Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết.

- Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc.Biết xây dựng cho mình lòng yêu quí những con người lao động chân chính,tự hào về dân tộc.

2. Kỹ năng: rèn kĩ năng cảm nhận truyền thuyết.

3. Thái độ: Tự hào về các truyền thống quý báu của DT.

B.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: Soạn GA theo yêu cầu ND tiết dạy.

- Trò: Học bài cũ và soạn bài mới theo yêu cầu của GV.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.ổn định tổ chức.

2.KTBC:

+ Kể diễn cảm truyện :Con Rồng cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?

+ Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú nhất ? Vì sao?

3.Bài mới:

Giới thiệu bài:

Hàng năm ,mỗi khi tết đến xuân về,người Việt Nam chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Bánh chưng ,bánh giầy là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam.Văn bản "Bánh chưng ,bánh giầy"sẽ giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh này.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc -tìm hiểu chú thích, bố cục.

-HD đọc: Đọc với giọng chậm rãi,tình cảm.Giọng vua Hùng:đĩnh đạc , chắc khoẻ;giọng nói của thần trong giấc mơ của Lang Liêu :âm vang ,xa vắng.

-H: Đọc diễn cảm văn bản?

-H: Hãy kể lại truyện?(Yêu cầu đủ ý,mạch lạc)

- H: Giải thích 1 số từ khó trong bài?

- Nghe hướng dẫn

- Đọc diễn cảm văn bản.

- Kể tóm tắt truyện

- Quan sát chú thích, giải nghĩa và phân biệt.

 I.Đọc – Tìm hiểu chú thích- Bố cục:

1. Đọcvà tìm hiểu chú thích

2. Bố cục:

 

