Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2012-2013

1. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:

 a. KT: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

 b. KN: - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản truyện hiện đại.

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.

 c. Tư tưởng:- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

 2. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án.

 - Học sinh: Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 67 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25 /12/2012 Ngày dạy:28 /12/2012. Lớp 6A
 Tiết 73. Văn bản:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. KT: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 b. KN: - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản truyện hiện đại. 
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết miêu tả.
 c. Tư tưởng:- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
b.Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK).
 3. Phần Thể hiện trên lớp
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - GV: Kiểm tra vở soạn của học sinh - Nhận xét.
 * Giới thiệu bài: (1 phút). 
	Các em đã có dịp được nghe và biết đến nhà văn Tô Hoài, một nhà văn nổi tiếng viết truyện cho thiếu nhi. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông đó là Dế Mèn phiêu lưu kí, khi ra đời là một trong 8 truyện viết cho thiếu nhi hay nhất thế giới (Túp lều bác Tơm, Không gia đình,...). Đây là tác phẩm đầu tay của Tô Hoài (1941) được các thế hệ ngời đọc, các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các bạn nhỏ gọi ông là “ông Dế mèn”. 
	Dế Mèn là nhân vật như thế nào? Bài học đường đời đầu tiên được anh ta trải nghiệm ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong 2 tiết học (73, 74).
b. Bài mới:
 HS
? Tb 
 HS
 GV
? K
 HS
 GV
 GV
 2HS
 4HS
 1HS
 GV
? K
 HS
? Tb
 HS
? Tb
 HS
? Tb
 HS
 GV
? Tb
 HS
? K
 HS
? Tb
 HS
? K
 HS
 GV
? Tb
 HS
? K
 HS
? Tb
 HS
 GV
? Tb
 HS
 GV
- Đọc chú thích * (SGK,T.8, 9).
* Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài?
- Trình bày theo yêu cầu.
Š Bổ sung:
- Tác giả Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh năm 1920 ở ngoại thành Hà Nội. Bút danh Tô Hoài là do ghép tên của hai địa danh - quê hương ông (Sông Tô Lịch và Phủ Hoài Đức) để kỉ niệm và ghi nhớ quê hương của nhà văn.
- Tô Hoài tham gia phong trào văn hoá cứu quốc từ trước cách mạng tháng tám 1945. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Phó tổng thư kí, tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam; Giám đốc nhà xuất bản, Chủ tịch hội văn nghệ Hà Nội. Tô Hoài được tặng giải thưởng của hội nhà văn Á Phi với tác phẩm Miền Tây.
- Ngoài tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí Tô Hoài còn viết nhiều truyện cho thiếu nhi: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy,... Viết về đề tài niềm núi và Hà Nội rất thành công: Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Người ven Thành.
- Sức viết của ông rất lớn, là nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn.
* Em biết gì về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí? 
- Trình bày.
- Bổ sung:
 Thể loại của tác phẩm là kí (thể loại văn ghi chép những sự việc, những câu chuyện đã sảy ra), nhưng thực chất đây vẫn là truyện, một tiểu thuyết đồng thoại, một sáng tác với hai biện pháp nghệ thuật chủ đạo là tưởng tượng và nhân hoá.
- Tác phẩm viết trước cách mạng tháng 8, miêu tả thiên nhiên, loài vật rất sinh động, có 10 chương, được dịch ra nhiều thứ tiếng : Nga, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, được tặng bằng khen của Hội đồng Hoà bình thế giới.
 Năm 1941 viết 2 tác phẩm: Con Dế mèn gồm 3 chương và Dế Mèn phiêu lưu kí gồm 7 chương. Năm 1951 gộp lại hai tác phẩm, có sửa chữa bổ sung thành Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được ông sáng tác năm 21 tuổi, dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ ở vùng bưởi quê hương, tác phẩm gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động theo mục đích cao đẹp.
- Đoạn trích nằm trong chương I của tác phẩm, miêu tả và kể Dế Mèn - nhân vật chính của tác phẩm.
- Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, thể hiện ngữ điệu ở giọng đối thoại đúng với tính cách nhân vật:
 + Ở phần đầu, Dế Mèn tự giới thiệu về mình: đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
 + Đoạn trêu chị cốc: Giọng Dế Mèn: Trịnh thượng, khó chịu; giọng Dế Choắt: Yếu ớt, rên rẩm; giọng chị Cốc: Đáo để, tức giận.
 + Đoạn Dế Mèn hối hận: Đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bi thương.
- Đọc đoạn 1, từ đầu Š “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.
- Đọc đoạn tiếp theo Š “cũng mang vạ vào mình đấy”.
- Đọc đoạn còn lại.
- Theo dõi, uốn nắn cách sửa (có thể đọc mẫu một đoạn).
* Em hãy tóm tắt nội dung phần văn bản vừa đọc?
- Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
* Theo em, câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng gì?
- Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật chính (Dế Mèn) - ngôi thứ nhất.
- Cách lựa chọn ngôi kể có tác dụng: tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc, dễ biểu lộ tâm trạng, ý nghĩ thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra xung quanh và đối với chính mình.
* Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết, văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Giới hạn, nội dung của mỗi đoạn?
- Văn bản chia thành 2 đoạn:
1. Từ đầu Š “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: Dế Mèn tự giới thiệu về mình.
2. Tiếp từ “Chao ôi, có biết đâu rằng...” Š hết văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
* Hai đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau, em hãy chỉ ra sự liên kết đó?
- Hai đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau bởi những câu văn có chức năng liên kết đó là: “Chao ôi có biết đâu rằng... cũng không thể làm lại được”.
- Chuyển: Để thấy được ý nghĩa giáo dục và nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Tô Hoài chúng ta cùng tìm hiểu trong phần phân tích văn bản Š
* Dế Mèn tự giới thiệu về mình qua những chi tiết nào? (Về hình dáng, tính cách, hành động).
- [..] Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng [...] tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ [...]. Đầu tôi to và nổi cục từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc [...]Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng [...].
- Tôi đi đứng oai vệ [...]Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy [...]cho ra kiểu cách con nhà võ.
- Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm [...] quát mấy chị Cào Cào [...] đá, ghẹo anh Gọng Vó [...].
* Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả qua những chi tiết trên?
- Với biện pháp nghệ thuật tưởng tượng, nhân hoá, tác giả đã để cho Dế Mèn tự giới thiệu về mình. Ở đây, ta thấy tác giả miêu tả đặc điểm chung, vừa miêu tả những nét riêng của nhân vật, vừa miêu tả hình dáng đường nét màu sắc, vừa miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật. Đặc biệt, tác giả sử dụng lên tiếp nhiều tính từ gợi tả vẻ đẹp khoẻ khoắn, săn chắc, đầy sức sống của Dế Mèn.
* Tác giả tập trung miêu tả bộ phận nào của Dế Mèn? Vì sao?
- Miêu tả hình dáng của Dế Mèn, tác giả tập trung miêu tả đôi càng. 
- Đôi càng thể hiện sức mạnh của Dế Mèn, là vũ khí lợi hại của Dế Mèn. Đôi càng được miêu tả chắc, khoẻ, đẹp, khẳng định sức sống, sức mạnh trẻ trung của Dế Mèn.
* Thử thay từ “mẫm bóng” bằng một từ đồng nghĩa khác và cho biết nhận xét của em về việc dùng từ của tác giả?
- Thay Š Nhận xét: Tác giả dùng từ đã có sự lựa chọn một cách chính xác, đặc sắc. 
- Bình: Như vậy, Nhà văn miêu tả cặn kẽ, chi tiết như một kiểu miêu tả mẫu vật sống. Bằng tài quan sát và miêu tả bậc thầy, tác giả đã dựng lên một bức chân dung Dế Mèn - Một võ sĩ kì thú, hấp dẫn như một đô vật thể hình đang biểu diễn các động tác của mình trước khán giả với vẻ kiêu hãnh ngầm, đầy tự hào.
* Ý thức về ưu thế hình dáng bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã cư xử với mọi người như thế nào?
- Cà khịa với tất cả mọi người.
- Quát Cào Cào, đá, ghẹo Gọng vó.
