Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 6

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 6

TUẦN 6

TIẾT 06: Ngày soạn: /9/2009

Ngày dạy: / /2009

BỔ TRỢ KIẾN THỨC:

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

- LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan đến truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm"

 - Biết tích hợp với truyền thuyết thời đại Hùng Vương

2. Kĩ năng: - Biết liên hệ thực tế lịch sử

 - Hiểu ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của cha ông,.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 06:
Ngày soạn: /9/2009
Ngày dạy: / /2009
bổ trợ kiến thức:
Sự tích hồ gươm
- luyện tập kể chuyện
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan đến truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" 
	- Biết tích hợp với truyền thuyết thời đại Hùng Vương
2. Kĩ năng: - Biết liên hệ thực tế lịch sử
	- Hiểu ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của cha ông,...
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Kể tóm tắt lại truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" 
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học:
?- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm" ?
- Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi ngghĩa Lam Sơn chống giặc Mionh đầu thế kỉ XV.
- Đề cao vai trò minh chủ của người anh hùng Lê lợi 
- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm
- Ca ngợi khát vọng hòa bình của dân tộc.
?- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện?
- Thanh gươm thần
- Hình ảnh Rùa Vàng,...
?- Tác dụng của những chi tiết đó?
- Góp phần thể hiện nội dung truyện và tô đậm hình tượng người anh hùng Lê Lợi. 
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS làm vào phiếu học tập theo từng bàn)
Cho đoạn trích sau: 
 "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh " (Trích "Sự tích Hồ Gươm")
1.?- Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Nghị luận D. Biểu cảm
2.?- Sự việc Lê Lợi trả gươm thần có ý nghĩa gì?
 A. Thiêng liêng hóa địa danh hồ Tả Vọng và ghi nhớ công lao của Lê Lợi
 B. Thể hiện đạo lí của người Việt: Uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa nghĩa thủy chung
 C. Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta
 D. Cả ba ý trên đều đúng.
3.?- Từ "Kim Quy" có nghĩa là "Rùa Vàng". Theo em, từ "Kim Quy" giải thích theo cách nào?
 A. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
 B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
 C. Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị
 D. Cả ba ý trên đều sai.
4.?- Từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Kim Quy B. Tả Vọng
 C. Hồ Gươm D. Hoàn Kiếm
5.?- Đoạn văn có mấy từ láy?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
6.?- Hình ảnh Rùa Vàng không xuất hiện trong truyền thuyết nào sau đây?
 A. Mị Châu, Trọng Thủy
 B. An Dương Vương xây thành Cổ Loa
 C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
 D. Sự tích Hồ Gươm.
(2)?- Chi tiết sau có ý nghĩa gì ?
"Lưỡi gươm được tìm thấy dưới nước, chuôi gươm được tìm thấy trên rừng, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in"
Từ đó em có liên tưởng đến chi nào cũng có ý nghĩa tương tự trong truyện "Con Rồng cháu Tiên"?
(- HS suy nghĩ trả lời à Nhận xét + bổ sung)
- ý nghĩa: Khẳng định ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân ta có ở khắp mọi miền đất nước. Đồng bào ta ở miền biển cũng như ở đồng bằng, núi rừng đều chung một khát vọng chiến thắng ngoại xâm. Khát vọng ấy được hun đúc trong hình ảnh thanh gươm.
- Ta có thể liên tưởng đến chi tiết Lạc Long Quân sau khi chia con đã dặn dò Âu Cơ: "kẻ miền núi, người miền biển khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn".
ố Hai chi tiết cùng nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ở khắp mọi nơi.
(3)?- Đọc "Sự tích Hồ Gươm"&"ấn, kiếm Tây Sơn", có ý kiến cho rằng: Nếu không có sức mạnh thần linh giúp đỡ thì sức con người sẽ không bao giờ thắng được giặc.
 Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
( Cho HS thảo luận)
- ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác. Vì:
+ Nó đã tuyệt đối hóa vai trò của thần linh mà không thấy được vai trò của nhân dân (đặc biệt là vai trò của người lãnh đạo). Sức mạnh và ý chí đoàn kết đánh đuổi giặc của nhân dân ta đã làm chuôi và vỏ gươm vừa như in. Thanh gươm là biểu tượng cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Thần linh có thể giúp đỡ con người nhưng không trực tiếp làm nên những chiến thắng, quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi nước nhà.
(4)?- Mượn lời Rùa Vàng để kể về Sự tích Hồ Gươm!
(Hướng dẫn và yêu cầu HS kể)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
?- Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh "Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh"
 - Chuẩn bị luyện tập về: 
 + Từ mượn 
 + Nghĩa của từ 
 + Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. kiến thức cơ bản:
1. Nội dung
2. Các chi tiết kì ảo 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án A
Câu 2:
 Đáp án D
Câu 3:
 Đáp án B
Câu 4:
 Đáp án C
Câu 5:
 Đáp án A
Câu 6:
 Đáp án C
2. Bài 2
 - ý nghĩa: Khẳng định ý chí đánh giặc cứu nước của nhân dân ta có ở khắp mọi miền đất nước. 
- Liên tưởng đến chi tiết Lạc Long Quân dặn dò Âu Cơ: "kẻ miền núi, người miền biển khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn".
3. Bài 3:
- ý kiến có phần đúng nhưng chưa đủ.
Bài 4:
(HS kể chuyện)
Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc