Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 12

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 12

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

- GD hs tình yêu thiên nhiên, lao động, có ý thức bảo vệ môi trường biển.

- Rèn kĩ năng cảm thụ hình ảnh thơ và P/T chi tiết nghệ thuật: hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.

 âm điệu vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.

II.CHUẨN BỊ:

GV: Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.(sưu tầm)

HS: Soạn bài trả lời các câu hỏi SGK (ch ý hình ảnh thơ)

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ(5):Đọc thuộc bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.

2. Giới thiệu bài(1)

 

doc 30 trang Người đăng thu10 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHÀO MỪNG 
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tuần 12
Tiết 52-53
 (Huy Cận)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- GD hs tình yêu thiên nhiên, lao đợng, có ý thức bảo vệ mơi trường biển.
- Rèn kĩ năng cảm thụ hình ảnh thơ và P/T chi tiết nghệ thuật: hình ảnh, ngơn ngữ, giọng điệu.
 âm điệu vừa cổ kính, vừa mới mẻ trong bài thơ.
II.CHUẨN BỊ: 
GV: Chân dung Huy Cận, tranh đoàn thuyền trên biển ra khơi.(sưu tầm)
HS: Soạn bài trả lời các câu hỏi SGK (chú ý hình ảnh thơ)
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
1. Kiểm tra bài cũ(5’):Đọc thuộc bài thơ “Tiểu đội xe không kính”, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
2. Giới thiệu bài(1’)
3.Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (24’): Tìm hiểu chung về bài thơ.
GV: Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Huy Cận:
- Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng.
GV: Hiểu gì về đất nước năm 1958?
- Nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.
 ? Bài thơ nên đọc như thế nào? Aâm hưởng chung của bài thơ?
 (Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ).
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Một số chú thích lưu ý.
GV: Bố cục bài thơ theo hành trình chuyến ra khơi như thế nào?
HS: Tìm bố cục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích 
GV: Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian như thế nào?(hình ảnh thiên nhiên nào?)
 ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo (như hòn lửa, cài then, sập cửa) Þ sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
 Câu hát ...
 Thuyền ta lái gió
 Lướt giữa
 Đêm thở sao lùa
 ? Hình ảnh con người đặt trong không gian ấy có tác dụng gì?
* Liên hệ giảng giải: Khác với thơ Huy Cận trước CM
 TIẾT 2 (TIẾT 54)
Hoạt động 2(39’): Tìm hiểu hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
Hỏi: Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu? (Phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh).
Hỏi: Đặt trong cảnh thiên nhiên đó, người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
Phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài.
GV: Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả như thế nào?( chú ý hình ảnh đặc sắc của 4 câu thơ: Thuyền ta lái gió
 Dàn đan thế trận lưới 
Hỏi: Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hòa hợp.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá? 
- Công việc của người lao động đánh cá như gắn liền, hài hòa với nhịp sống của thiên nhiên, đất trời.
Giảng: Những hình ảnh được sáng tạo có thể không đúng như trong thực tế nhưng làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
GV: Trình bày giải thích thêm , liên hệ giáo dục mơi trường biểnkhơng sử dụng bom mìn để đánh bắt cá .
 ? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
 ? Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
HS: Thiên nhiên trên biển: đẹp rực rở đến huyền ảo của cá, trăng, sao.
- Trí tưởng tượng chấp cánh cho hiện thực trở nên kỳ ảo, thiên nhiên giàu có, đẹp đẽ hơn.
Hoạt động 3(8’): Tìm hiểu âm hưởng, giọng điệu thơ.
GV: Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu bài thơ? Các yeeud tố: thể thơ,nhịp, vần đã goops phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
Hoạt động 4(7’): Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
GV cho HS nhận xét về nội dung tình cảm, cảm xúc nổi bật và nhwngc đặc sắc nghẹ thuật của bài thơ.
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Có thể dọc cho HS nghe một đoạn nói về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong phần tài liệu.
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả.
 - Nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
 - Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
 - Năm 1996 được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
2.Tác phẩm:
 Sáng tác năm 1958, trích trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”
 Đề tài xây dựng cuộc sống mới.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
4. Bố cục: 3 phần.
- P1: Cảnh đoàn thuyền lên đường
- P2: Cảnh đoàn thuyền hoạt động ngoài khơi.
- P3: Cảnh đoàn thuyền trở về. 
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.(15’) Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa với thiên vũ trụ:
- Không gian rộng lớn: biển, trời, trăng, saồ làm tăng tầm vóc và vị thế của con người.
- Đoàn thuyền ra khơià trở về đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới--> lãng mạn.
- Bút pháp phóng đại, liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ.
2. Những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
a/ Cảnh biển vào đêm.
- Cảnh rộng lớn, gần gũi với con người qua liên tưởng, so sánh thú vị:
 Mặt trời xuống biển
 Sóng cài then, đêm
- Hình ảnh cánh buồm, gió khơi và câu hát là hình ảnh khỏe, gắn kếtà niềm vui, sức mạnh của người ra khơi.
b/ Cảnh lao động trên biển ban đêm.
- Con thuyền: vốn nhỏ bé ® kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
* Bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú. 
c/ Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá trên biển:
- Cá thu như đoàn thoi
- Cá song lấp lánh
- Vẩy bạc đuôi vàng
à Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng từ sự quan sát hiện thực.
3. Ââm hưởng, giọng điệu của bài thơ:
- Lời thơ dõng dạc; điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới(bốn lần lặp lại từ hát)
- Cách gieo vần biến hóa linh hoạt, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách
III. Tổng kết – luyện tập:
- Nội dung(sgk) Ghi nhớ SGK
- Nghệ thuật(sgk)
- Luyện tập: Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối:
Gợi ý khổ đầu: 
- Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng
- Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế hào hùng, phấn khởi 
Hoạt động 5(2’): Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc các khổ thơ 3, 4, 5
- Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng.
 -----------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN CHÀO MỪNG 
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Tuần 12	Ngày dạy: 13/11
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Tiết 54
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh: 
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
- Biết thêm một cách làm thơ 8 chữ, từ đó phát huy năng lực nhận diện và thưởng thức các bài thơ 8 chữ theo đúng đặc trưng thể loại.
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo tạo, sự hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca, biết làm thơ theo đề tài mơi trường. Qua đó gd hs biết bảo về cuợc sớng trong lành, phê phán những biểu hiện sai trái làm ảnh hưởng đến mơi trường .
- Rèn kĩ năng nhận diện thể thơ 8 chữ.
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Một số đoạn thơ 8 chữ, tư liệu có liên quan
 HS : Đọc và chuẩn bị nội dung bài học theo những câu hỏi gợi ý của SGK, chuẩn bị trước bài viết bình một đoạn thơ 8 chữ đã học để trình bày trước lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ(5’)	
 - Đọc 1 đoạn thơ bài Bếp lửa- thể thơ (8 chữ)
	 - Xem HS còn biết bài thơ 8 chữ nào đã học? 
2. Giới thiệu bài(1’): Cuộc sống của mỗi người chúng ta chắc hẳn sẽ đơn độc và tẻ nhạt biết bao nếu không được thưởng thức vẻ đẹp của thơ ca. Chính thơ ca giúp tâm hồn chúng ta biết rung động sâu xa trước cái đẹp của cuộc đời, của tình người,của thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Ở các lớp 6,7,8 các em đã có dịp trổ tài làm thơ 5 chữ, thơ lục bát, năm nay ở lớp 9 các em có dịp trổ tài làm thi sĩ với hoạt đông tập làm thơ 8 chữ.
3/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1(15’): Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ.
GV: Đưa bảng phụ chép sẵn ba đoạn thơ trong SGK đe HSå quan sát và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV
HS đọc 3 ví dụ SGK, trả lời cá nhân.
GV: nêu nhiệm vụ học tập:
 ? Nhận diện số câu chữ trong từng dòng thơ?
 ? Gạch chân các từ ngữ có chứa vần ở mỗi đoạn?
 ? Nhận xét cách gieo vần, cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn?
 GV: Yêu cầu 3 HS ghi lại những suy nghĩ cá nhân vào bảng phụ để chữa trực quan.
HS khác nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
GV chữa bài và cho điểm.
 ? Khái quát những nét cơ bản về thể thơ 8 chữ?
GV đưa bảng phụ có ghi nhớ để HS quan sát.
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2(20’): Hướng dẫn luyện tập.
GV: đưa bảng phụ chép sẵn bài tập 1,2,3 trong SGK để HS quan sát và suy nghĩ.
 Chia nhóm để HS làm bài tập theo nhóm (thi với nhau) và cử đại diện nhóm ghi phần chuẩn bị vào bảng phụ.
