Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 115: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 115: Kiểm tra Tiếng Việt

I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)

Chọn đáp án em cho là đúng nhất

1. Trong câu văn “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên.” (Đoàn Giỏi) có :

A. Một phép so sánh

B. Hai phép so sánh

C. Ba phép so sánh

D. Bốn phép so sánh

2. Câu văn “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.” (Theo Đoàn Giỏi) sử dụng biện pháp nghệ thuật :

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 115: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT 
TRƯỜNG THCS 
TIẾT 115 – KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian : 45 phút
ĐỀ CHẴN
I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Chọn đáp án em cho là đúng nhất
Trong câu văn “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên.” (Đoàn Giỏi) có :
Một phép so sánh
Hai phép so sánh
Ba phép so sánh
Bốn phép so sánh
Câu văn “Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.” (Theo Đoàn Giỏi) sử dụng biện pháp nghệ thuật :
So sánh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Phép nhân hóa trong câu ca dao “Vì mây cho núi lên trời / Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng” được tạo ra bằng cách :
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Trong những câu thơ sau, câu không sử dụng phép nhân hóa là :
Cây dừa sải tay bơi (Trần Đăng Khoa)
Cỏ gà rung tai (Trần Đăng Khoa)
Kiến hành quân đầy đường (Trần Đăng Khoa)
Bố em đi cày về (Trần Đăng Khoa)
Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” (Khương Hữu Dụng) thuộc kiểu ẩn dụ :
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Trong những trường hợp sau, trường hợp không sử dụng phép hoán dụ là :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác (Viễn Phương)
Miền Nam đi trước về sau
Gửi miền Bắc long miền Nam chung thủy (Lê Anh Xuân)
Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi. (Hồ Chí Minh)
Vị ngữ của câu văn “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.” (Nguyễn Tuân) có cấu tạo là :
Động từ
Cụm động từ
Tính từ
Cụm tính từ
Mục đích của câu văn “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.” (Thép Mới) là :
Kể
Tả
Giới thiệu
Nêu ý kiến
II. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (3 điểm) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu văn sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào.
Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. 
(Thép Mới)
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
(Nguyễn Tuân)
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lăn. 
(Duy Khán)
Câu 2 (5 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) có sử dụng phép nhân hóa để làm rõ ý cho câu chủ đề sau :
“Đọc văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, ta thấy hình ảnh cây tre gắn bó với con người cả trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày.”
PHÒNG GD & ĐT QUẬN 
TRƯỜNG THCS 
TIẾT 115 – KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian : 45 phút
 ĐỀ LẺ
I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Chọn đáp án em cho là đúng nhất
Trong các câu văn sau, câu không sử dụng phép so sánh là :
Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. (Ngô Quân Miện)
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. (Ngô Quân Miện)
Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại vẽ quốc tế. (Tạ Duy Anh)
Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. (Tạ Duy Anh)
Trong các câu dưới đây, câu sử dụng phép nhân hóa là :
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. (Thép Mới)
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. (Thép Mới)
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. (Thép Mới)
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. (Thép Mới)
Phép nhân hóa trong câu ca dao “Núi cao chi lắm núi ơi / Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!” được tạo ra bằng cách :
Dùng những từ vốn để gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Hình ảnh “mặt trời” được dùng theo lối ẩn dụ trong câu :
Mặt trời mọc ở đằng đông.
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách quá là đầy đủ. (Nguyễn Tuân)
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
Bác như ánh mặt trời, xua tan màn đêm giá lạnh. (Theo Thuận Yến)
Từ “mồ hôi” trong câu ca dao “Mồ hôi mà đỏ xuống đồng / Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” được dùng để hoán dụ cho :
Người lao động
Công việc lao động
Quá trình lao động 
Kết quả lao động
Hai câu thơ “Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình / Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh” (Tố Hữu) thuộc kiểu hoán dụ :
Lấy bộ phận để gọi toàn thể
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Chủ ngữ của câu văn “Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.” (Thép Mới) là :
Tính từ
Cụm tính từ
Danh từ
Cụm danh từ
Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ “là” ?
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (Nguyễn Tuân)
Bồ các là bác chim ri. (Đồng dao)
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. (Thép Mới)
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. (Thánh Gióng)
II. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (3 điểm) : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu văn sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào.
Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
(An-phông-xơ Đô-đê)
Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
 (Thép Mới)
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. 
(Nguyễn Tuân)
Câu 2 (5 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) có sử dụng phép so sánh để làm rõ ý cho câu chủ đề sau :
“Đọc văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp cảnh mặt trời mọc trên biển thật sinh động.”

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra Tieng Viet 6 Tiet 115(1).doc