doc 67 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn : 15/8/2009
Ngày giảng: 6A tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6B tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6C tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
Tiết 1: con rồng cháu tiên
(Văn bản)	 (Truyền thuyết)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
-Học sinh hiểu được một cách sơ lược về truyền thuyết.
-Hiểu được nội dung ,ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".chỉ ra được và hiểu được ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng,kì ảo của truyện. Kể được truyện.
2. Kỹ năng : RLKN ủoùc dieón caỷm, ủoùc saựng taùo, nghe, keồ
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc
B.Chuẩn bị của thầy và trò :
- Thầy: Soạn GA, Bảng phụ
- Trò : Soạn bài theo yêu cầu trong SGK
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1.ổn định tổ chức :
 2.KTBC:
 Kiểm tra sách vở,bài soạn của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Mỗi chúng ta đều thuộc về một dân tộc.Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại,truyền thuyết kì diệu.Dân tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông,bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo "Con Rồng cháu Tiên".
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động1:Hướng dẫn HS đọc -tìm hiểu chú thích
- H: Đọc diễn cảm văn bản?
- H: Văn bản "Con Rồng cháu Tiên" là một truyền thuyết (1 loại truyện dân gian).Quan sát chú thích * đọc khái niệm truyền thuyết?
- H : Kể tóm tắt nội dung văn bản?
- H :Theo em ,có thể chia VB thành mấy đoạn?Nêu các SV chính được kể trong mỗi đoạn?
- H :Những SV trên được trình bày theo trình tự như thế nào?
- H : Các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo.Hiểu thế nào là chi tiết kì ảo?
- H: Em thấy những chi tiết kì ảo nào trong văn bản "Con Rồng cháu Tiên"?
- Đọc văn bản.
-Trả lời như chú thích *SGK.
- Tóm tắt ngắn gọn nd vb.
- 3 đoạn:
 - Theo một trật tự diễn biến từ đầu đến cuối (trật tự thời gian) từ sự việc này đến sự việc kia->kết thúc.
->Là chi tiết tưởng tượng, không có thật,rất phi thường.
+Lạc Long Quân nòi Rồng, có phép lạ diệt trừ yêu quái.
+Âu Cơ và Lạc Long Quân kết duyên,Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng...
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích – Bố cục:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục:
+Đoạn 1:Từ đầu->Long Trang:Lạc Long Quân gặp Âu Cơ và kết duyên thành vợ chồng.
+Đoạn 2:Tiếp ->lên đường:
Âu Cơ có mang;sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con.
+Đoạn 3:Còn lại:Sự trưởng thành của các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ-lập nên các triều đại Vua Hùng.
* Hoạt động 2:HD HS tìm hiểu VB.
- H : Quan sát đoạn đầu văn bản .Tìm các chi tiết kể về nhân vật LLQ và Âu Cơ?
- H :Em có nhận xét gì về các chi tiết đó? Từ đó giúp em có những cảm nhận như thế nào về hình tượng LLQ và Âu Cơ ?
- H : Câu chuyện tiếp tục hấp dẫn người đọc bằng các chi tiết kì lạ .Đó là chi tiết nào?Vì sao?
- H : Cuộc hôn nhân của họ là sự hoà hợp tuyệt diệu ,là kết tinh những gì đẹp đẽ của thần tiên,thiên nhiên sông núi.Theo em mối duyên tình này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
- H : Qua SV này,người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào với cội nguồn dân tộc?
- H : Cuộc hôn nhân thần tiên đã dẫn đến một kết quả kì lạ.Em hãy tìm và phân tích để thấy được ý nghĩa của chi tiết này?
.
- H : Điều gì đã xảy ra với gia đình LLQ và Âu Cơ?Tình thế ấy được giải quyết như thế nào?
- H : Vì sao cha mẹ lại chia con theo 2 hướng :lên rừng ,xuống biển?
