Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng mới) - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng mới) - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Giúp học sinh hiểu được: nd, ý nghĩa của truyền thuyết

- Chỉ ra và hiểu được những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

- Rèn kỹ năng kể chuyện

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án

- HS: Đọc sách - Trả lời câu hỏi - Bài soạn

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Bài cũ:+ Nêu ngắn gọn đặc điểm của truyền thuyết?

 + Đọc ghi nhớ? Chọn 1 chi tiết kỳ ảo mà em thích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

- Sự chuẩn bị cho bài học: SGK, vở ghi, bài soạn

3. Giới thiệu bài:

 

doc 224 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng mới) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày giảng: 
Tiết 1 HDĐT - Con Rồng ,Cháu Tiên
(Truyền thuyết )
A.mục tiêu bài học :
	 Giúp học sinh:
- Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết .
- Nội dung ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng , cháu Tiên”.
- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
- Rèn kỹ năng kể , PT truyền thuyết .
B.Chuẩn bị: 
- GV:Đọc sách – Tư liệu - Giáo án
- HS:Đọc SGK –Trả lời câu hỏi .
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn
3. Giới thiệu bài:
 * Đọc - hiểu VB
- GV hướng dẫn đọc - HS đọc
? Truyện có những chi tiết nào.
? Dựa vào những chi tiết đó kể lại truyện?
- Hd Hs tìm hiểu chú thích (1, 2, 3,5,7) đặc biệt chú thích *
VB chia làm mấy phần? ND từng phần?
Đọc đoạn 1:
? Nhân vật chính được giới thiệu là ai? Có đặc điểm gì nổi bật?
? Trong đoạn 1 tác giả còn giới thiệu sự việc gì? Chi tiết nào liên quan đến phần sau câu chuyện?
? Em có nhận xét gì về cuộc nhân duyên đó.
- Đọc đoạn 2:
? Đoạn này kể về những sự việc chính nào.
? Em có nx gì về việc sinh nở của Âu Cơ? 
Chi tiết ấy có ý nghĩa ntn?
Trong những truyện DG em biết có những nv nào ra đời khác thường như vậy? (GV:Sọ Dừa, Thánh Gióng, Hoàng Tử Cóc)
? Hai người chia con như thế nào? Việc chia con có ý nghĩagì? Qua sự việc đó người xưa muốn gthích điều gì?
Câu chuyện kết thúc ra sao?
Theo em chi tiết gthiệu về LLQ & Âu Cơ cùng các con của họ có thật không? Đó là những chi tiết nào?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo.
? Truyện có chi tiết kỳ ảo nào? (GV:Trong truyện cổ DG các chi tiết kỳ ảo được đan xen T.giới thần-người thể hiện quan niệm vạn vật có linh hồn).? Những chi tiết này có vai trò như thế nào?
Qua PT rút ra ý nghĩa truyện? 
Học sinh đọc – GV chốt lại
? Học sinh đọc yêu cầu của Bài tập 1.
:CCố,dặn dò
 Học sinh thực hiện.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc - kể:
- Giới thiệu Âu Cơ - Lạc Long Quân
- Lấy nhau - sinh con
- Chia con - dựng nước - lập triều đình
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Truyền thuyết:
+ Là truyện dân gian kể về người, vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Nó không phải là lịch sử mà là truyện là tác phẩm nghệ thuật dân gian.
+ Người kể nghe, tin truyền thuyết là có thật mặc dù truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ lạ.
+ Truyền thuyết VN có quan hệ chặt chẽ với thần thoại
b. Từ khó:
Tinh: yêu quái; thần linh
Ngư tinh: Con cá sống lâu năm thành quái
Thủy cung:Cung điện dưới nước
Thần nông: NV trong truyền thuyết thần thoại dạy con người trồng trọt cầy cấy.
3. Bố cục:
+ Đ1: Từ đầu -> Long trang: giơí thiệu Âu Cơ-L.L Quân.
+ Đ2: Tiếp -> Lên đường: Cuộc nhân duyên của 2 người
+ Đ3: Còn lại: Dựng nước, lập triều đình.
4. Chủ đề: Thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc, ca ngợi sức mạnh đoàn kết.
II. Phân tích VB:
1. Giới thiệu Âu Cơ - Lạc Long Quân:
 * Nhân vật:
- Nguồn gốc: L.L.Quân và Âu Cơ đều là thần-> nguồn gốc cao quý.
