lăm phút.

II. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng trình bày, đặt câu.

III. Thái độ.

- Giỏo dục HS ý thức tự giác trong việc nhận lỗi và sửa lỗi.

B. CHUẨN BỊ.

I. Thầy:

SGK, giỏo ỏn trả bài, đề kiểm tra văn học mười lăm phút.

II. Trũ:

 Vở ghi, ôn bài, giấy kiểm tra mười lăm phút.

C. PHƯƠNG PHÁP.

- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp.

D. CÁC B Ư ỚC LÊN LỚP.

I. Ổn định tổ chức: 1'

II. Kiểm tra mười lăm phút:

 

doc 136 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 55 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24- 10- 2010
Ngày giảng: 6A1: 29- 10- 2010 ; 6A2: 26- 10- 2010
Tiết : 41
DANH TỪ ( TIẾP)
A. Mục tiêu.
I . Kiến thức.
- Học sinh nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Nắm chắc quy tắc viết hoa danh từ riêng.
II. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
III. Thái độ.
- Giỏo dục cho HS ý thức sử dụng đúng các loại danh từ trong nói, viết. Tuân thủ đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng.
 B. Chuẩn bị.
I. Thầy: 
SGK, SGV, giỏo ỏn.
II. Trũ: 
SGK, vở ghi, vở soạn.
c. Phương pháp.
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp, quy nạp.
D. Các bước lên lớp.
I. Ổn định tổ chức: 1' 
II. Kiểm tra bài cũ: 5'
H: Dạnh từ là gì? Danh từ được chia thành mấy loại?
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khỏi niệm.
- Hai loại danh từ:
+ Danh từ chỉ đơn vị "Danh từ chỉ đơn vị tự nhiờn
	 	 m Danh từ chỉ đơn vị quy ước " chớnh xỏc
	 m ước chừng
+ Danh từ chỉ sự vật.
III. Tổ chức cỏc hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
Họat động 1: Khởi động
Mục tiêu: GV khái quát nội dung danh từ được học trong tiết trước rồi dẫn vào bài mới.
Cách tiến hành:
Trong giờ học trước, cỏc em đó biết danh từ được chia thành hai loại lớn: Danh từ chỉ đơn vì và danh từ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị lại được chia nhỏ thành danh từ chung và danh từ riêng. Vậy thế nào là danh từ chung, thế nào là danh từ riêng? Khi sử dụng hai loại danh từ này ta cần chú ý điều gì , bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 2: Hỡnh thành kiến thức cơ bản.
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của danh từ chung, danh từ riêng và các cách viết danh từ riêng.
- Cách tiến hành:
HS đọc câu văn SGK.
H: Hóy tỡm cỏc danh từ chỉ sự vật trong cõu trờn?
 H: Trong các danh từ trên, những danh từ nào chỉ tên gọi một loại sự vật?
H: Vậy danh từ chung là gì? Lấy ví dụ về danh từ chung?
- Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật.
- Ví dụ: học sinh, giáo viên
H: Khi viết , danh từ chung được viết như thế nào?
H: Các danh từ: Phự Đổng Thiờn Vương, Giúng, Phự Đổng, Gia Lõm, Hà Nội chỉ gì?
H: Vậy, em hiểu danh từ riêng là gì?
- Là những từ nêu tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
H: Nhận xột gỡ về cỏch viết cỏc danh từ riờng?
- Khi viết, danh từ riêng phải viết hoa.
H: Tìm một số danh từ riêng rồi đặt câu?
Lào Cai là một thành phố đầy tiềm năng.
Bạn Lan học rất giỏi.
H: Xét các ví dụ sau và nhận xét cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?
Nguyễn Vân Anh, Mai Thu Hiền, Lào Cai, Bảo Thắng, 
H: Tên người, tên địa lí nước ngoài viết như thế nào?
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: Mao Trạch Đông, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thái Lan...
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: Von- ga; Lê- nin- grat; Vla- đi- mia I- lích Lê- nin; I- ta- li- a...
 H: Xét các cụm từ sau và rút ra cách viết hoa?
