Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 121: Sang thu

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 121: Sang thu

A. Mức độ cần đạt:

 Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

 1. Kiến thức : Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

 2. Kĩ năng : - Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ , cảm nhận về một hình ảnh thơ, một tác phẩm thơ.

 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

C. Phương pháp: Phát vấn bình giảng, nêu vấn đề

D. Tiến trình hoạt động.

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng lăng Bác ”và phân tích 2khổ thơ đầu ?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 952Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 121: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 121	SANG THU
Ngày soạn :20/2/2011	 - Hữu Thỉnh -
Ngày dạy :21/2/2011
A. Mức độ cần đạt:
 Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
 1. Kiến thức : Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
 2. Kĩ năng : - Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ , cảm nhận về một hình ảnh thơ, một tác phẩm thơ.
 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
C. Phương pháp: Phát vấn bình giảng, nêu vấn đề
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng lăng Bác ”và phân tích 2khổ thơ đầu ?
 3. Bài mới :
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1 :
 Học sinh đọc chú thích * trong sách giáo khoa.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp.
 Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh.
? Cho biết xuất xứ của tác phẩm?
? Xác định thể thơ?
Hoạt động 2 :
-Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác qỉa cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh ,hiễn tượng gì?
? Nhận xét nghệ thuật được sử dụng qua các chi tiết trên?
?Em hãy phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu? Tại sao sông dềnh dàng mà chim bắt đầu vội vã?
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh đám mây ở đây?
? Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối.
? Em hãy khái quát ý nghĩa bài thơ?
Hoạt động 3 :
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
 Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa.
 Hoạt động 4 :
GV hướng dẫn HS tự học.
I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả : 
- Hữu Thỉnh sinh 1942, quê tỉnh Vĩnh Phúc . Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ .ông viết nhiều, viết hay về con người , cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
 2. Tác phẩm.
 - Bài thơ được sáng tác năm 1977.
- Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ sang thu lắng sâu cảm xúc..
II. Đọc-hiểu văn bản.
1. Đọc-chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Thể thơ: năm chữ.
b. Sự chuyển đổi của đất trời lúc sang thu.
 - BỗngHương ổi – phả vào gió se.
 Sương chùng chình qua ngõ
-> Từ láy => Tâm trạng ngỡ ngàng,cảm xúc bâng khuâng khi chợt nhận ra những tín hiệu thu sang.
-Sông dềnh dàng- Chim vội vã
-> Sông không còn cuồn cuộn nhu7ao2 ạt như mùa hè, chim tìm nơi trú rét.
 Đám mây mùa hạ- vắt nửa mình sang thu.
 -> Nhân hóa ,Liên tưởng sáng tạo thú vị=> Sự biến chuyển nhẹ nhàng của thời điểm giao mùa.
 Gợi không gian chuyển mùa thật đẹp, đầy chất thơ.
Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
-> Aån dụ=>Sự vững vàng của những con người từng trải trước sóng gió của cuộc đời.
=> Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên cái tôi trữ tình sâu sắc .
 c. Ý nghĩa văn bản:Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Hình ảnh đẹp, gợi cảm, đặc sắc.
-Từ ngữ sáng tạo, nhân hóa, ẩn dụ.
 b. Nội dung:( Ghi nhớ : sách giáo khoa.)
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay trong bài.
-Sưu tầm những bài thơ về mùa thu.
- Chuẩn bị bài “Nghĩa tường minh và hàm ý”.
E .Rút kinh nghiệm :
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHongvan- Tiet 21- Sangthu.doc