Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Qua tiết học giúp HS :

- HS hiểu nội dung, ý nghĩa truyền thuyết: "Bánh chưng, bánh giầy".

- Chỉ ra và hiểu dược ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện.

- Kể lại được truyện.

 B .CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

 +Kênh hình SGK tr . 10 , SGV , TKBG ngữ văn 6 , BT tr. nghiệm văn 6 .

+ Tranh ảnh minh hoạ ngày tết với tục làm bánh chưng bánh giầy .

C . CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1 .Ổn định tổ chức:

2. .Kiểm tra bài cũ:

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :

1. Truyền thuyết là gì?

A. Những câu chuyện hoang đường.

B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự

 kiện , nhân vật lịch sử của một dân tộc.

C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về

 một hay nhiều nhân vật lịch sử.

D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.

2. Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là :

A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.

C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kỳ ảo.

3. Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là gì?

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một

 nhà.

 ( HS suy nghĩ lựa chọn đáp án-> Nhận xét, bổ sung )

 ( 1 – B ; 2- C; 3- D )

- H? Hãy kể lại truyền thuyết "Con rồng, cháu Tiên". Em thích chi tiết nào nhất

 trong truyện? Vì sao?

3 .Bài mới:

- Giới thiệu bài:

 Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam Lại nhớ đến đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:

" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không chỉ rất ngon, không thể thiếu được trong ngày tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lý thú. Vậy bánh chưng, bánh giầy có nguồn gốc từ đâu? Các em sẽ hiểu rõ điều đó sau khi học xong truyền thuyết "bánh chưng, bánh giầy".

 