HS: nhận xét bài làm của từng nhóm.
GV: nhận xét cho điểm.
Bài 1: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, đáp án mở, miễn là đạ ... ùi độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao tình nghiã, đối với người đã khuất, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Sống phải thủy chung “Uống nước nhớ nguồn”à truyền thống tốt đẹp
Hoạt động 3(5’):Tổng kết
GV: Nêu chủ đề bài thơ ? theo cảm nhận của em chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý của dân tộc Việt Nam?
HS: đọc phần ghi nhớ 
GV: Em hãy nhận xét kết cấu, giọng điệu của bài thơ?
? Có nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăng không? Vì sao?
Hoạt động 4(1’): Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc bài thơ, nội dung, ý nghĩa khái quát sâu sắc của bài thơ.
- Viết bài nêu cảm nghĩ về bài: Aùnh trăng
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng
I Tìm hiểu chung:
1/Tác gia û(SGK)
2/ Tác phẩm: Sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Giải A Hội nhà văn Việt Nam 1984
- Thể loại: Thơ tự do, thơ 5 chữ nhẹ nhàng êm đềm.
3/ Đọc- tìm hiểu chú thích.
4/Bố cục: 03 phần 
-Khổ 1, 2: vầng trăng kỷ niệm
-Khổ 3, 4: Vầng trăng hiện tại
-Khổ 5, 6 suy ngẫm của tác giả 
II.Đọc - hiểu văn bản
1/Vầng trăng kỷ niệm:
- Hồi nhỏ sống với đồng, sông, bể.
- Hồi chiến tranh ở rừng
àTrăng thành tri kỷ, trăngvàngười sống 
 gắn bó tình nghĩa, như có sự chia sẻ đồng cảm với nhau.à trăng là biểu tượng của quá khứ đẹp( Hình ảnh đất nước bình dị, hiền hậu)
2/ Vầng trăng hiện tại:
 - Về thành phố : Ánh điện, cửa gương 
 - Trăng như người dưng 
 à Hoàn cảnh sống thay đổi, qúa khứ nhọc nhằn gian khổ bị lãng quên.
 - Thình lình điện tắt – tối om – vầng trăng tròn xuất hiệnàkỉ niệm của năm tháng gian lao, thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu(sông, bể, rừng)
3/ Suy ngẫm của nhà thơ.
- Trăng tròn vành vạnhà Quá khứ đẹp, nguyên vẹn, không phai mờ 
- Trăng im phăng phắcà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người không quên khứ.
=> Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt.
III. Tổng kết- luyện tập: 
- Nội dung: Ghi nhớ (sgk)
- Nghệ thuật: 
+ Kếtá hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
+ Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhịp nhàng, ngân nga thiết tha cảm xúc(khổ 5), trầm lắng biểu hiện suy tư(khổ cuối)
+ Kết cấu, giọng điệu bài thơ làm nổi bật chủ đề tạo tính chân thực, truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm.
- Luyện tập: 
 Không nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăngà nhằm nhắc nhở mọi người không quên quá khứ, sống thủy chung
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
Tuần 12 Ngày dạy: 22/11
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
Tiết 59
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
II.CHUẨN BỊ:
 - HS chuẩn bị nội dung các câu hỏi SGK. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra kiến thức ôn tập tiết 53
2. Bài mới: Tổng kết từ vựng- ôn tập thực hành
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cách dùng từ trong văn bản.
- So sánh 2 dị bản của câu ca dao 
- Giải thích nghiã của hai từ : gật đầu-gật gù.
 -Chọn từ nào phù hợp hơn ? Tại sao?
HS đọc và giải quyết yêu cầu câu hỏi SGK.
- Không chọn “gật đầu”: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
Hoạt động 2: Nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ?
 -Người vợ không hiểu nghiã của cách nói một chân sút. Hiểu nhầm nghiã của từ chân sút thành chân(người) nên ngộ nhận chân đá bóng thành chân để đi
Hoạt động 3: Học sinh xác định trong số các từ đã cho từ nào được dùngtheo nghiã gốc, từ nào chuyển nghiã? chuyển nghiã theo phương thức nào ? ẩn dụ hay hoán dụ ?
 HS thảo luận nhóm giải quyết yêu cầu bài tập.
Hoạt động 4: vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật trong cách dùng từ ở bài thơ.
Giảng: Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai(và bao người khác) ngọn lửa. Ngọnï lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc(cây xanh như cũng ánh theo hồng).
Hoat động 5: Học sinh đọc đoạn trích ở bài tập 5. -- - Xác định xem các sự vật hiện tượng được đặt tên theo cách nào? 
- Tìm 05 tên gọi tương tự 
- Cho học sinh các tổ cử đại diện lên bảng làm . Tổ nào tìm được nhiều từ hơn sẽ được điểm thưởng(thi chạy tiếp sức)
Hoạt động 6: Học sinh đọc bài tập 6 Tổ 3,4 –bài 6.
- Phát hiện chi tiết gây cười?
- Truyện cười này nhằm phê phán điều gì ?
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà:
 + Ôân tập tiếng Việt . 
Phương châm hội thoại
Xưng hô trong hội thoại
 - Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
 + Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài tập 1: Cách dùng từ trong văn bản:
- Chọn từ “gật gù”: gật nhẹ nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng(ý nghĩa biểu đạt: Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia se những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống) 
Bài tập 2: Sự phát triển nghiã của từ ngữ:
-(một) chân sút: cả đội bóng chỉ cómột người giỏi ghi bàn
Bài tập 3: Sự chuyển nghiã của từ 
-Nghiã gốc : miệng , chân, tay, 
-Nghiã chuyển : vai (hoán dụ). 
 đầu (ẩn dụ).
 So sánh ngầm, gợi nhiều liên tưởng 
Bài tập 4:Trường từ vựng :
-Trường từ vựng chỉ màu sắc: (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng. 
-Trường từ vựng chỉ lửa: ánh (hồng) lửa, cháy, tro.
 => Có quan hệ mật thiết với nhau. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Bài tập 5: Tạo từ bằng cách đặt tên cho sự vật, hiện tượng :
- Cà tím: cà quả tròn, màu tím hoặc nửa tím, nửa trắng.
- Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, duôi dài và nhọn như cái kiếm.
- Cá kim: cá biển có mỏ dài và nhọn như cái kim.
- Chè móc câu: chè búp nhọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình móc câu.
- Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Chuột đồng: chuột sống ngoài đồng ruộng, ở hang, thường phá hại mùa màng.
- Dưa bở: dưa quả chín màu vàng nhạt, thịt bở, có bột trắng.
- Gấu chó: gấu cỡ nhỏ, tai nhỏ, lông ngắn, mặt giống mặt chó.
- Mực: động vật ở biển, thân mềm, chân ở đầu và có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
- Ớt chỉ thiên: ớt quả nhỏ, quả chỉ thẳng lên trời.
- Ong ruồi: ong mật nhỏ như ruồi.
- Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ và hai càng, do người đẩy, khi chạy thường có tiếng kêu “cút kít”
-Tên kênh rạch: Mái Giầm , Bọ Mắt, Ba Khía 
6. Cách dùng từ mượn và dùng đúng nghĩa, hiểu nghĩa của từ:
- Bác sĩ : Mượn từ tiếng Hán, được Việt hóa(thông dụng)
- Đốùc –tờ: Mượn tiếng Pháp, được Việt hóa(xa lạ)
 => Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người .
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Giáo án chào mừng ngày nhà giáo 
Việt Nam 20/11
Tuần 12 Ngày dạy: 22/11
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Tiết 60
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh biết cách đưa yếu tố nghị luận và bài văn tự sự một cách hợp lý..
II.CHUẨN BỊ:
 HS chuẩn bị nội dung bài tập trước giờ lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/Kiểm tra bài cũ(5’)
 -Nghị luận là gì ?
 -Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những hình thức nào?
2. Giới thiệu bài(1’)
 3/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 Hoạt động 1(9’): Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận.
 HS: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 ? Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của những yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
 àYếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc vào tính triết lý .
Hoạt động 2(39’): Thực hành viết đoạn văn.
Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
I/ Tìm hiểu yếu tố nghị luậnï trong đoạn văn tự sự.
Đoạn văn: LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN.
 - Các câu có yếu tố nghị luận:
 + “Những điều viết trên cát...trong lòng người” 
 Vai trò: mang dáng dấp một triết lí về “cái giới hạn, cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người.
 + “Vậy mỗi chúng ta ... ân nghĩa lên đá”
 Vai trò: nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống.
 => Bài học về lòng bao dung, sự tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa .
II/ Thực hành viết đoạn văn có yếu tố nghị luận:
Bài tập 1: Kể lại buổi sinh hoạt lớp:
 - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?(thời gian, điạ điểm, ai là người điều khiển. ..)
 - Nội dung buổi sinh hoạt là gì? em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu vấn đề đó?
 - Em đã thiết phục cả lớp Nam là người bạn tốt như thế nào?(lí lẽ, ví dụ, lời phân tích)
Yêu cầu HS viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động(trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận)
Hoạt động 3(1’): Hướng dẫn học ở nhà
-Tìm thêm các đoạn văn nhgị luận trong SGK.
 - Chuẩn bị làm bài viết TLV số 3.
- Chuẩn bị bài Làng theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Bài tập 2: Kể về việc làm hoặc lời dạy bảo sâu sắc của bà:
- Người em kể là ai ?
- Người đó đã để lại một việc làm, một lời nói, một suy nghĩ ?điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì ? Nó giản dị và sâu sắc như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra về câu chuyện trên? 
@?@?@?@?&@?@?@?@?
KÍ DUYỆT TUẦN 12.
Ngày 17 tháng 11 năm 2008
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12..doc