* Qua đây, Dế Mèn đã bộc lộ tính cách gì? Vì sao Dế Mèn lại có thái độ như vậy?
- Qua hành động trên, ta thấy Dế Mèn đã bộc lộ tính cách của mình, đó là: hung hăng hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.
- Dế Mèn có thái độ đó, bởi vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành, quen thuộc nên lầm tưởng sự ngông cuống là tài ba.
* Qua phân tích, em có cảm nhận gì về hình ảnh Dế Mèn?
- Trình bày.
- Nhận xét khái quát và chốt nội dung Š
c) Củng cố, luyện tập (2 phút)
* Qua đoạn văn này, em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của nhà văn Tô Hoài?
- Miêu tả ngoại hình rồi đến miêu tả tính cách nhân vật. Miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, với thái độ nhân vật. Sử dụng những từ ngữ đặc sắc, có lựa chọn kĩ lưỡng, tỉ mỉ cùng với một loạt các biện pháp tu từ khác làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn.
- Từ sự ngộ nhận về bản thân, Dế Mèn đã có hành động gây ra hậu quả đáng tiếc khiến phải ân hận suốt đời. Đó chính là bài học đường đời đầu tiên. Bài học đó diễn ra như thế nào? Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (18 phút)
 1. Tác giả, tác phẩm:
 - Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh năm 1920, quê ở Hà Nội, viết văn từ trước cách mạng tháng Tám 1945; có khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng gồm nhiểu thể loại.
 - Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện gồm 10 chương, được in lần đầu năm 1941.
2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
(20 phút)
 1. Dế Mèn tự giới thiệu về mình:
 Dế Mèn là một chàng Dế có vẻ đẹp cường tráng, đầy sức sống nhưng tính cách táo tợn, kiêu căng, tự phụ, lầm tưởng sự n ... c.Có đội thi đấu trầy trật mà vẫn thua trận, phải hứng chịu bao lời chê trách, chỉ trích khiến cho đôi chân trở nên nặng chình chịch, chậm chạp cúi đầu rời sân cỏ. Còn đội chơi lên chân thì thường chiến thắng. Bóng đá chỉ là trò chơi mà sao hàng triệu, triệu người trên trái đất này phải thổn thức, vui buồn, trăn trở? Phải chăng bóng đá không chỉ là trò chơi giải trí chốc lát mà còn là một trong những giá trị tinh thần do loài người sáng tạo, chăm chút và trân trọng như một trình độ văn hoá.
2. Bài tập 2: Viết chính tả phân biệt phụ âm đầu l/n, r/d/gi.
 - Lúa nếp là lúa nếp làng,
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
- Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam,
 Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông.
- Nỗi niềm này lắm long đong
Lửng lơ lời nói khiến lòng nao nao...
- Lầm lũi nàng leo lên non
Nắng lên lấp loá, nàng còn lắc lư.
- Lụa là lóng lánh, nõn nà
Nói năng lịch lãm, nết na làm người.
 - Gió rung, gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn.
- Rung rinh dăm quả doi hồng
Gió rút răng rắc rùng rùng doi rơi.
- Xem ra danh giá con người
Giỏi giang một, dịu dàng mười, mới nên.
- Dẫu rằng khôn khéo, giỏi giang.
Vẫn cần giáo dục như vàng phải tôi.
- Rèn sắt còn đổ mồ hôi
Huống chi rèn người lại bỏ dở dang.
3. Bài tập 3:
* Điền dấu hỏi, ngã vào các từ sau cho đúng nghĩa.
- Dễ dãi, bỗ bã, nhõng nhẽo, mũm mĩm, lững thững, nghễnh ngãng.
- Ỷ lại, cụ thể, lửng lơ, phong cảnh, đo đỏ, quyển vở.
* Điền phụ âm đầu vào chỗ trống:
- Thong thả, thì thầm, tha thiết, thoang thoảng.
- Loảng xoảng, lầm lỡ, lỡ lời, lụa là, buồn bã, vật vờ, vui vẻ, văn vẻ, bệ vệ.
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Theo em muốn viết, nói đúng chính tả phải ta phải làm thế nào?
 - HS: Tả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút)
 - Về các em xem lại các bài tập đã làm trên lớp.