doc 29 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lã Vũ Việt Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :14/8/2010
Ngày dạy : 16/8/2010 (Lớp 6A )
Tuần 1 - Bài 1
* Kết quả cần đạt : Giúp HS :
+ Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện " Con Rồng cháu Tiên" và “Bánh chưng, bánh giầy “ trong bài học , kể được hai truyện này.
+ Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ Tiếng việt đã học 
 ở bậc tiểu học.
+ Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
Tiết 1:
Đọc – Hiểu văn bản:
 Con Rồng cháu Tiên
 (Truyền thuyết)
Mục tiêu bài học:
- Hiểu được định nghĩa và sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của 
 truyện.
- Kể được truyện.
Chuẩn bị đồ dùng: 
+ Kênh hình SGK tr. 6 , SGV , TKBG ngữ văn 6., BTTN 
+ Tranh về Đền Hùng.( Phong Châu xưa )
C Tiến trình lên lớp :
1 . ổn định tổ chức:
2 . Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
3 . Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu. Dân tộc Việt Nam chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và 
dài hình chữ S bên bờ biển Đông , luôn tự hào về nòi giống của mình bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: 
“ Con Rồng Cháu Tiên”. Tiết học này cô và các em khám phá nét đẹp nghệ thuật và tinh thần tự tôn dân tộc đẹp tuyệt vời đó nhé .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1 :
- Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
- G/v đọc mẫu.
H?- Em hãy nhận xét và rút ra cách đọc văn bản?
- Gọi ba hs đọc ba đoạn.
- Gọi hs khác nhận xét.
H? Đoạn văn này có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
- Gọi hs đọc phần chú thích trong SGK.
- G/v hướng dẫn H/s tìm hiểu các từ khó 1,2,3,5,7.
*Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H? Truyện có những nhân vật nào? nhân vật nào là nhân vật chính?
- GV giao việc cho hai nhóm thực hiện.
+ Nhóm 1: Tìm những chi tiết trong truyện miêu tả về nhân vật Lạc Long Quân?
+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết trong truyện miêu tả về nhân vật Âu cơ?
H? Em có nhận xét gì về hai nhân vật?
H? Việc kết hôn của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu cơ sinh nở có gì kỳ lạ?
H? Những chi tiết miêu tả con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa gì?
H?Nguyên nhân Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con? Chia con như thế nào? để làm gì?Theo truyện này người Việt Nam ta là con cháu của ai? Hãy nhận xét về nguồn gốc của dân tộc ta?
- Đọc đoạn truyện “Người con trưởng ... con Rồng cháu Tiên”
H? Em hiểu thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa?
H? Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả trong truyện?
- Hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? Vai trò của những chi tiết này trong truyện?
(G/v bình về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? )
H? Hãy tìm hiểu ý nghĩa truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
 (Chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm trình bầy đáp án ra giấy đưa lên đèn chiếu.
- GV điều khiển các nhóm nhận xét bổ sung, kết thúc hoạt động. GV kết luận)
H? Em phải làm gì để xứng đáng với nguồn gốc cao quý,thiêng liêng của dân tộc mình?
H? Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết? Nhận xét các chi tiết miêu tả trong truyện? Cho biết qua truyện này dân tộc ta muốn gửi gắm điều gì?
- Đọc phần ghi nhớ.
*Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS luyện tập.
 - Cho HS làm BTTN 
( cuối trang )
- Em hãy đọc và nêu nội dung ý nghĩa của ba bài (Ca dao và thơ của Nguyễn Khoa Điềm) SGK 8,9?
H? Hãy kể lại diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
 Muốn kể được một câu chuyện hay phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Chú ý lắng nghe để nhận xét cách đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết ly kỳ, đặc biệt là giọng 2 nhân vật: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Học sinh đọc bài.
- Nhận xét bạn đọc.
- Văn bản chia ba đoạn:
1. Từ đầu đến “ Long trang”: Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ.
2 Tiếp đến “ Lên đường” Lạc Long Quân và Âu Cơ thành vợ chồng và sinh nở kỳ lạ.