- Trường Trung học cơ sở Gia Phú; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Huy chương vì Sự nghiệp Giáo dục; Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội...
H: Qua các bài tập trên , em hãy khái quát lại: Danh từ chỉ sự vật được chia làm mấy loại?. Nêu khái niệm từng loại? Quy tắc viết hoa danh từ riêng?
- GV gọi một HS đọc ghi nhớ SGK. Giáo viên chốt.
H: Lấy ví dụ danh từ chung và danh từ riêng trong văn bản đã học?
- Danh từ chung: Ông lão, cụ già...
- Danh từ riêng: Lang Liêu, Mã Lương...
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết làm bài tập trong SGK.
- Cách tiến hành:
Học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1. HS hoạt động cá nhân. Gọi 2 HS trả lời miệng.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Gọi một HS đọc, xác định yêu cầu bài 2.
HS trao đổi theo bàn trong 2’, báo cáo.
Giáo viên kết luận.
Các từ: Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi, út vốn là danh từ chung – tên gọi một loại sự vật nhưng trong trường hợp này là danh từ riêng vì chúng được dùng để gọi tên nhân vật trong truyện.
- Cháy vốn là một động từ nhưng trong trường hợp này là danh từ riêng -> dùng để gọi tên địa phương.
Học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu.
Gọi 2 em lên bảng làm bài.
HS và GV nhận xét, chữa.
GV yêu cầu HS gấp SGK lại, viết chính tả vào vở văn bản “ế ngồi đáy giếng’’.
* Lưu ý: HS chú ý nghe GV phát âm để viết cho đúng( viết đúng : l- n; vần: ênh- ếch.)
GV kiểm tra một số bài viết- nhận xét, chữa.
1'
22’
12'
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Bài tập. 
- Danh từ chỉ sự vật: Vua, cụng ơn, trỏng sĩ, đền thờ, làng, xó, huyện, Phự Đổng Thiờn Vương, Giúng, Gia Lõm, Phự Đổng, Hà Nội
2. Nhận xét.
- Các danh từ: vua, cụng ơn, trỏng sĩ, đền thờ, làng, xó, huyện-> chỉ tên gọi một loại sự vật-> danh từ chung.
- Danh từ chung được viết bình thường.
- Các danh từ: Phự Đổng Thiờn Vương, Giúng, Phự Đổng, Gia Lõm, Hà Nội -> nêu tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương-> danh từ riêng.
- Khi viết danh từ riêng phải viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
* Các quy tắc viết hoa:
- Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài:
+ Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết như Việt Nam.
+ Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó( dùng gạch nối giữa các tiếng trong một bộ phận gồm nhiều tiếng).
- Tên cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu... viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận tạo thành cụm từ.
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Danh từ chung: ngày xưa, bây giờ, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
2. Bài tập 2:
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi.
b. út.
c. Cháy
-> đều là danh từ riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải gọi tên chung một loại sự vật .
3. Bài tập 3: Viết hoa lại các từ như sau:
- Tiền Giang, Hậu Giang.
- Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đồng Tháp.
- Pháp.
- Khánh Hoà.
- Phan Rang, Phan Thiết.
- Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc.
- Trung.
- Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng,
- Việt Nam.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Bài tập 4: Chính tả ( nghe – viết).
 “ếch ngồi đáy giếng”
IV. Củng cố: 3'.
 GV tổng kết hai tiết học về danh từ trên bảng phụ:
bảng phân loại danh từ:
Danh từ
DT chỉ sự vật
DT chỉ đơn vị
Chớnh xỏc
DT riờng
DT chung
Ước chừng
Đơn vị tự nhiờn
Đơn vị quy ước
V. Hướng dẫn học bài: 1'
1. Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ, cho ví dụ minh họa.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- * Lưu ý: Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng( mỗi loại đặt năm câu).
 Luyện cách viết danh từ riêng.
2. Bài mới:
Chuẩn bị tiết 42: Trả bài kiểm tra văn học.
Ngày soạn: 26- 10- 2010
Ngày giảng: 6A1: 29- 10- 2010 ; 6A2: 28- 10- 2010
Tiết : 42
Trả bài kiểm tra Văn.
 Kiểm tra văn học mười lăm phút.
A. Mục tiêu.
I. Kiến thức.
- HS nắm được các đơn vị kiến thức cần đạt trong bài kiểm tra, cảm nhận giá trị nội dung , nghệ thuật của các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học.
- HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Tiếp tục làm bài kiểm tra văn học mười lăm phút.
II. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng trình bày, đặt câu.
III. Thái độ.
- Giỏo dục HS ý thức tự giác trong việc nhận lỗi và sửa lỗi.
B. Chuẩn bị.
I. Thầy: 
SGK, giỏo ỏn trả bài, đề kiểm tra văn học mười lăm phút.
II. Trũ:
 Vở ghi, ôn bài, giấy kiểm tra mười lăm phút.
c. Phương pháp.
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp.
D. Các b ư ớc lên lớp.
I. Ổn định tổ chức: 1' 
II. Kiểm tra mười lăm phút: 
1. Đề bài:
Câu hỏi: Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi’’ và nêu bài học rút ra từ truyện?
2. Đáp án và biểu điểm:
a. Kể tóm tắt: (7 điểm): Cần đảm bảo các ý chính sau:
* Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chung tiền biếu người quản voi để được cùng xem voi bằng cách sờ vào các bộ phận của voi.( 1 đ)
* Năm ông thầy tranh luận về hình thù con voi: 
- Thầy sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa.(1đ)
- Thầy sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn.(1đ)
- Thầy sờ tai bảo con voi bè bè như cái quạt thóc.(1đ)
- Thầy sờ chân bảo con voi như cái cột đình.(1đ)
- Thầy sờ duôi bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn.(1đ)
* Kết thúc câu chuyện: Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai-> đánh nhau toác đầu chảy máu.( 1 đ)
b. Bài học rút ra từ truyện: ( 3 điểm).
- Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng có nhiều mặt , nhiều phương diện khác nhau. Nếu chỉ biết một mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật sẽ rơi vào sai lầm.( 1 đ)
- Muốn có kết luận đúng về đối tượng thì phải xem xét kĩ lưỡng từng bộ phận , từng khía cạnh của đối tượng đó.( 1 đ)
- Muốn xem xét được đầy đủ thì phải không ngừng học tập , trau dồi nhận thức và có phương pháp nhậ thức đúng.(1 đ)
III. Tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
Họat động 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới.
Cách tiến hành;
Tiết 28 các em đã làm bài kiểm tra một tiết Văn học. Để giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản trong bài và nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, hôm nay chúng ta cùng học tiết Trả bài.
Hoạt động 2: Trả bài kiểm tra
- Mục tiêu: 
GV thông qua đáp án, biểu điểm từng ý , từng câu, HS nắm chắc kiến thức cơ bản, nhận biết những ưu, khuyết điểm trong bài của mình và có sửa chữa phù hợp.
- Cách tiến hành:
Giáo viên lần lượt đọc các câu hỏi trong đề bài yêu cầu HS trả lời, GV kết luận (nêu những yêu cầu chính về nội dung và hình thức cần đạt, biểu điểm cho từng phần.)
GV nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của HS.
Trắc nghiệm làm tốt:
Lớp 6A1: Hồng Sơn
Lớp 6A2: Mai Anh, Hưng.
 - Tự luận làm tốt:
Lớp 6A1: Thùy Linh, Hồng Sơn.
Lớp 6A2: Mai Anh, Lương, Hưng
- Trắc nghiệm làm chưa tốt:
Lớp 6A1: Mai Linh, Tuấn.
Lớp 6a2: Huy, Phương.
- Tự luận làm chưa tốt:
Lớp 6A1: Khánh Huyền, Tuấn.
Lớp 6A2: Triệu Phương
GV viết một số từ sai lỗi chính tả lên bảng, yêu cầu HS chỉ ra lỗi sai và sửa lại.
GV đưa ra một số lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu. Yêu cầu HS phát hiện ra lỗi và sửa lỗi.
Học sinh căn cứ vào đáp án và nhận xét của giáo viên để sửa chữa, bổ sung vào vở những nội dung còn sai, còn thiếu để bổ sung kiến thức cho mình và rút kinh nghiệm cho những bài làm khác.
GV đọc một số bài tự luận hay cho cả lớp nghe( bài của Hồng Sơn, Mai Anh...)
Giáo viên gọi điểm vào sổ, tổng hợp kết quả.
1'
23
I. Đề bài (Tiết 28)
II. Đáp án và BIểU ĐIểM.
phần i:Trắc nghiệm: 3 điểm. 
 I. Kh ...  truyện "Lợn cưới áo mới"? Cho biết ý nghĩa của truyện?
ý nghĩa truyện: Phê phán thói xấu hay khoe của- một thói xấu phổ biến trong xã hội.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Dẫn vào bài mới.
- Cách tiến hành: 
Từ đầu năm học đến giờ, các em đã được học một số thể loại của truyện dân gian trong và ngoài nước. Để khắc sâu về các thể loại truyện dân gian đã học, cô và các em cùng học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
- Mục tiêu:
+ Nhớ tên các thể loại truyện dân gian đã học và khắc sâu đặc điểm của từng thể loại.
+ Hệ thống các truyện dân gian đã học về: tên truyện, nội dung- ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu.
- Cách tiến hành:
H: Hãy kể tên các thể loại truyện dân gian trong và ngoài nước mà em đã được học từ đầu năm học đến giờ?
GV cho HS nhắc lại khái niệm từng thể loại.
* Lưu ý: GV gọi HS nêu từng đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian( dựa vào khái niệm về các thể loại đã học).
- Về những đặc điểm của từng thể loại yêu cầu HS nêu dẫn chúng minh họa kết hợp với phần “ Đọc thêm’’ trong SGH trang 135- 136.
- HS cần lấy những tác phẩm đã học để minh học các đặc điểm của từng thể loại.
1’
33’
I. CáC THể LOạI TRUYệN DÂN GIAN Và ĐặC ĐIểM CủA MỗI THể LOạI.
1. Các thể loại truyện dân gian .
Truyện truyền thuyết.
Truyện cổ tích.
Truyện ngụ ngôn.
Truyện cười. 
2. Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại 
truyện dân gian.
Truyền thuyết
Cổ tớch
Ngụ ngụn
Truyện cười
- Là truyện kể về cỏc nhõn vật và sự kiện lịch sử trong quỏ khứ
- Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhõn vật quen thuộc (bất hạnh, xấu xí, dũng sĩ..)
- Mượn truyện loài vật hoặc chớnh con người, đồ vật để núi búng giú truyện con người.
- Kể về những hiện tượng đỏng cười trong cuộc sống để nhũng hiện tượng này phơi bày ra và người đọc (người nghe) phát hiện thấy.
- Cú nhiều chi tiết tưởng tượng kỡ ảo
- Cú nhiều chi tiết tưởng tượng kỡ ảo
- Cú ý nghĩa ẩn dụ , ngụ ý.
- Cú yếu tố gõy cười
- Cú cơ sở lịch sử, cốt lừi sự thật lịch sử
- Người kể, người nghe tin vào cõu chuyện cú thật
- Người kể, người nghe khụng tin vào cõu chuyện cú thật
- Thỏi độ, cỏch đỏnh giỏ của nhõn dõn đối với cỏc sự kiện và nhõn vật lịch sử
- Ước mơ, niềm tin của nhõn dõn về chiến thắng cuối cùng của cái thiện.
- Nờu bài học để răn dạy, khuyờn nhủ con người trong cuộc sống.
- Tiếng cười mua vui hoặc phờ phỏn những thúi hư tật xấu hướng con người đến cỏi tốt đẹp.
GV treo bảng phụ thống kê các truyện dân gian đã học . Trên cơ sở HS đã chuẩn bị ở nhà , GV cho H S trao đổi theo bàn trong 5’, sau đó gọi một số HS điền các thông tin vào bảng phụ.
II. Hệ THốNG CáC TRUYệN DÂN GIAN Đã HọC.
 Thể loại
STT
Tên truyện
Đặc sắc nghệ thuật
Nội dung , ý nghĩa.
Truyền 
thuyết
1
Con Rồng cháu Tiên
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo (nguồn gốc, hình dạng nhân vật, việc sinh nở của Âu Cơ).
- Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
- Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.
- ý nguyện đoàn kết, gắn bó của dân tộc.
2
Bánh chưng, bánh giầy
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo
( Lang Liêu được thần mách bảo).
- Kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Thờ kính Trời , Đất, tổ tiên.
3
Thánh Gióng
tưởng tương kì ảo.
cách xâu chuỗi sự kiện lịch sử.
- Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đòn kết , anh dũng.
- ứoc mơ về sức mạnh bảo vệ đất nước.
4.
Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Tưởng tượng ki ảo
( tài năng của hai thần, lễ vật vua yêu cầu).
- Xây dựng tình huống truyên, cách dẫn dắt, kể chuyện.
- Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt .
- Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
5
Sự tích Hồ Gươm
- Tưởng tượng kì ảo.
- Cách xây dựng tình huống truyện.
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc.
Cổ tích
6
Thạch Sanh
Chi tiết thần kì.
Xây dựng tình huống truyện, kết thúc có hậu.
- ứoc mơ , niềm tin vào đạo đức , công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân .
7
Em bé thông minh
Cách xâu chuỗi các sự việc, tình huống truyện hấp dẫn.
- Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.
8
Cây bút thần
Tưởng tượng kì ảo, tạo tình huống truyện, kết thúc có hậu.
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống kẻ ác.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
9
Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Tưởng tượng kì ảo.
- Sự lặp lại tăng tiến, các tình huống truyện, nhân vật đối lập.
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Ngụ ngôn
ếch ngồi đáy giếng
Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách kể bất ngờ, hài hước.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại huyênh hoang.
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Thầy bói xem voi
Cách nói bằng ngụ ngôn: 
 Lặp lại các sự việc, phóng đại.
- Phê phán cách nhìn phiến diện.
- Khuyên con người khi tìm hiểu sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng
ẩn dụ
Khuyên mọi người sống phải đoàn kết, sống vì tập thể, không nên tị nạnh nhau.
Truyện cười
Treo biển
- Tình huống truyện bất ngờ, yếu tố gây cười.
Truyện tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến, nêu bài học về sự cần thiết phải tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
Lợn cưới, áo mới
Tình huống gây cười, phóng đại.
Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của- một tính xấu phổ biến trong xã hội.
IV. Củng cố: 4’
GV hệ thống những nội dung cơ bản của tiết ôn tập.
V. Hướng dẫn học bài: 1’
1. Bài cũ:
Ôn tập kĩ nội dung đã ôn trên lớp.
2. Bài mới:
Soạn tiết 55: Ôn tập truyện dân gian( tiếp)
* Lưu ý các nội dung sau:
- Kể tóm tắt các truyện dân gian đã học.
- Trình bày cảm nhận về một truyện , một nhân vật hoặc một chi tiết trong các truyện dân gian mà em thích nhất.
- Trả lời câu hỏi số 5 SGK.
Ngày soạn: 20- 11- 2010
Ngày giảng: 22- 11- 2010
Tiết: 55 ôn tập truyện dân gian
 (Tiếp)
D. Các bước lên lớp.
I. ổn định tổ chức.1’
II. Kiểm tra bài cũ: 5’
H: Kể tên các truyện cổ tích đã học ? Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của một truyện?
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ rồi dẫn vào bài mới.
- Cách tiến hành:
Tiết 54 các em đã hệ thống lại các thể loại, đặc điểm, tên truyện, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. Giờ học hôm nay cô cùng các em sẽ tiến hành làm một số bài tập củng cố các nội dung đã học.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Kể diễn cảm các truyện đã học.