- H: Việc chia con của LLQ và Âu Cơ phản ánh ý nguyện gì của dân tộc?
- H: Chi tiết cuối truyện có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc?
+LLQ :Là con thần biển,có nhiều phép lạ,sức mạnh vô địch,diệt yêu quái giúp dân.
à biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng.
+Âu Cơ:Là con thần Nông, 
xinh đẹp tuyệt trần,yêu thiên nhiên cây cỏ.
à vẻ đẹp dịu dàng,cao quí của người phụ nữ.
-LLQ kết duyên cùng Âu Cơ-Rồng ở biển cả,Tiên ở chốn non cao gặp nhau kết duyên thành vợ chồng.
- Dân tộc ta có nòi giống cao quí , thiêng liêng.
- Lòng tôn kính,tự hào về nòi giống Con Rồng Cháu Tiên.
- Âu Cơ có mang ,sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ đẹp-Mọi người chúng ta đều là anh em một nhà do cùng một cha mẹ sinh ra.Cái gốc giống nòi của dân tộc ta thật cao quí thiêng liêng.Từ trong cội nguồn dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
LLQ và Âu Cơ chia con 50 con theo mẹ lên rừng ,50 con theo cha xuống biển.
- Rừng là quê mẹ,biển là quê cha, hai bên nội ngoại cân bằng->Đặc điểm địa lí nước ta rộng lớn.
+ý nguyện phát triển dân tộc:làm ăn ,mở rộng,giữ vững đất đai.
+ý nguyện đoàn kết,thống nhất dân tộc.
- Dân tộc ta có từ lâu đời,trải qua các triều đại Hùng Vương,dân tộc ta có truyền thống đoàn kết,thống nhất và bền vững.
- Tô đậm tính chất kì lạ,lớn lao,đạp đẽ của nhân vật.Thần kì hoá,thiêng liêng hoá nguồn gốc dân tộc.Khơi gợi niềm tự hào,tôn kính tổ tiên.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Cội nguồn dân tộc Việt nam.
a.Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+Lạc Long Quân :
-Con thần Long Nữ 
-Có sức khoẻ vô địch,có nhiều phép lạ,diệt trừ yêu quái giúp dân.
->Biểu hiện cho vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng.
+Âu Cơ:
- Con thần Nông 
-Xinh đẹp tuyệt trần
-Yêu thiên nhiên cây cỏ->Biểu hiện cho vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
b.Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
Là sự hoà hợp tuyệt diệu của thiên nhiên, sông núi.
->Dân tộc ta có nguồn gốc cao quí.
2.Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt nam.
-Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con
 ->Từ trong cội nguồn dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
-LLQ và Âu Cơ chia con:50 người con theo cha xuống biển,50 người con theo mẹ lên rừng
->ý nguyện phát triển dân tộc,nguyện vọng đoàn kết ,thống nhất dân tộc.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
- H: Theo em những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có ý nghĩa như thế nào?
- H: Có thể nói cả câu chuyện là một bài ca thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc-sức mạnh và ý chí dân tộc.ý kiến của em như thế nào?
- H: Các truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử xa xưa.Theo em, truyền thuyết "CRCT" phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ?
- H: Đọc to mục ghi nhớ SGK?
- Tự bộc lộ.
- Thời đại các vua Hùng,đền thờ vua Hùng ở Phong Châu, giỗ tổ Hùng Vương.
vẻ đẹp dịu dàng,cao quí của người phụ nữ.
- Đọc to phần ghi nhớ
III. Tổng kết :
*Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: HDHS luyện tập.
- H: Kể diễn cảm truyện?
- H: Kể các truyền thuyết tương tự giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam?
- H: Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú?Rút ra bài học cho bản thân?
- HS kể diễn cảm truyện.
- Kinh và Ba na là anh em, Quả bầu mẹ (Khơ Me),Quả trứng to nở ra người.
- Tự bộc lộ.
Tự hào ghi nhớ về cội nguồn, sống xứng đáng với nguồn gốc cao quí.
IV.Luyện tập :
4. Củng cố :
- Tóm tắt ND chính của truyện.
- Gập sách vở vào và nhắc lại ý nghĩa của truyện.
5. Dặn dò :
 - Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 2.
 .. 
Ngày soạn : 15/8/2009
Ngày giảng: 6A tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6B tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6C tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
Tiết 2:
(Văn bản)
 Bánh chưng ,bánh giầy
 (Truyền thuyết)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu thêm định nghĩa về truyền thuyết.
- Hiểu thêm thành quả lao động trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc.Biết xây dựng cho mình lòng yêu quí những con người lao động chân chính,tự hào về dân tộc.
2. Kỹ năng : rèn kĩ năng cảm nhận truyền thuyết.
3. Thái độ : Tự hào về các truyền thống quý báu của DT.
B.Chuẩn bị của thầy và trò :
- Thầy : Soạn GA theo yêu cầu ND tiết dạy.
- Trò : Học bài cũ và soạn bài mới theo yêu cầu của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học :
1.ổn định tổ chức.
2.KTBC:
+ Kể diễn cảm truyện :Con Rồng cháu Tiên? Nêu ý nghĩa của truyện?
+ Chi tiết nào trong truyện làm em thích thú nhất ? Vì sao?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hàng năm ,mỗi khi tết đến xuân về,người Việt Nam chúng ta lại nhớ đến câu đối quen thuộc:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Bánh chưng ,bánh giầy là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam.Văn bản "Bánh chưng ,bánh giầy"sẽ giải thích nguồn gốc của hai thứ bánh này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc -tìm hiểu chú thích, bố cục.
-HD đọc: Đọc với giọng chậm rãi,tình cảm.Giọng vua Hùng:đĩnh đạc , chắc khoẻ;giọng nói của thần trong giấc mơ của Lang Liêu :âm vang ,xa vắng.
-H : đọc diễn cảm văn bản?
-H : Hãy kể lại truyện?(Yêu cầu đủ ý,mạch lạc)
- H : Giải thích 1 số từ khó trong bài ?
- Nghe hướng dẫn
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Kể tóm tắt truyện
- Quan sát chú thích, giải nghĩa và phân biệt.
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
1. Đọcvà tìm hiểu chú thích
2. Bố cục:
* Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
-H : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
-H :Quan điểm và hình thức chọn người nối ngôi của nhà vua như thế nào?
-H : Em hiểu "chí " ở đây có nghĩa là gì?
-H : Em có nhận xét gì về quan điểm chọn người nối ngôi của vua Hùng?
-H : Các lang đã làm gì để vui lòng vua cha?
-H : Việc các quan đua nhau tìm lễ vật thật hậu chứng tỏ điều gì?
-H : Lang Liêu khác các lang ở điểm nào?Vì sao Lang liêu là người buồn nhất?
.
-H : Vì sao Thần chỉ mách bảo giúp riêng cho Lang Liêu?
-H : Đây là chi tiết rất cổ tích,các nhân vật mồ côi,bất hạnh thường được thần ,bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn.Thần mách bảo Lang Liêu điều gì?Có điều gì thú vị trong lời mách bảo đó?
-H : Lang Liêu đã làm gì để thực hiện lời thần mách bảo?Qua đó em hiểu thêm gì về Lang Liêu?
-H : Đọc doạn cuối truyện,cho biết tại sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn tế trời đất, Tiên Vương?
-H : Chi tiết vua nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì?
-H : Lời nói của vua gợi cho em suy nghĩ gì?
-H : Theo em,Lang Liêu được nối ngôi có xứng đáng không?Vì sao?
-Vua đã già,giặc ngoài đã dẹp yên,thiên hạ đã thái bình,nhà vua có tới 20 người con
-Tiêu chuẩn:Nối được chí vua (không nhất thiết là con trưởng)
-Hình thức: thử tài (ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi)
- ý chí, tài , đức.
- Quan điểm tiến bộ so với đương thời.Không theo thông lệ- người nối ngôi phải nối chí vua, có tài,đức để kế tục sự nghiệp vua cha.
- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu để dâng vua.
- Các lang đã suy nghĩ theo kiểu thông thường,không thấu đáo, cho rằng ai chẳng vừa lòng với lễ vật quí hiếm. Đây là cuộc đua tài tìm người giỏi,cũng biểu hiện cuộc đua tranh giành quyền lực.
+Lang Liêu mồ côi mẹ,nghèo, nhưng thật thà,chăm việc đồng áng,không được vua cha ưu ái gì hơn người dân thường.
+Chàng buồn vì thấy mình kém cỏi,không làm tròn chữ hiếu với vua cha.
- Vì La ... của bài văn tự sự.
2. Kỹ năng: RLKN làm văn TS.
3. Thái độ:
- Lắng nghe để sửa lỗi cho bài viết của bản thân và của bạn.
B.Chuẩn bị của thầy và trò :
- Thầy : Chấm bài và nhận xét cụ thể, chi tiết.
- Trò : Nhớ lại đề bài và xây dựng dàn ý cho đề bài vào vở.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. ổn định tổ chức.
2. KTBC : Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý bài viết TLVsố 1 của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
*Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước làm bài theo yêu cầu đề.
H:Đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề bài?
H:Theo em ,kể bằng lời kể của Sơn Tinh là phải kể như thế nào?
H:Nhắc lại các bước làm bài văn theo yêu cầu đề bài? Lấy VD cụ thể bằng bài viết của mình?
(Yêu cầu 2,3 HS xây dựng các bước làm bài.)
-Dưới lớp nghe và nhận xét.
->Kể lại truyện “Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” bằng lời của nhân vật Sơn Tinh.
+Kiểu bài:Kể chuyện
+Nội dung:Truyền thuyết “Sơn Tinh-Thuỷ Tinh”
+Cách kể:Bằng lời kể của Sơn Tinh.
->Đóng vai Sơn Tinh-kể bằng ngôi thứ nhất – không sao chép.
->Lập ý:
+Xác định nhân vật chính. (Sơn Tinh)
+Diễn biến->Kết quả và ý nghĩa truyện
-Dàn ý:
+MB:Giới thiệu truyện bằng lời kể của Sơn Tinh.
+TB:Kể chi tiết.
+KB:SV kết thúc ,cảm nghĩ.
-Viết bài.
-Đọc và sửa bài.
I.Xác định các bước làm bài theo yêu cầu đề.
*Hoạt động 2:Nhận xét chung về bài viết.
-GVnhận xét ưu khuyết điểm bài viết của HS.
*Ưu điểm:
-Nắm được yêu cầu đề bài, biết cách kể lại truyện theo yêu cầu đề bài.
-Bố cục rõ ràng,trình bày khoa học
-Lựa chọn được cách kể phù hợp, sáng tạo.( Liên, Huyền,Vân Anh , Nhung)
*Nhược điểm:
-Nhầm lẫn ngôi kể (Ơ, Sán, Hủng Mạnh, Mến, Chấy .)
-Thiếu một số SV quan trọng, SV kết thúc.Bài viết chưa rõ bố cục (thiếu MB,KB)
- Đa số chưa sáng tạo trong cách kể,một số bài chép lại văn bản.
-Diễn đạt lủng củng,viết câu sai ngữ pháp,mắc nhiều lỗi chính tả,dùng từ.( (Ơ, Sán, Hủng Mạnh, Mến, Chấy .)
- Nghe, rút kinh nghiệm
-HS nghe.
II.Nhận xét bài viết.
1.Ưu điểm.
2.Nhược điểm
*Hoạt động 3:Sửa lỗi.
- HS thảo luận,sửa lỗi bài viết của mình và của bạn.
* Y/c HS đổi bài, đọc, sửa chữa cho nhau
->HS tự sửa lỗi cho bài viết của mình và của bạn.
->HS nghe ,quan sát các đoạn bài,nhận và sửa các lỗi trong đoạn bài.
III.Các lỗi thường gặp, cách sửa.
4. Củng cố:
- Nhắc lại bố cục ( Dàn ý chung ) của bài văn TS?
- Nhiệm vụ của từng phần trong bài vă TS?
- Tóm tắt những lỗi chính trong bài viết của các bạn trong lớp? Nêu nguyên nhân? cách sửa?
 5. Dặn dò:
-Tiếp tục sửa lỗi cho bài viết.
-Soạn “Em bé thông minh”.
..
Tuần7 
Ngày soạn :25 /9/2009
Ngày giảng: 6A tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6B tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
	 6C tiết thứ.ngày.. Sĩ số:
Tiết 25-26:
 (Văn bản): Em bé thông minh.
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
-HS hiểu được nội dung,ý nghĩa truyện và một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
 -Kể lại được truyện.
2. Kỹ năng: RLKN tóm tắt truyện, phân tích và tổng hợp.
3. Thái độ: Khâm phục tài năng của những người tài giỏi, thông minh.
B.Chuẩn bị của thầy và trò :
- Thầy : Soạn GA theo yêu cầu ND tiết dạy.
- Trò : Học bài cũ và soạn bài mới theo yêu cầu của GV.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. ổn định tổ chức.
2. KTBC : 
- Tóm tắt truyện “Thạch Sanh” và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc-chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chú thích
Và bố cục của VB.
- GV HD đọc.
H:Đọc văn bản?
H:Lược thuật các SV chính trong văn bản?
H:Đọc phần chú thích?
H:Xác định nv chính trong truyện? Nv đó thuộc kiểu nvnào trong truyện cổ tích?
- 
- Nghe
 - HS đọc.
- HS tóm tắt VB.
- Đọc chú thích.
- Nhân vật em bé->Kiểu nhân vật thông minh.
I.Đọc tìm hiểu chú thích – Bố cục:
1.Đọc tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: ( 3 phần )
- Vua sai quan đi tìm người tài giỏi
- Diễn biến việc em bé giải đố(4 lần).
- Em bé trở thành trạng nguyên.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu VB.
H:Nhân vật trong truyện có được xây dựng bằng các chi tiết tưởng tượng ,kì ảo không? theo em,sức hấp dẫn của truyện là do đâu?
H:Hãy chỉ ra những lần thử thách với em bé? Nhận xét về mức độ các lần thách đố và giải đố mà em bé đã trải qua?
H:Thuật lại lần thử thách thứ nhất? Lần thử thách này có gì đặc biệt về hoàn cảnh?Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không?Vì sao?
 H:Theo em,mức độ oái oăm của câu đố này là gì?
H:Thái độ của hai cha con em bé trước câu đố của viên quan?
H:Em có nhận xét gì về sự tương xứng giữa câu đố của viên quan và câu trả lời của em bé?
H:Kết quả của lần thách đố thứ nhất?Qua đó giúp em hiểu gì về em bé?
H:Thử thách lần thứ hai có khó hơn lần một không?Vì sao?
H:Thử thách của nhà vua nhằm mục đích gì?
H:Thái độ của dân làng trước câu đố của nhà vua?
H:Thái độ của em bé ra sao? Tại sao?
H:Tóm tắt những việc của em bé đã làm?
H:Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố?Có gì lí thú trong cách giải quyết tình thế khó khăn của em bé?
Em bé đã tìm giải pháp tối ưu,tạo tình huống mới trả cái khó về cho đối phương,dùng câu đố để giải đố.Cách thắt buộc chặt chẽ,lời lẽ sắc sảo,lễ phép khiến nhà vua và đình thần cùng phải thừa nhận.
H:Để tin chắc tài năng của em bé,nhà vua đã làm gì?
H:Lệnh của vua có phải là câu đố không?Vì sao?
H:Em bé đã giải đố bằng cách nào?
H:Yêu cầu của em bé có phải là câu đố không?Vì sao?Câu đố của em bé có ý nghĩa như thế nào?
* Câu đố của em bé thể hiện khả năng lẩn tránh cái bí bằng cách tạo ra cái bí đối lập
H:Vậy là cả ba lần em bé đều không khuất phục trước những câu đố oái oăm.Điều đó cho em hiểu gì về em bé trong câu chuyện?
H:So sánh tính chất,mức độ của lần thử thách thứ tư so với ba lần trước?
H:Theo em,việc sáng tạo ra tình huống này trong câu chuyện có ý nghĩa ntn?
H:Triều đình đã có những cách giải đố nào?
H:Cách giải đố của em bé có gì độc đáo?
H:Qua lần thử thách này em hiểu thêm gì về em bé?Qua đó nhân dân ra muốn nói lên điều gì?
*Trong mọi trường hợp, em bé đều khéo léo giành lấy thế chủ động,chuyển đổi vị trí,đẩy đối phương vào tình huống khó khăn,buộc họ phải chấp nhận yêu cầu mà chính họ không chấp nhận được-> Em bé là biểu tượng kết tinh của trí tuệ dân gian đáng khâm phục.
-Không -Truyện hấp dẫn người đọc bằng các tình huống bất ngờ. (Các câu đố oái oăm và cách giải đố thông minh)
Chỉ ra 4 lần thử thách.
->Thách đố mỗi lần thêm khó, giải đố mỗi lần thông minh và tài trí hơn.
->Hoàn cảnh:Hai cha con đang cày ruộng:Bất ngờ.
->Câu đố oái oăm,khó tìm câu trả lời.(Đường cầy có thể ngắn dài,con trâu có thể đi nhanh ,chậm; mảnh ruộng có thể to ,nhỏ,vả lại chẳng ai đi đếm đường cày)
+ Cha:ngẩn ra ,không biết trả lời sao
+Em bé :không hề lúng túng, chủ động ứng xử,nhanh trí hỏi vặn viên quan.(Hỏi bao giờ cũng dễ hơn trả lời)
