Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Cô tô (Nguyễn Tuân) - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Anh

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Cô tô (Nguyễn Tuân) - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Anh

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.(Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão).

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.

3. Thái độ

- Yêu mến các miền quê của đất nước, trân trọng con người lao động, tài năng của người nghệ sĩ.

B. Chuẩn bị

- Máy chiếu đa năng, phim tư liệu, tranh ảnh về Cô Tô, Nguyễn Tuân.

- Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

C. Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

 ( Kiểm tra trong quá trình học)

3. Bài mới:

 * Hoạt động 1: Tạo tâm thế.

- Thời gian: 3p

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình

- Chiếu một đoạn phim về đảo Cô Tô

- Em vừa được đến thăm địa điểm nào của đất nước? Cảm nhận của về vẻ đẹp của Cô Tô qua đoạn phim đó?

- GV. Vào bài

+ Cô Tô không chỉ đẹp qua ống kính của những nhà quay phim mà qua ngôn ngữ nghệ thuật Cô Tô hiện lên cũng rất đẹp. Có nhiều tác phẩm viết về vẻ đẹp của Cô Tô đã để lại sự yêu mến, neo đậu được trong lòng của các thế hệ độc giả. Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân là một tác phẩm như vậy.Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu . HS nghe, nhìn

Phát biểu ý kiến.