3. Còn lại: Họ chia con, lập vua và thành lập nhà nước Văn Lang.
- HS suy nghĩ trả lời ,
 nhận xét, bổ sung .
- Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Thảo luận theo đơn vị nhóm.
- Đại diện từng nhóm phát biểu -> Nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
- HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Đó là kết quả của vẻ đẹp cha Rồng mẹ Tiên -> dân tộc.
- Trả lời – nhận xét – bổ sung.
- Con của cha Rồng mẹ Tiên.
-> Nguồn gốc cao quý thiêng liêng.
- 1 HS đọc truyện.
- Học sinh bàn luận phát hiện cho ta biết thêm nhiều điều như: Tên nước đầu tiên: (Văn Lang) thủ đô đầu tiên đặt ở Phong Châu – Bạch Hạc; Nhà nước vua trị vì theo phong tục cha truyền con nối ...
- Tưởng tượng kỳ ảo là không có thực.
-> Làm cho chuyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
- HS ghi nhận kiến thức
- Các nhóm thảo luận theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Thư ký nộp kết quả thảo luật cho GV.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận.
- Học sinh tự do phát biểu. (Học giỏi ... góp phần xây dựng quê hương đất nước)
- HS trả lời từng ý nhỏ (Dựa vào nội dung phần ghi nhớ) 
- Hai HS thực hiện.
(1) Nhắc nhở truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
(2) Khuyên nhủ: Yêu thương đoàn kết.
(3) Lòng tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam.
- HS kể , HS khác nhận xét.
- Nắm vững nội dung trình bầy sự việc... Kết hợp giọng kể -> Đó chính là yêu cầu của văn Tự sự.
I- Đọc – chú thích:
1- Đọc văn bản
2- Tìm hiểu chú thích .
* Truyền thuyết (SGK)
* Các từ khó (SGK)
II- Tìm hiểu văn bản.
1. Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ:
a) Lạc Long Quân: 
- Mình Rồng, con trai thần Long Nữ.
- Sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
- Giúp dân trừ yêu quái...
- Dạy dân...
b) Âu Cơ: 
- Dòng Tiên họ thần Nông
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Thích du ngoạn.
-> Kì lạ lớn lao về nguồn gốc, hình dạng.
2) Lạc Long Quân kết hôn và việc sinh nở của Âu Cơ.
- Tự nguyện.
- Sinh: bọc trăm trứng ... nở ra 100 người con.
- Không cần bú mớm lớn như thổi, khôi ngô khoẻ mạnh như thần.
3) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con:
- 50 con theo cha xuống biển.
- 50 con theo mẹ lên rừng.
-> Cai quản các phương giúp đỡ lẫn nhau.
4) ý nghĩa truyện:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng 
- Biểu hiện ý nghĩa nguyện đoàn kết thống nhất .
* Ghi nhớ SGK
III- Luyện tập:
- BTTN củng cố 
1- Đọc thêm:
2- Kể lại truyện:
* Bài tập củng cố:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
1. Truyền thuyết là gì?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến 
 các sự kiện , nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu 
 chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2. đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là :
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
3. ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh 
 em một nhà.
 ( HS suy nghĩ lựa chọn đáp án: 1 – B; 2- C; 3 – D 
 -> Nhận xét, bổ sung)
* Hướng dẫn học và làm bài về nhà: 
- Tìm các truyện dân gian của các dân tộc khác:
 + Dân tộc Mường “Quả trứng to nở ra con người”
 + Dân tộc Khơ Mú: “Quả bầu mẹ”, “Kinh và Ba Na là anh em”.
- Học thuộc ghi nhớ SGK tr. 8 .
- Tập kể lại truyện một cách diễn cảm .
+ Chuẩn bị văn bản “Bánhchưng bánh giầy”
- Bài tập thêm: Trong các ca khúc hát ru Việt Nam có một ca khúc nhắc đến hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ. Em cho biết ca khúc đó tên gì? của nhạc sỹ nào? em có thể hát được một đoạn không?
 (Bài hát “Đất nước lời ru” nhạc và lời của Văn Thành Nho)awN
Ngày soạn:14/8/2010
Ngày giảng:16/8/2010
Tiết 2: 
Đọc – hiểu văn bản:
 Bánh chưng, bánh giầy
 ( Truyền thuyết )
A. Mục tiêu cần đạt : Qua tiết học giúp HS :
HS hiểu nội dung, ý nghĩa truyền thuyết: "Bánh chưng, bánh giầy".
Chỉ ra và hiểu dược ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện.
Kể lại được truyện.
 B .Chuẩn bị đồ dùng: 
 +Kênh hình SGK tr . 10 , SGV , TKBG ngữ văn 6 , BT tr. nghiệm văn 6 .
+ Tranh ảnh minh hoạ ngày tết với tục làm bánh chưng bánh giầy .
C . Các bước lên lớp:
1 .ổn định tổ chức:
2. .Kiểm tra bài cũ:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
1. Truyền thuyết là gì?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự 
 kiện , nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về 
 một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2. đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là :
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
3. ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một 
 nhà.
 ( HS suy nghĩ lựa chọn đáp án-> Nhận xét, bổ sung)
 ( 1 – B ; 2- C; 3- D )
- H? Hãy kể lại truyền thuyết "Con rồng, cháu Tiên". Em thích chi tiết nào nhất 
 trong truyện? Vì sao?
3 .Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
 Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam Lại nhớ đến đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".
Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không chỉ rất ngon, không thể thiếu được trong ngày tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lý thú. Vậy bánh chưng, bánh giầy có nguồn gốc từ đâu? Các em sẽ hiểu rõ điều đó sau khi học xong truyền thuyết "bánh chưng, bánh giầy".
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 
 Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích:
- Gọi 3 HS đọc 3 đoạn trong văn bản.
H? Hãy giải thích nghĩa các từ của chú thích 1, 3, 7, 9, 12, 13?
* Hoạt động 2: 
 Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
H? Truyện  ... hận xét , bổ sung .
- Phát hiện tìm chi tiết.
- 1 HS kể -> HS khác nhận xét.
- Người Việt Nam phải luôn lớn hơn mình để đối đầu với kẻ thù hung bạo có thể tấn công ta bất cứ lúc nào.
- Linh động trong xử lý tình huống.
- Sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc trong các cuộc chiến tranh là tổng hợp - cả cỏ cây của đất nước.
- Khái quát.
-> Không màng công danh phú quý, chỉ vì nghĩa lớn của dân tộc.
- Tưởng tượng, kỳ ảo -> Tô thêm vẻ đẹp cho câu chuyện, cho nhân vật chính ...
- HS thảo luận nhóm: 
+ Hình ảnh Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh. Thần linh, cộng đồng, thiên nhiên đất nước...
+ Hình ảnh Gióng là kiểu người anh hùng vì nghĩa lớn.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Tự do nêu suy nghĩ, cảm nhận.
- Muốn biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, mục đích rèn luyện thân thể để cống hiến cho đất nước.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV .
I- Đọc - chú thích
1- Đọc văn bản 
2- Tìm hiểu chú thích (SGK)
- 1 , 2 , 4 , 6 , 10.
- Bố cục: 4 đoạn
II- Tìm hiểu văn bản
1- Sự ra đời của Thánh Gióng.
- Bà mẹ đặt bàn chân ... 
- Sinh một cậu bé - lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. 
-> Kỳ lạ, khác thường.
2- Sự lớn lên của Thánh Gióng:
- Cất tiếng nói đòi đánh giặc.
- Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc.
- Lớn nhanh như thổi
- Bà con làng xóm : góp gạo nuôi Gióng.
-> Mong Gióng giết giặc cứu nước.
-> Thần kỳ, từ trong nhân dân, vì nhân dân
3- Thánh Gióng đánh giặc 
- Vươn vai trở thành tráng sỹ ... Thúc ngựa phi thẳng tới nơi có giặc.
- Gậy sắt gẫy -> nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Giặc chết như ngả rạ;
-> Đẹp, kỳ vĩ, tràn đầy sức mạnh.
- Cởi giáp sắt để lại, bay thẳng về trời.
4- ý nghĩa truyện:
- Phản ánh một đặc điểm cơ bản của nước ta: 
+ Giữ nước ngay từ ngày đầu dựng nước, dân tộc ta luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm.
* Ghi nhớ: (SGK/23)
III- Luyện tập:
Bài 1 (SGK/24)
Bài 2 (SGK/24) 
* Hướng dẫn học và làm bài về nhà: ( MH)
+ Nắm chắc nội dung ghi nhớ SGK tr .23 và ý nghĩa truyện.
- Kể lại truyện theo 2 cách theo diễn biến câu truyện và nhập vai nhân vật (Tuỳ thích).
+ Soạn tiết 6: “ Từ mượn “:
- Cần hiểu được thế nào là từ mượn , từ thuần Việt? Tiếng Việt chủ yếu mượn từ ở ngôn ngữ nước nào? Vì sao ?
Ngày soạn: 22/8/2010
Ngày dạy: 24/8/2010( Lớp 6A )
Tiết 7: Tiếng việt
Từ mượn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - HS hiểu được thế nào là từ mượn
- Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý.
- Giáo dục ý thức sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị đồ dùng: 
+ SGK , SGV , BT trắc nghiệm ngữ văn 6 ,bảng phụ , đèn chiếu , bút dạ.....
C .Tiến trình lên lớp:
1 . ổn định tổ chức:	