->Câu trả lời của em bé cũng là một câu đố.Câu đố của em bé đối với câu trả lời của viên quan rất cân chỉnh- Cũng bất ngờ và khó trả lời.Chỉ khác là một cậu bé nông dân-một là viên quan cao cấp.
->Viên quan sửng sốt,ngạc nhiên ,vui mừng.Em bé thông minh nhanh trí.
->Khó hơn-Người ra câu đố là vua.
Câu đố oái oăm,phi lí tới mức trái qui luật tự nhiên.
->Biết đích xác tài năng của em bé.
->Lo lắng,sợ hãi.
->Bình tĩnh,cho đó là lộc vua ban,sẵn sàng kí giấy cam đoan với làng.
->Lẻn vào sân rồng,khóc um lên thỉnh cầu nhà vua bắt bố đẻ em bé cho mình.
->Là câu đố=>oái oăm
-> Cũng là lời giải đố vì câu đố đã buộc nhà Vua tự nói ra điều phi lý của mình 
-> Em bé dùng phép “Gậy ông đập lưng ông”lấy cái phi lý trị cái phi lý.
Lệnh cho em bé xắp ba mâm cỗ từ một con chim sẻ 
-> Là câu đố khó khăn không thực hiện được.
- Yêu cầu rèn con dao bằng một cây kim .
- Là câu đố cũng khó không thực hiện được,vừa là lời giải đố chỉ ra sự vô lí trong yêu cầu của nhà vua.
-> Thông minh hơn người can đảm, tự tin, bản lĩnh.
-> Người ra câu đố: Sứ thần nước ngoài -> Câu đố liên quan đến đại sự quốc gia mang tính chất ngoại giao quốc tế ( không trả lời được là nhận mình là thua kém)
-> nội dung câu đố cầu kì khó khăn.
Tạo sức hấp dẫn, làm nổi bật trí thông minh của nhân vật.
H/s tìm trong SGK.
-> Hát một câu “ Bắt sang” câu trả lời không có trong sách vở vận dụng kinh nghiệm dân gian đơn giản mà hiệu nghiệm. Em đã dùng cái tự nhiên gần gũi với đời sống để phá bỏ cái cầu kì ,cố ý-> Giản dị bất ngờ như một trò chơi đơn giản.
-> Thông minh hơn người ( hơn tất cả các bậc tài giỏi trong triều đình ) -> Bảo toàn danh dự quốc gia . Thử thách đến với em bé đa dạng và nhiều mức độ, chỉ khi cần đầu óc suy luận khi lại kết hợp nhanh nhậy và tháo vát với trí tuệ và hành động thực tế -> Em là tập hợp mọi trí khôn của nhân dân.
II.Tìm hiểu văn bản.
1.Lần thử thách thứ nhất với em bé thông minh.
-Hoàn cảnh:Bất ngờ,đột ngột.
-Câu đố:Oái oăm.
-Câu trả lời:
Bình tĩnh,chủ động ứng xử:Hỏi vặn lại-> Dồn viên quan vào thế bị động,không biết trả lời ra sao.
2.Lần thử thách thứ hai:
-Người ra câu đố :Nhà vua
-Câu đố :oái oăm,phi lí đến mức trái qui luật tự nhiên.
-Giải đố:Dùng phép “Gậy ông đập lưng ông”,để nhà vua tự nói ra điều phi lí trong yêu cầu của mình.
3. Lần thử thách thứ ba:
- Câu đố: Khó khăn 
không thực hiện được.
- Yêu cầu rèn con dao bằng một cây kim .
- Là câu đố cũng khó không thực hiện được,vừa là lời giải đố chỉ ra sự vô lí trong yêu cầu của nhà vua.
4. Lần thử thách thứ tư:
- Người ra câu đố: Sứ thần nước ngoài -> Câu đố liên quan đến đại sự quốc gia mang tính chất ngoại giao quốc tế ( không trả lời được là nhận mình là thua kém)
-> nội dung câu đố cầu kì khó khăn.
- Với em bé lời giải quá dễ dàng như 1 trò chơi: Vừa chơi vừa hát.
à Tạo sức hấp dẫn, làm nổi bật trí thông minh của nhân vật. Em là tập hợp mọi trí khôn của nhân dân.
*Hoạt động 3: HD tổng kết- Luyện tập.
- H: Qua phân tích rút ra ý nghĩa của vă bản?
- H: Gọi HS đọc ghi nhớ? 
- H: Gọi HS đọc phần đọc thêm trong SGK?
- H: Kể diễn cảm truyện?
- TL cá nhân
- Đọc ghi nhớ
-Đọc phần đọc thêm trong SGK
- Kể diễn cảm truyện
III. Tổng kết:
 *Ghi nhớ.
IV. Luyện tập:
Bài 1: Kể diễn cảm truyện
4. Củng cố:
- Chỉ ra những yếu tố làm nên tính hấp dẫn cho câu chuyện “em bé thông minh”
- Truyện đề cao kinh nghiệm trong đời sống, cuộc đấu trí của em bé xoay quanh con trâu,con ngựa,con chim,con ốc,con kiến càng ->Trí thông minh được đúc kết từ đ/sống.
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện
5. Dặn dò: 
- Kể diễn cảm truyện . 
- Học thuộc phần ghi nhớ và vở ghi.
- Chuẩn bị tiết 27: Chữa lỗi dùng từ.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6.doc