* Hoạt động 2: Tri giác

- Thời gian: 10p

- Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, vấn đáp

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103: Cô tô (Nguyễn Tuân) - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoàng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 18 tháng 2 năm 2011 
 Tiết 103
 Đọc – Hiểu văn bản
 Cô tô
(Trích tuỳ bút Cô Tô)
 (Nguyễn Tuân)
Mục tiêu cần đạt: 
Kiến thức
Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.(Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão).
Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
Kĩ năng
Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
Đọc – hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
Thái độ
- Yêu mến các miền quê của đất nước, trân trọng con người lao động, tài năng của người nghệ sĩ.
B. Chuẩn bị
- Máy chiếu đa năng, phim tư liệu, tranh ảnh về Cô Tô, Nguyễn Tuân.
- Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ 
 ( Kiểm tra trong quá trình học) 
3. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
- Thời gian: 3p
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình
Chiếu một đoạn phim về đảo Cô Tô
Em vừa được đến thăm địa điểm nào của đất nước? Cảm nhận của về vẻ đẹp của Cô Tô qua đoạn phim đó? 
GV. Vào bài
+ Cô Tô không chỉ đẹp qua ống kính của những nhà quay phim mà qua ngôn ngữ nghệ thuật Cô Tô hiện lên cũng rất đẹp. Có nhiều tác phẩm viết về vẻ đẹp của Cô Tô đã để lại sự yêu mến, neo đậu được trong lòng của các thế hệ độc giả. Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân là một tác phẩm như vậy.Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu .
 HS nghe, nhìn
Phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2: Tri giác
- Thời gian: 10p
- Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, vấn đáp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Ghi chú
Chiếu chân dung Nguyễn Tuân
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV. Bổ sung, nhấn mạnh: 
+Phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác
+ Ngôn ngữ điêu luyện, “bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ.”
+ Mỗi tác phẩm là một công trình nghệ thuật thể hiện sự khám phá, tìm tòi, sáng tạo của ông => giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.
Em hãy giới thiệu về tác phẩm?
* GV hướng dẫn đọc.
Giọng vui tươi, hồ hởi
- GV cho HS nghe đọc mẫu một đoạn.
- Gọi 2 HS đọc, nhận xét
- Nêu hiểu biết của em về Cô Tô?
GV. Bổ sung
+ Vị trí của Cô Tô, quần thể đảo Cô Tô..
- HS dựa vào chú thích SGK,và tìm hiểu ở nhà trả lời.
HS nghe
Giới thiệu
2 HS đọc
I.Đọc - chú thích.
1. Tác giả - tác phẩm.
 a. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 -1987) - quê Hà Hội.
- Sở trường: tuỳ bút, bút kí. 
- Phong cách: độc đáo, uyên bác, tài hoa
b. Tác phẩm:
- Đoạn kí Cô Tô rút từ tập kí (1976) - là phần cuối của bài kí, ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo
 2. Đọc
3. Từ khó
-Tuỳ vào đối tượng HS thời gian 10-12p
* Hoạt động 3: Phân tích
- Thời gian: 20p
- Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, vấn đáp, so sánh 
 thảo luận nhóm, bình giảng
- Em hãy giới thiệu về thể loại? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
GV. Bổ sung
+ Thể loại kí
- Vân bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính? 
GV. Tiết 1 các em được tìm hiểu phần một của văn bản
- Chiếu đoạn một
- Em hãy giới thiệu vị trí quan sát của tác giả? ở vị trí ầy có tác dụng gì cho việc miêu tả?
+ Đồn biên phòng Cô Tô
+ Nhìn ngắm toàn cảnh Cô Tô
- Tác giả miêu tả theo trình tự nào? 
-> Miêu tả theo trình tự : Thời gian ( ngày thứ năm), không gian( từ trên cao, từ bao quát đến cụ thể)
- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả bao quát như thế nào?
+ là một ngày trong trẻo, sáng sủa
- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão được miêu tả cụ thể qua những hình ảnh nào?
GV phát phiếu học tập (PHT)
- Chiếu kết quả
- Tác giả dùng loại từ nào dể miêu tả?
- Thông thường khi miêu tả màu xanh của cây chúng ta thường dùng những từ nào? Từ mà tác giả sử dụng để miêu tả cây là “xanh mượt” có gì khác so với các từ thông thường?
+ xanh ngát, xanh biếc, xanh rì, xanh rờn..
+ xanh mượt: Sau trận bão cây trên núi đảo như được tắm gội trở nên rất xanh, mỡ màng, tươi mới, giàu sức sống..) => từ ngữ mới lạ, rất riêng của Nguyễn Tuân
- Nước biển lam biếc đặm đà, cát vàng giòn cách miêu tả có gì độc đáo?
+ Tác giả miêu tả bằng những giác quan nào? Em cảm nhận được điều gì từ cách miêu tả đó?