 - Tập viết chính tả đoạn: "Những động tác thả sào" đến " vâng vâng dạ dạ" 
 trong văn bản "Vượt thác".
 - Đọc và chuẩn bị bài: Phương pháp tả cảnh.
 	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:.......................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ===================================================
Ngày soạn: /02 /2012 Ngày dạy: /02 /2012 Lớp 6A
 Tiết 88: Tập làm văn: 
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH.
 1. Mục tiêu bài dạy
a. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
b. Kỹ năng:
- Quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điểu đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
 c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức vận dụng phương pháp tả cảnh vào bài viết tả cảnh.
 2. Chuẩn bị của Gv và Hs:
 a- Giáo viên: Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.
 b- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
 3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ (3')
 GV: Kiểm tả vở bài tập và việc chuẩn bị bài của HS.
 Nhận xét.
 * Giới thiệu bài (1'): Chúng ta sống giữa thiên nhiên, nhưng làm thế nào những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy hiện hình sống động trên trang giấy qua một bài văn, đoạn văn, để làm được điều ấy; tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
 b) Dạy nội dung bài mới.
GV: Ghi đầu bài lên bảng.
GV
?Tb
?Tb
?K
?Tb
HS
?Tb
?K
?Tb
?K
HS
?K
?Tb
?K
?G
GV
?Tb
?K
HS
?Tb
GV
?K
?Tb
GV
HS
?Tb
?Tb
GV
HS
HS
GV
HS
HS
Gọi HS đọc ba đoạn văn trong SGK.
- Theo dõi, uốn nắn cách đọc của hs.
- Đoạn văn a: Trích trong văn bản: " Vượt thác".
Đoạn văn a miêu tả nhân vật nào? Cảnh nào.
- Đoạn văn miêu tả cảnh dượng Hương Thư chống thuyền vượt thác.
Chi tiết hình ảnh nào thể hiện điều đó?
- Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc...
Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
- Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là: Bởi vì người vượt thác đã đem hết gân sức, tinh thần để chiến thắng thác dữ ( Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, bắp thịt cuồn cuộn, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ )- nhờ tả ngoại hình và các động tác.
Nét tiêu biểu về cảnh sắc ở đây là gì?
- Cảnh thác có nhiều sóng dữ, nhiều thác ghềnh.
Chú ý đoạn văn b - trích từ văn bản: "Sông nước Cà Mau".
Đoạn văn b tả quang cảnh gì?
- Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau.
Em có nhận xét gì về cách tả của tác giả?
- Với con mắt quan sát tinh tế, tỉ mỉ, cách sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm: Ầm ầm, nhô lên hụp xuống,... cách liên tưởng và so sánh độc đáo: Cá nước như người bơi ếch.
Tác giả đã miêu tả cảnh vật ấy theo thứ tự nào?
- Theo trình tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ; từ gần đến xa.
Trình tự miêu tả ấy có hợp lí không? Có đạt hiệu quả miêu tả không?
- Trình tự miêu tả như vậy rất hợp lí, bởi người tả đang ngồi trên thuyền từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trên thuyền trước hết phải là cảnh dòng nước sông, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn: thì người tả phải ở vị trí khác để quan sát.
Đọc lại đoạn văn c.
Văn bản c có gì khác với hai đoạn văn a,b trên?
- Đoạn văn a và b là những đoạn văn miêu tả. Văn bản c là văn bản hoàn chỉnh và tương đối tốt.
Em hãy chỉ ra: Văn bản có mấy phần, tóm tắt ý của mỗi phần?
Văn bản chia làm ba phần:
- Mở bài: Đoạn từ đầu đến " là màu của luỹ ": Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng.
- Thân bài: Đoạn tiếp đến " không rõ ": Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.
- Phần kết bài: Đoạn cuối: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để tả tre?
- Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để miêu tả về cây tre: Gọi tre là luỹ làng; quan sát tinh tế, kĩ càng về tre: Tre gai gốc to, thân to, cành rậm đan chéo nhau tre đời nọ truyền đời kia, tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ,... chằng chéo, tre óng chuốt, suốt rặng tre xanh rờn đầy sức sống.