- Hình dạng: + Lạc Long Quân: Mình rồng, khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ
 + Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần.
-> nguồn gốc cao quý, hình dạng kì lạ đẹp đẽ.
*Sự việc:
 - Họ có công tích: Diệt trừ yêu quái, giúp dân trồng lúa, chăn nuôi, dạy dân cách ăn ở.Điều này p.a cuộc sống thời dựng nước: Phải chinh phục t nhiên, khai phá đất đai, ổn định cuộc sống.
 - Việc kết duyên có điều kì lạ:
+ Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau-> nên vợ nên chồng.
+ Cùng nhau sống trên cạn.
ố Cuộc nhân duyên tuyệt đẹp, sự kết hợp tinh hoa của vùng nước thẳm & vẻ đẹp của chốn non cao->dự báo điều kỳ lạ. 
(GV: Điều kỳ lạ đó là gì -> đ2)
2. Diễn biến:
 * Việc sinh nở của Âu Cơ:
+ Sinh bọc trăm trứng
+ Nở 100 người con trai hồng hào, không cần bú mớm mà lớn như thổi, khoẻ như thần, đẹp đẽ lạ thườngcó vẻ đẹp và tài năng của cả cha và mẹ.
à Kỳ lạ, khác thường.
* Chia con:
+ 50 người con theo cha xuống biển
+ 50 người con theo mẹ lên núi
à Cuộc chia tay hợp tình hợp lý để cai quản các phương, mở mang đất nước.
à Gthích sự phân bố các dân tộc trên địa bàn cả nước. Phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục thiên nhiên, xây dựng cơ đồ, sự phân bố vùng miền ngược, xuôi của cha ông xưa.
3. Kết thúc:
 ố Kết quả: Dựng nên nước Văn Lang và triều đại Hùng Vương đời đời kế tiếp.
* Chi tiết hoang đường kỳ ảo:
- Là chi tiết không có thực
- Lạc Long Quân: Diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt
 (GV:L.L.Q có công lao mở nước buổi sơ khai)
- Bọc trăm trứng: Suy tôn nguồn gốc dân tộc Việt.
* Vai trò: Nhấn mạnh rằng cta cùng chung huyết thống, chung 1 lòng mẹ ,chung hưởng trí tuệ và sức mạnh của người cha, vóc dáng đẹp đẽ của nòi giống Tiên Rồng.
+ Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật
+ Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi.
+ Tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên
+ Tăng sức hấp dẫn của tphẩm.
 4. ý nghĩa của truyện:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt: đều là con Rồng, cháu Tiên.
+ Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của các cộng đồng người Việt trên đất nc VN.
(Tinh thần ấy thể hiện rõ ở lời Bác Hồ khi về thăm Đền Hùng “Các vua Hùng”)
iii- tổNG KếT:
1. Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
2. Nội dung:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
* Luyện tập
1. Bài tập 1( SGK - 8)
- Quả bầu mẹ (Khơ Mú)
- Quả trứng to nở ra con người (Mường)
- Quả bầu tiên (Vân Kiều)
à KĐ sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
2. Bài tập 2: Kể diễn cảm.
- Nêu khái niệm truyền thuyết
- ý nghĩa truyện
-Kể diễn cảm - Học bài 
- Học ghi nhớ - Soạn “Bánh Chưng, bánh Giầy”
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày giảng: 
Tiết 2- Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng, bánh giầy
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được: nd, ý nghĩa của truyền thuyết
- Chỉ ra và hiểu được những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Rèn kỹ năng kể chuyện
B. Chuẩn bị:	
- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án
- HS: Đọc sách - Trả lời câu hỏi - Bài soạn
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra:	
- Bài cũ:+ Nêu ngắn gọn đặc điểm của truyền thuyết?
 + Đọc ghi nhớ? Chọn 1 chi tiết kỳ ảo mà em thích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
- Sự chuẩn bị cho bài học: SGK, vở ghi, bài soạn
3. Giới thiệu bài:
Đọc - Hiểu VB
 I. Tiếp xúc văn bản:
GV gọi học sinh đọc từng đoạn.
Nhận xét và hướng dẫn kể theo các đoạn?
1. Đọc - kể:
2. Tìm hiểu chú thích: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10
3. Bố cục: 3phần
- Đ1: Từ đầu à chứng giám
- Đ2: Tiếp à hình tròn
- Đ3: Còn lại
4.Chủ đề: Gt nguồn gốc 2loại bánh,đề cao lđộng, nghề nông, thể hiện sự thờ kính trời đấ, tổ tiên.