2 . Kiểm tra bài cũ:
- BT trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời đúng :
H1 ? Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là :
 A . từ .
 B . tiếng .
C . ngữ .
D . câu .
 H2 ? Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây , cách nào đúng :
 A . Từ ghép và từ láy .
 B . Từ phức và từ ghép .
C . Từ phức và từ láy .
D . Từ phức và từ đôn .
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 Ngôn ngữ là vốn văn hoá đặc sắc của mỗi dân tộc. Tuy nhiên trải qua quá trình sống, lao động, tranh đấu... các dân tộc luôn có sự giao lưu với nhau. Trong quá trình đó, ngôn ngữ của dân tộc này lại có thể nhập vào vốn ngôn ngữ của dân tộc khác. Việt Nam là 1 dân tộc như vậy. Bên cạnh vốn ngôn ngữ của dân tộc (thuần Việt) chúng ta còn có 1 số lượng lớn ngôn ngữ của các dân tộc khác du nhập vào. Số lượng ngôn ngữ du nhập vào đó được gọi là "từ mượn''.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động1:
 Tìm hiểu khái niệm về từ thuần Việt và từ mượn:
- Treo bảng phụ ghi ví dụ 1/SGK tr . 24 :
H? Đọc ví dụ? Hãy giải thích các từ "trượng", "tráng sĩ"?
H ? Những từ được giải nghĩa trên có nguồn gốc từ đâu?
H? Thế nào là từ mượn?
H? Bộ phận còn lại trong ví dụ là từ thuần Việt. Thế nào là từ thuần Việt?
- Treo bảng phụ ghi ví dụ 2-SGK/25.
H? Đọc ví dụ? Những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào mượn từ ngôn ngữ khác?
H? Nhận xét: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng nước nào?
 Khi viết từ mượn, cần chú ý điều gì?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ 1
(SGK/25).
* Hoạt động2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc mượn từ.
- Đọc phần văn bản (SGK / 25 )-> Xác định phần văn bản trên thuộc văn bản nào?
H? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
H? Từ ý kiến của Bác, em rút ra bài học gì về nguyên tắc mượn từ? (Lưu ý HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).
- Gọi HS đọc "Ghi nhớ 2".
* Hoạt động3:
 Hướng dẫn HS luyện tập:
- Bài tập trắc nghiệm :
H1? Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong Tiếng Việt ?
a. TV chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác .
b. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ .
c. TV cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển .
d. Nhằm làm phong phú vốn từ Tiếng Việt .
H2? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong TV là ?
a. Tiếng Hán
b. Tiếng Pháp
c. Tiếng Anh
d. Tiếng Nga
- Cho HS đọc yêu cầu bài 2 
H? Ghi lại các từ mượn trong các câu? Cho biết từ đó mượn từ tiếng nước nào?
- Hiểu "sính lễ", "gia nhân" "lãnh địa" nghĩa là gì? Đặt câu với 1 trong những từ đó?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. ( Dùng đèn chiếu KQ bài làm của HS ) .
- 2 HS đọc ví dụ.
- "Trượng": Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (3,33 m).
- "Tráng sĩ": Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
- Nguồn gốc: Ngôn ngữ tiếng Hán.
- Là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
-> Do nhân dân ta sáng tạo.
- Mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn.
- Ngôn ngữ khác: còn lại. 
- Tiếng Hán.
- Những từ được Việt hoá viết như từ thuần Việt.
- Những từ chưa Việt hoá hoàn toàn: dùng gạch nối các tiếng trong từ.
- 2 HS thực hiện
- 1 HS đọc
- Văn bản nghị luận.	
* Mượn từ: 
- Tích cực: Làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc.
- Tiêu cực: Làm cho vốn ngôn ngữ phức tạp - nếu mượn tuỳ tiện.
- HS đọc "ghi nhớ".
- HS đọc yêu cầu BT
suy nghĩ , chọn đáp án đúng 
+ H1 : d
+ H2 : a
a, Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ: tiếng Hán.
b, Gia nhân: tiếng Hán.
c, Quyết định, lãnh địa: 
 tiếng Hán.
Pốp, in - tơ - nét: tiếng Anh
- HS giải nghĩa từng từ , đặt câu, nhận xét , bổ sung
- HS làm bài , trình chiếu KQ , nhận xét , bổ sung
 I. Từ thuần việt và từ mượn:
* Ngữ liệu( SGK )
1. Từ mượn:
- Là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
2. Từ thuần Việt:
- Do nhân dân ta sáng tạo.
3, Cách viết:
* Ghi nhớ 1: (SGK/25).
 II. Nguyên tắc 
 mượn từ:
- Không nên mượn từ 1 cách tuỳ tiện.
* Ghi nhớ 2: (SGK/25)
III. Luyện tập:
- Bài tập trắc nghiệm 
- Bài 2:
- Bài 3:
* Hướng dẫn học và làm bài về nhà:
- Nắm chắc nội dung 2 ghi nhớ ( SGK / 25 ) .
- Làm bài tập 4 – SGK / 26.
- Soạn bài : " Tìm hiểu chung về văn tự sự "
 Cần chú ý: + Trả lời đầy đủ các câu hỏi hướng dẫn.
 + Kiến thức trọng tâm của tiết học.
Ngày soạn: 24/8/2010
Ngày dạy: 27/8/2010 ( Lớp 6A )
Tiết 8: Tập làm văn :
TèM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A . Mục đớch yờu cầu: Giỳp học sinh
Nắm được mục đớch giao tiếp của tự sự.
Cú khỏi niệm sơ bộ về phương thức tự sự trờn cơ sở hiểu được mục đớch giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phõn tớch cỏc sự việc trong tự sự.
B. Chuẩn bị: Mẫu VB, BTTN văn 6
C. Cỏc bước lờn lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Giao tiếp là gỡ? Cho vd về 1 văn bản? văn bảnlà gỡ?
Cú mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
3) Bài mới: giỏo viờn giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung cần đạt
-> Cho HS thảo luận
Hằng ngày cỏc em cú kể chuyện và nghe kể chuyện khụng? Kể những chuyện gỡ? Theo em, kể chuyện để làm gỡ?
- Cụ thể hơn, khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biờt điều gỡ?
- Đối với người kể thỡ cú nhiệm vụ gỡ? 
- Cũn đối với người nghe là gỡ?
H? Vậy cỏi mà người nghe biết được sau khi nghe kể chuyện là ý nghĩa của chuyện? Cõu chuyện kể ra phải như thế nào?
Truyện Thỏnh Giúng là 1 văn bản tự sự phải khụng? Văn bản tự sự này cho ta biết điều gỡ? Cụ thể: truyện kể về ai? ở thời nào? Làm việc gỡ? diễn biến của sự việc là gỡ? kết quả ra sao? í nghĩa của sự việc? 
Cỏc sự việc được kể như thế nào?
Giả như cỏc sự việc trong truyện đảo lộn trật tự thỡ em thấy cõu chuyện trở nờn như thế nào?
Em đó học văn bản, vậy truyện này gọi là 1 văn bản chưa?
H? Vậy khi kể chuyện thỡ cỏc sự việc được kể như thế nào? Mục đớch của việc kể cỏc sự việc theo thứ tụ nhằm để làm gỡ?
Cỏch kể đú gọi là tự sự, vậy tự sự là gỡ? Vỡ sao cú thể núi truyện Thỏnh Giúng là truyện ngợi ca cụng đức của vị anh hựng làng Giúng?
Tự sự giỳp người kể điều gỡ? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
* Hướng dẫn HS luyện tập
+ HS thảo luận, đưa ý kiến. Nhận xét, bổ sung:
- Cú
- Cổ tớch, đời thường...
- sinh hoạt,...
- Cho người khỏc biết 1 điều gỡ đú
- Để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, khen, chờ,...
- thụng bỏo, cho biết, giải thớch
- để biết, tỡm hiểu,...
- cú nội dung, ý nghĩa
- phải
- Thỏnh Giúng
- đỏnh giặc, cứu nước
- Thỏnh Giúng đỏnh tan giặc, bay về trời
- theo 1 trỡnh tự hợp lý
- lộn xộn, khú hiểu
- chưa
- theo 1 trật tự
- thể hiện 1 ý nghĩa nào đú
HS suy nghĩ, trả lời.
Nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS làm bài luyện tập theo hướng dẫn của GV
I – Bài học:
* í nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1 – Khỏi niệm:
- Tự sự là phương thức trỡnh bày 1 chuỗi cỏc sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cựng dẫn đến 1 kết thỳc, thể hiện 1 ý nghĩa
2 – ý nghĩa, mục đớch của tự sự:
- Giỳp người kể giải thớch sự việc, tỡm hiểu con người, nờu vấn đề và bàu tỏ thỏi độ khen, chờ
* Ghi nhớ : SGK
II - Luyện tập:
* Bài tập củng cố: 
(Cỏc ) chuỗi sự việc trong văn tự sự được kể như thế nào?
Tự sự giỳp gỡ cho người kể? 
 ( HS suy nghĩ, trả lời. Nhận xét, bổ sung ý kiến)
Bài 1: Truyện kể diễn biến tư tưởng của ụng già, mang thỏi sắc húm hỉnh, thể hiện tư tưởng yờu cuộc sống, dự kiệt sức thì sống vẫn hơn chết
Bài 2: Bài thơ là thơ tự sự, kể chuyện bộ Mõy và mốo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mốo con tham ăn nờn đó mắc vào bẫy
Bài 3: Đõy là 1 bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điờu khắc quốc tế lần 3 - tại TP. Huế chiều ngày 3-4-2002. Đoạn trờn Âu Lạc đỏnh tan quõn Tần xõm lược là 1 đoạn trong lịch sử 6, đú cũng là bài văn tự sự
Bài 4: Bạn Giang nờn kể vắn tắt 1 vài thành tớch của Minh để cỏc bạn trong lớp hiểu Minh là người “chăm học, học giỏi, lại thường giỳp đỡ bạn bố”
* Hướng dẫn học và làm bài về nhà: Học bài, làm bài tập 4
Chuẩn bị: “Sự việc và nhõn vật trong văn tự sự”
+ Đọc kĩ nội dung bài học và trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài SGK.
+ Sưu tầm các văn bản tự sự -> Chỉ ra các sự việc và nhân vật trong đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 4 COT HKI.doc