Em nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả trong văn bản, cách tả như vậy có hợp lí không? Vì sao.
- Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong ( trình tự không gian, cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải khác).
Như vậy chúng ta thấy khi miêu tả cảnh ta phải sử dụng năng lực quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhận xét sau đó miêu tả bằng những hình ảnh tiêu biểu nhất và miêu tả theo một trình tự hợp lí, bởi vì cho dù quan sát, tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả nhưng nếu không biết cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí thì cũng không thể có một văn bản tả cảnh hay. Nói một cách khác, bài văn tả cảnh hay không phải là một mớ các hình ảnh được sắp xếp một cách lộn xộn, cho dù đó là hình ảnh tiêu biểu.
Vậy muốn làm bài văn tả cảnh hay ta phải làm gì?
Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần? Đó là những phần nào. Nêu nhiệm vụ mỗi phần.
Đọc ghi nhớ trong SGK trang 47.
Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ và trả lời.
Gợi ý: Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy?
Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào?
Em hãy viết phần mở bài, kết bài cho đề văn trên?
Chia nhóm: Tổ 1,2: Viết phần mở bài; Tổ 3,4: Viết phần kết bài.
Viết; Ví dụ:
+ Mở bài: Sau tiếng trống báo hết giờ ra chơi giữa buổi như mọi khi, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết viết bài tập làm văn số 5 ở đầu học kì II của lớp em.
+ Kết bài: Phải nấn ná chừng hai phút sau, cô giáo mới thu đủ các tác phẩm của chúng em. Không khí cả lớp như ong vỡ tổ. Những gương mặt ngây thơ tràn đầy niềm vui chắc rằng ai ai cũng làm bài tốt.
Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
- Miêu tả theo trình tự không gian và thời gian.
Hãy chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả?
Gợi ý 
Dựa vào những hình ảnh tiêu biểu hs viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Chẳng hạn: Hình ảnh trò chơi ở sân trường: Đá cầu một trò chơi đặc sắc và quen thuộc, quả cầu bay lên, bay xuống vô cùng đẹp mắt.
Đọc yêu cầu bài tập 3
Hướng dẫn
Tìm dàn bài:
* Mở bài: Tên văn bản là biển đẹp
* Thân bài: - Biển buổi sớm;
 - Buổi chiều gió mùa đông bắc;
 - Ngày mưa rào;
 - Buổi sáng nắng mờ;
 - Chiều lạnh, nắng tan.
 - Mặt trời xế trưa;
 - Nguyên nhân biển đẹp.
* Kết bài: Cảm tưởng về cảnh biển đẹp.
Đọc phần đọc thêm.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh 
 (15phút).
1. Ví dụ.
2. Bài học
- Muốn tả cảnh cần:
+ Xác định được đối tượng miêu tả.
+ Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
+ Trình bày những điều quan sát được theo thứ tự.
- Bố cục bài văn tả cảnh gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
+ Thân bài: Tập trung miêu tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự.
+ Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật.
* Ghi nhớ (SGK- 47)
II. Luyện tập (19').
1. Bài tập 1(sgk-47)
- Hình ảnh tiêu biểu:
+ Hoạt động của cô giáo: Ghi bảng, phát đề, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, lặng lẽ, nghiêm khắc.
+ Hoạt động của trò: Chăm chú, suy nghĩ, tiếng giở giấy, tiếng ngòi bút, những gương mặt.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian: Bắt đầu giờ kiểm tra, giờ phát đề (chép đề), học sinh làm bài, trống hết giờ, thu bài.
- Viết phần mở bài và phần kết bài.
2. Bài tập 2(sgk-47)
3. Bài tập 3 (sgk-47,48).
 c) Củng cố, luyện tập (2phút).
 ? Vậy muốn làm bài văn tả cảnh hay ta phải làm gì?
 ? Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần? Đó là những phần nào.
 Nêu nhiệm vụ mỗi phần.
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học và làm bài ở nhà (5 phút).
 - Học thuộc ghi nhớ trong sgk; hoàn chỉnh các bài tập trên.
 - Hướng dẫn học sinh viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh (ở nhà).

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 KI 2 CO MT.doc