+ miêu tả bằng nhiều giác quan ( thị giác, vị giác..) không chỉ nhìn thấy màu sắc mà như được nếm vị mặn của nước biển, giòn của cát...=> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
=> Màu xanh của nước biển, sắc vàng của cát được cảm nhận rất riêng, rất lạ
- Tác giả không chỉ dùng tính từ để miêu tả mà còn sử dụng các từ : lại thêm, lại...hơn hết, lại...hơn nữa, càng thêm...có tác dụng gì?
+ Dường như sau trận bão Cô Tô dường như đẹp hơn lên, sự sống lại hồi sinh thắm thiết hơn.
=> Đó là quy luật của thiên nhiên vĩnh hằng.
- Nhận xét về hình ảnh, từ ngữ tác giả đã lựa chọn, sử dụng để miêu tả ở đoạn văn này?
- Qua nghệ thuật miêu tả đó tác giả giúp cho em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão ?
=.> Bình về vẻ đẹp Cô Tô qua cảm nhận tinh tế, tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân
GV. Cho HS xem một số hình ảnh về Cô Tô
- Tác giả đã có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?
- Qua cảm nghĩ đó giúp em hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Tuân đối với Cô Tô?
- GV. Bình 
 Cô Tô có sức hút lạ kì khiến nghệ sĩ vốn dĩ đam mê lại càng đam mê không dứt. Càng ngắm càng say, càng thấy thú vị. Yêu biển, say biển Cô Tô khiến tác giả có tình cảm đặc biệt ông yêu Cô Tô như “ bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Tình yêu của tác giả với Cô Tô bất chợt ta nhớ lại câu thơ đầy tính triết lí của Chế Lan Viên “ Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
- HS trả lời.
- HS phát hiện.
HS đọc
- HS suy nghĩ trả lời.
Trình bày
HS phát hiện
Làm ra phiếu học tập (PHT) theo nhóm, trình bày
Quan sát, phân tích
- Liệt kê các tính từ, so sánh
- HS nêu ý kiến.
- HS đánh giá
HS. Thảo luận nhanh trong nhóm
=> Trình bày
- HS phát biểu.
HS.Quan sát
- HS phát hiện
- Đánh giá, nhận xét
 HS nghe
II. Tìm hiểu văn bản
* Tìm hiểu chung
 - Thể loại: Kí
 - Phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Bố cục: 3 phần
- Từ đầu -> theo mùa sóng ở đây: Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão . 
- Tiếp theo -> là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển. 
- Đoạn còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo.
* Phân tích
1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua.
+ Bầu trời trong trẻo, sáng sủa ,trong sáng 
+ Cây lại thêm xanh mượt.
+ Nước biển lại lam biếc đặm đà hơn. 
+ Cát lại vàng giòn hơn. 
+ Lưới càng thêm nặng mẻ cá 
-> Tính từ chỉ màu sắc
+ cảm nhận bằng nhiều giác quan
- Hình ảnh: tiêu biểu, đặc trưng
- Từ ngữ: đặc sắc, độc đáo, giàu sức gợi tả, gợi cảm 
=> Một bức tranh phong cảnh biển đảo khoáng đạt, tươi sáng, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống. 
- .. càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây
=>Yêu mến, gắn bó với Cô Tô 
-Tình yêu quê hương đất nước
HS khá-giỏi có thể cho HS giới thiệu
- 
Có thể thảo luận
HS bình vẻ đẹp của cách miêu tả
* Hoạt động 4: Khái quát 
- Thời gian: 3p
- Phương pháp: Khái quát hoá, thuyết trình, vấn đáp
- Qua đoạn văn em cảm nhận được những gì? 
*Tình yêu , lòng say mê, sự sáng tạo đã làm nên một Nguyễn Tuân uyên bác, tài hoa..
- Học tập được gì về cách miêu tả qua của tác giả?
GV. Tích hợp với TLV
- HS khái quát.
+ Quan sát
+liên tưởng
+ huy động vốn từ
+ tình yêu, say mê
*Tiểu kết 
- Cảnh thiên nhiên trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tươi đẹp. 
- Nghệ thuật miêu tả tinh tế
- Tình yêu thiên nhiên Cô Tô.
3-4 phút
Tích hợp văn miêu tả
* Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố 
- Thời gian: 6p
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, bài tập, trò chơi ô chữ
- Bài tập trắc nghiệm
Đáp án 1- d
 2- c
 3- a
- Trò chơi ô chữ
( Giới thiệu và hướng dẫn HS chơi)
HS làm
HS thực hiện
HS trả lời câu hỏi mình lựa chọn
III. Luyện tập
 Bài 1. Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau: 
1)Nhận xét nào sau đây đúng với tác giả Nguyễn Tuân ?
a. Quê ở Hà Nội,sở trường về kí và truyện dài
b. Quê ở Hà Nội,sở trường về tùy bút và truyện ngắn. c. Quê ở Hà Nội,sở trường về tùy bút. 
d. Quê ở Hà Nội,sở trường về tùy bút và kí.
2)Đoạn trích “Cô Tô” gồm mấy phần?
 a. Một b. Hai
 c. Ba d. Bốn
3) Cảnh đảo Cô Tô hiện lên như thế nào sau một ngày giông bão ? 
 a) Trong sáng , tinh khôi 
 b) Rực rỡ , tráng lệ 
 c) Rực rỡ , tinh khôi 
 d) Lạnh lẽo , u ám 
Tuỳ vào đối tượng để thực hiện
4. Hướng dẫn học bài. 2p
- Nắm được nội dung đoạn một
- Viết đoạn văn miêu tả một vẻ đẹp của quê hương.
- HS tìm hiểu tiếp hai nội dung còn lại
( + Cảnh mặt trời mọc trên biển
 + Cảnh sinh hoạt, để thấy được đặc sắc của Nguyễn Tuân trong cách miêu tả)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HOANG ANH THI GIAI NHAT THANH PHO.doc