+ Phát biểu cảm nghĩ về nội dung, nhân vật, chi tiết đặc sắc của truyện.
+ Phân biệt được truyện cổ tích với truyện truyền thuyết; truyện ngụ ngôn với truyện cười.
- Cách tiến hành: 
H: Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho sự giống và khác nhau đó.
H: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười?
GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ minh họa cho sự giống nhau và khác nhau đó.
H: Hãy nêu cảm nhận của em về một truyện, một nhân vật hoặc một chi tiết trong các truyện dân gian mà em thích?
GV gọi một số HS đứng tại chỗ nêu cảm nhận.
Yêu cầu: HS tự do trình bày suy nghĩ của mình về truyện, nhân vật hay chi tiết mà em thích nhất.
Ví dụ: 
- Cảm nhận về truyện (cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện): Đó là một câu chuyện như thế nào? Qua truyện em biết được điều gì?...
- Cảm nhận về nhân vật( phẩm chất , tài năng ... của nhân vật)
- Cảm nhận về chi tiết ( đó là chi tiết hay, thú vị, thần kì...)
H: Kể tóm tắt các truyện dân gian đã học?
GV chọn bốn truyện dân gian thuộc bốn thể loại, yêu cầu HS lên bảng kể tóm tắt .GV khuyến khích HS kể bằng lời văn của mình.
HS khác nghe, nhận xét về nội dung truyện, giọng kể của bạn. GV kết luận, cho điểm.
1’
32’
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: So sánh truyện truyền 
thuyết với cổ tích.
Giống nhau:
+ Đều có những yếu tố hoang đường, kì ảo 
+ Có nhiều chi tiết ( mô típ ) giống nhau: như nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính.
- Khác nhau:
+ Truyền thuyết: kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật , sự kiện.
+ Cổ tích: kể về cuộc đời các nhân vật
 nhất định và thể hiện niềm tin, mơ ước 
của nhân dân về công lí xã hội. 
Truyền thuyết được cả người kể và người nghe tin là những câu chuyện có thật
( mặc dù trong đó có những chi tiết 
tưởng tượng kì ảo); còn truyện cổ tích 
được cả người kể lẫn người nghe coi đó
 là những câu chuyện không có thật
 ( mặc dù trong đó có những yếu tố 
thực tế).
2. Bài tập 2: So sánh truyện ngụ ngôn 
với truyện cười.
- Giống nhau: đều có chi tiết gây cười,
 tình huống bất ngờ.
- Khác nhau: 
+ Mục đích của truyện ngụ ngôn là
 khuyên nhủ, răn dạy bài học trong
 cuộc sống.
+ Mục đích của truyện cười là mua vui
 hoặc phê phán , chế giễu những hiện 
tượng đáng cười trong cuộc sống.
3. Bài tập 3: Trình bày cảm nhận
4. Bài tập 4: Kể tóm tắt các truyện 
dân gian đã học.
- Kể tóm tắt truyện truyền thuyết
“Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Kể tóm tắt truyện cổ tích 
“ Thạch Sanh’’
Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn 
“ Thầy bói xem voi’’.
Kể tóm tắt truyện cười “ Lợn 
cưới aó mới’’.
IV. Củng cố: 5’
GV hệ thống những nội dung cơ bản của tiết ôn tập.
V. Hướng dẫn học bài: 1’
1. Bài cũ:
Ôn tập kĩ nội dung đã ôn trên lớp.
2. Bài mới:
Chuẩn bị nội dung tiết 56:
Kiểm tra mười lăm phút.
- Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết: 55 ôn tập truyện dân gian
 (Tiếp)
D. Các bước lên lớp.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
H: Kể tên các truyện cổ tích đã học ? Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của một truyện?
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ rồi dẫn vào bài mới.
- Cách tiến hành:
Tiết 54 các em đã hệ thống lại các thể loại, đặc điểm, tên truyện, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. Giờ học hôm nay cô cùng các em sẽ tiến hành làm một số bài tập củng cố các nội dung đã học.
* Hoạt động 2: Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6- tiet 40- het.doc