Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15

TUẦN 15

Tiết 15: Ngày soạn: /11/2009

Ngày dạy: /12/2009

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện tưởng tượng.

 - Biết sử dụng kiến thức đã học về văn tự sự và kiến thức trong phân môn Đọc - Hiểu văn bản cùng kiến thức trong thực tế để luyện tập lập dàn ý bài văn kể chuyện tưởng tượng

2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.

 - Luyện kĩ năng kể chuyện tưởng tượng cho HS.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, năng lực sáng tạo cho HS khi kể chuyện tưởng tượng.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV.

 - HS: TLTK, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 15:
Ngày soạn: /11/2009
Ngày dạy: /12/2009
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện tưởng tượng.
	- Biết sử dụng kiến thức đã học về văn tự sự và kiến thức trong phân môn Đọc - Hiểu văn bản cùng kiến thức trong thực tế để luyện tập lập dàn ý bài văn kể chuyện tưởng tượng
2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.
	- Luyện kĩ năng kể chuyện tưởng tượng cho HS.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, năng lực sáng tạo cho HS khi kể chuyện tưởng tượng.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV...
	- HS: TLTK, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Phân biệt kể chuyện đời thường với kể chuyện tưởng tượng trên cơ sở kiến thức đã học!
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV kể một đoạn truyện theo cách tưởng tượng sáng tạo à cho HS nhận xét à Dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS tìm hiểu lại một số kiến thức cần nắm khi làm văn kể chuyện tưởng tượng
?- Thế nào là truyện tưởng tượng?
- Là những truyện do người kể sáng tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nào đó.
?- Khi kể chuyện tưởng tượng, ta cần đảm bảo điều gì?
- Phải sáng tạo bằng trí tưởng tượng của mình
- Khi kể, ta không hoàn toàn thoát ly hiện thực mà một phần vẫn dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm nổi bật ý nghĩa.
?-Trên cơ sở dựa vào những điều có thật để tượng tượng ra, ta có thể chia kể chuyện sáng tạo thành mấy kiểu cơ bản?
- 4 kiểu:
+ Kể chuyện cũ theo ngôi kể mới
+ Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới
+ Kể chuyện về số phận và tâm tình của đồ vật, con vật,...
+ Kể chuyện tương lai
Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập 
(1)?- Trong các đề văn sau, đề nào là đề kể chuyện tưởng tượng? Hãy sắp xếp theo 4 kiểu vừa nêu!
Đề 1: Kể về thầy cô giáo của em.
Đề 2: Mượn lời cụ Rùa kể lại truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm".
Đề 3: Tưởng tượng một kết thúc mới cho truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
Đề 4: Kể lại cuộc trò chuyện, tranh luận giữa ba nhân vật: xe đạp, xe máy và ô-tô.
Đề 5: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa em và những con người nơi làng quê (đường phố) em sinh sống.
Đề 6: Hãy kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường cũ.
Đề 8: Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.
Đề 9: Kể cuộc gặp gỡ của em với nhân vật Lang Liêu trong truyện "Bánh chưng, bánh giầy".
(HS thực hiện)
(2)?- Lập dàn ý cho các đề 6 và 9 ở bài tập 1.
(Hướng dẫn HS lập dàn ý )
* Gợi ý:
Đề số 1 (Đề 6): 
1. Yêu cầu:
1.1. Về nội dung:
 - Câu chuyện ghi lại lời tâm sự của cuốn sách bị bỏ quên trong một tình huống cụ thể nào đó (người viết phải tự tưởng tượng ra).
 - Nội dung lời tâm sự vừa thể hiện được sự buồn tủi, chua xót vừa toất lên thái độ trách móc.
 - Thông qua câu chuyện, người kể phải giúp cho bạn đọc rút ra bài học về ý thức, thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách (tri thức)
1.2. Về hình thức diễn đạt:
 - Nên chọn ngôi kể thứ nhất (bản thân một bạn nhỏ chủ cuốn sách hoặc chính cuốn sách bị bỏ quên)
 - Nhân vật trung tâm: cuốn sách bị bỏ quên
 - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách sáng tạo, hợp lí.
 - Dưới hình thức là lời tâm sự nhưng thực chất đây là một câu chuyện có tình huống, có chi tiết, có nguyên nhân, kết quả... xen vào đó là những câu văn bộc lộ thái độ, tâm trạng của cuốn sách.
 - Phần mở đầu có thể chọn một tình huống dẫn dắt để cuốn sách tâm sự (mở theo lối gián tiếp), cũng có thể đi ngay vào lời tâm sự không cần qua nhân vật trung gian (mở theo lối trực tiếp).
2. Dàn bài:
(HS thực hiện)
Đề số 2 (Đề 9): 
1. Yêu cầu:
1.1. Về nội dung:
 - Câu chuyện kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của người kể với nhân vật Lang Liêu trong một tình huống cụ thể nào đó (người viết phải tự tưởng tượng ra).
 - Khi kể, ta có thể biểu thị sự quan tâm đồng tình với nhân vật, khêu gợi để nhân vật bộc lộ nội tâm (một phương diện mà truyện cổ dân gian thường thiếu). Chẳng hạn em rất yêu mến Lang Liêu, chàng hoàng tử nghèo sáng tạo ra hai thứ bánh độc đáo của dân tộc Việt. Em hãy đặt câu hỏi để chàng tâm sự về những suy nghĩ trăn trở để làm ra bánh chưng, bánh giầy .
 - Trong câu chuyện, cần giới thiệu được Lang Liêu (Chàng ăn mặc như thế nào? Chàng tự giới thiệu ra sao để em biết đó là LL?...) Hai bên trò chuyện những vấn đề gì? Cuộc chia tay diễn ra như thế nào? Cảm tưởng của em khi tỉnh giấc?...
1.2. Về hình thức diễn đạt:
 - Nên chọn ngôi kể thứ nhất (người kể là "em")
 - Các nhân vật chính: Em - vai người kể, Lang Liêu (nhân vật trung tâm: Lang Liêu)
 - Chú ý xây dựng các chi tiết và sử dụng lời thoại phù hợp.
2. Dàn bài:
(HS thực hiện)
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Đặc điểm của văn kể chuyện tưởng tượng?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung vừa luyện tập
- Hoàn thiện dàn ý cho hai đề văn trên.
- Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (Tiết 2)
I. kiến thức cơ bản:
1. Đặc điểm của văn kể chuyện tưởng tượng
2. Yêu cầu
3. Một số kiểu kể chuyện tưởng tượng thường gặp:
+ Kể chuyện cũ theo ngôi kể mới
+ Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới
+ Kể chuyện về số phận và tâm tình của đồ vật, con vật,...
+ Kể chuyện tương lai
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
- Đề 2: Kể chuyện cũ theo ngôi kể mới
- Đề 3: Kể chuyện đã biết theo một kết cục mới
- Đề 4; 6: Kể chuyện về số phận và tâm tình của đồ vật, con vật,...
- Đề 7: Kể chuyện tương lai
- Đề 8;9: Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới.
2. Bài 2:
(Lập dàn ý)
Đề số 1 (Đề 6): 
 Hãy kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
Đề số 2 (Đề 9): 
 Kể cuộc gặp gỡ của em với nhân vật Lang Liêu trong truyện "Bánh chưng, bánh giầy".
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan15.doc