II. hướng dẫn thảo luận - trả lời câu hỏi:
Hoàn cảnh, ý định, cách thức Vua Hùng chọn người nối ngôi?
Sự việc diễn ra ntn?
Vì sao trong các con Vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
“Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo”. Dựa vào câu nói trên cho biết thần là ai?
Kết quả cuộc đua tài ra sao?
Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được Vua chọn để tế trời đất, Tiên Vương và Lang Liêu được nối ngôi?
Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy” có ý nghĩa gì?
Kể tên truyện trong kho tàng văn học dân gian kể về nguồn gốc SV giống trên? (Sự tích trầu cau, Dưa hấu)
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: + Giặc yên, dân sống thanh bình no ấm.
 + Vua già à muốn truyền ngôi
- ý của vua: + Người nối ngôi – nối chí
 + Không nhất thiết là con trưởng
- Hình thức: Dùng 1 câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi.
2.Diễn biến: Cuộc đua tài dâng lễ vật
- Các lang: Đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về làm lẽ Tiên Vương. 
- Lang Liêu: + Là người thiệt thòi nhất
 + Tuy là con vua nhưng phận gần gũi dân thường
 + Là người và được thần giúp đỡ, vì trong các con Vua, chỉ có Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, ra ở riêng chỉ lo đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, gần gũi người dân lao động.
Là người duy nhất hiểu được ý thần thực hiện được ý thần (Thần ở đây là dân).ND trọng hạt gạo, thành quả lao động của mình.
3. Kết thúc câu chuyện: Kết quả cuộc đua tài
- Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế lễ trời đất T.Vương:
+ Có ý nghĩa thực tế: Làm từ gạo – Sản phẩm của nghề nông, coi trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo.
+ Có ý tưởng sâu xa: Tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài
+ Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua. (Đem cái quý nhất trong trời đất đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà cúng tế Tiên Vương à Con người thông minh, tài năng, hiếu thảo)
4.ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề cao lao động, đề cao người lao động và nghề nông. Khẳng định sự quý giá của hạt gạo, thể hiện sự kính trời đất, ơn tổ tiên.
à Lang Liêu hiện lên như 1 anh hùng văn hoá.
III- Tổng kết :
 1. Nghệ thuật:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng phong phú, kì ảo hoang đường (Nằm mơ thần mách bảo) NT tiêu biểu cho truyện DG.
2. Nội dung:
- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy,tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết à thành tựu văn minh nông nghiệp.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
- Thể hiện sự thờ kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta
* Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính trời đất, tổ tiên
- Cha ông đã xây dựng 1 phong tục tập quán đẹp, giản dị mà thiêng liêng, giàu ý nghĩa.
à VH truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
 Bài tập 2:
- Chi tiết: Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến (Chi tiết thần kỳ, hấp dẫn)
à Nêu bật giá trị hạt gạo, trân trọng sản phẩm con người tự làm ra.
- Lời vua với mọi người về 2 loại bánh: Đây là cách “đọc”, cách “thưởng thức”, nhận xét về VH.
4- Củng cố-Dặn dò
- Kể diễn cảm, ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
- Đọc ghi nhớ - Học bài- Xem trước từ và cấu tạo từ.
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày giảng: 
Tiết 3: Từ và cấu tạo CủA từ Tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu: Thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo của từ TV cụ thể.
+ KN từ.
+ Đvị cấu tạo từ (tiếng).
+ Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy).
- Kỹ năng nhận diện từ.
B. Chuẩn bị:	- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án , bảng phụ
- HS: Đọc sách - Trả lời câu hỏi .
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra:	- ở tiểu học chúng ta đã học về từ, em hiểu từ là gì?
- Sự chuẩn bị cho bài học: SGK - vở ghi, bài soạn 
3. Giới thiệu bài:
* Hình thành kiến thức mới
I.Bài học 
1-Từ là gì?
a, NL:
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt, chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
?Hãy tách từ, tiếng ở NL trên?
Phân biệt sự khác nhau giữa tiếng và từ?
Vậy từ là gì?
b. Ghi nhớ:( SGK- 13)
2-Từ đơn và từ phức:
a. NL Tách từ
Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồn ... n trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau.
- Gợi ý: Lời kể, cốt truyện, nhân vật và cách xây dựng nhân vật, văn tự sự, văn miêu tả.
Câu 6: Tìm trong ngữ văn 6 tập 2 những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, lòng nhân ái của dân tộc.
— Lòng yêu nước: Lòng yêu nước, Cầu Long Biên, Cô Tô,...
— Lòng nhân ái: Đêm nay Bác không ngủ.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn
- Em thích nhất tác giả nào? Nhân vật nào? Vì sao?
— Hướng dẫn ôn tập.
- Bài tập về nhà: 6, 7.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 134: Tổng kết phần văn và tập làm văn 
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
	- Củng cố những kiến thức về phương thức biểu đạt đã đọc đã biết và đã tập làm; Năm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp; bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.
Câu 1: Thống kê, phân loại những bài văn đã học theo phương thức biểu đạt chính.
STT
Phương thức biểu đạt
Các bài văn đã học
1
Tự sự
Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên.
 Bánh chưng bánh dày
Cổ tích: Sọ Dừa
 Thạch Sanh.
Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng
 Thầy bói xem voi
Truyện cười: Treo biển
 Lợn cưới áo mới
Truyện trung đại: Con hổ có nghĩa
 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Truyện hiện đại: Bức tranh của em gái tôi.
2
Miêu tả
Tiểu thuyết: (Truyện) Bài học đường đời đầu tiên
 Sông nước Cà Mau
 Vượt thác
Thơ: Mưa
3
Biểu cảm
Lượm
Đêm nay Bác không ngủ
4
Nghị luận
Văn bản nhật dụng:
 Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh
Văn bản nhật dụng:
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
Động Phong Nha.
6
Hành chính công vụ
Đơn từ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản.
 Thạch Sanh	Tự sự
 Lượm 	Biểu cảm, miêu tả, tự sự
 Mưa	Miêu tả
 Bài học đường đời đầu tiên	Tự sự, miêu tả
 Cây tre Việt Nam	Miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: Em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Tự sự, miêu tả.
II. Đặc điểm, cách làm.
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức.
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Giúp hình dung đối tượng cảm nhận.
Tính chất, thuộc tính, trạng thái, sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, sự việc, tính huống.
Giới thiệu đối tượng miêu tả
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết A, B, C, D.
Miêu tả đối tượng... trên các mặt ngoại hình, hoạt động, tính cách.
3
Kết luận
Kết quả sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ, cảm tưởng
- Học sinh tự làm
Câu 3: Nêu mối quan hệ sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự? Ví dụ?
Câu 4: Nhân vật trong tự sự thường được kể tên và miêu tả qua những yếu tố nào? Ví dụ?
Câu 5: Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Ví dụ?
Câu 6: Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người?
Câu 7: Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Những điểm khác biệt cơ bản của văn tự sự - với văn miêu tả.
— Hướng dẫn học tập.
- Bài tập về nhà: 2, 3.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
 Tiết 135: Tổng kết phần Tiếng Việt.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
	- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần 	kến thức lớp 6.
	- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, 	động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
	- Câu đơn, câu ghép... so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
	- Biết phân tích, các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp.
	- Làm bài tập về nhà.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
	Giới thiệu bài.
Nội dung ôn tập.
I. Các loại từ đã học (SGK).
1. Các phép tu từ đã học (Sơ đồ SGK).
2. Các kiểu cấu tạo câu đã học (SGK).
3. Các dấu câu đã học (SGK).
II. Luyện tập
Bài tập trang 75 (sách bài tập).
Bài 2: Phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn:
	" Rễ siêng không ngại đất nghèo
	Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
	Vươn mình trong gió tre đu
	Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
	Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
	Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
	(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Bài 3: Cho đoạn văn:
" Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nữa. Nhưng trên đường trường ta dần bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi"
a. Tìm phó từ.
b. Phân tích thành phần các câu.
c. Tìm câu trần thuật đơn có từ " là"
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Vẽ sơ đồ phân loại Danh từ? Động từ? Tính từ?
— Hướng dẫn học tập.
- Ôn lại phần nội dung ôn tập.
- Làm bài tập (tự luận) bài 33 (Sách bài tập).
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 136: Ôn tập tổng hợp.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực các kiến thức và kĩ năng của các môn học ngữ văn.
- Giúp học sinh luyện năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Những nộ dung cơ bản cần chú: (SGK).
(Trên cơ sở những nội dung đã có trong SGK, giáo viên đưa ra những yêu cầu, chi tiết hơn trong từng nội dung cơ bản).
II. Luyện tập.
Đề kiểm tra chất lượng cuối năm - lớp 6 (SGK - 164).
Phần trắc nghiệm
1. B 	2. D	3. C 	4. D	5. C	6. A 	7. C 	8. C	9. B
Phần tự luận
Đề bài: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.
Hướng làm bài.
1. Mở bài:
Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
2. Thân bài:
3. Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy.
- Tả quang cảnh bữa cơm chiều.
- Kể việc xảy ra: Đó là việc gì? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? Nguyên nhân?
- Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ như thế nào khi chuyện xảy ra: Khuôn mặt, giọng nói, thái độ...
4. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện đã xảy ra.
— Yêu cầu học sinh viết dàn ð triển khai phần thân bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Ôn tập kì - chuẩn bị kiểm tra.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 139 + 140: Chương trình ngữ văn địa phương.
	(Phần văn + Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh có trên quê em.
	 Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi 	trường ở quê em.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp trong giờ
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Trao đổi trong nhóm những nội dung mà em đã chuẩn bị ở nhà
	(Mỗi nhóm 4 học sinh)
II. Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày trước lớp.
- Một trong những danh lam thắng cảnh:
	+ Cầu Việt Trì
	+ Đền Hùng (Hy Cương - Lâm Thao)
	+ Đền Ao Châu (Hạ Hoà).
III. Giáo viên tổng kết, đánh giá.
- Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhược điểm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - Viết bài giới thiệu (Văn thuyết minh sẽ học ở lớp trên)
- Tìm hiểu về vấn đề môi trường & bảo vệ môi trường ở địa phương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 CHUAN KTKN 20112012.doc