Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12

TUẦN 12

Tiết 12: Ngày soạn: / /2009

Ngày dạy: / /2009

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.

 - Biết sử dụng kiến thức đã học về văn tự sự và kiến thức trong thực tế cuộc sống để luyện tập kể chuyện đời thường.

2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.

 - Luyện kĩ năng kể chuyện đời thường cho HS.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm, hứng thú, chân thật khi kể chuyện đời thường.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV.

 - HS: TLTK, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 12:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Luyện tập kể chuyện đời thường
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.
	- Biết sử dụng kiến thức đã học về văn tự sự và kiến thức trong thực tế cuộc sống để luyện tập kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.
	- Luyện kĩ năng kể chuyện đời thường cho HS.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm, hứng thú, chân thật khi kể chuyện đời thường.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV...
	- HS: TLTK, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Làm bài tập 4 (tiết 11)
 Viết một đoạn văn tự sự (chủ đề tự chọn) và cho biết đoạn văn được viết theo thứ tự nào?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV kể ngắn gọn một câu chuyện trong thực tế à cho HS nhận xét à Dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS tìm hiểu lại một số yêu cầu khi làm văn kể chuyện đời thường
?- Nêu đặc điểm của văn kể chuyện đời thường?
- Truyện kể về những điều đã thấy, đã nghe, đã biết, những vấn đề gần gũi trong cuộc sống.
?- Khi kể chuyện đời thường, ta cần chú ý những gì?
- Phải tôn trọng sự thật.
à Người viết cần lựa chọn, sắp xếp sự việc, chi tiết, hình ảnh,... thật hợp, logic, không bịa đặt.
?- Khi kể chuyện đời thường, ta có được tượng tượng không?
- Vẫn được tưởng tượng nhưng phải gắn với thực tế.
Hướng dẫn HS làm một số bài tập luyện tập 
(1)?- Hãy tìm một số đề văn kể chuyện đời thường!
- Hình thức: +Thi giữa 2 đội (Dãy trong và dãy ngoài)
 + Thời gian: 3 phút.
(2)?- Lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh cho các đề sau:
+ Đề 1:
 Kể chuyện về một kỉ niệm khó quên của em với người bạn mới quen khi bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa trường THCS.
+ Đề 2:
 Có một lần em vô tình mắc lỗi với bố (mẹ). Điều ấy làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện.
 (Hướng dẫn HS làm bài: Dãy trong làm đề số 1
 Dãy ngoài làm đề số 2)
* Gợi ý:
+ Đề 1:
1. Yêu cầu:
1.1. Về nội dung:
 - Câu chuyện kể phải làm nổi bật một kỉ niệm về tình bạn.
 - Kỉ niệm ấy gắn với một tình huống cụ thể (tình cảm đối với một người bạn mới quen khi bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa trường THCS)
1.2. Về hình thức diễn đạt:
 - Nên chọn ngôi kể thứ nhất
 - Các nhân vật tham gia câu chuyện gồm: Em - vai người kể, người bạn mới quen, (có thể cho nhân vật phụ là thầy, cô giáo hoặc bố, mẹ và một vài người bạn khác xuất hiện)
 - Nên kể dưới dạng hồi tưởng (nhân một sự kiện nào đó để nhớ lại,...)
 - Phải dựng được tình huống làm quen một cách hợp lí.
 - Phải làm nổi bật được đặc điểm ngoại hình cũng như tính cách của người bạn, nhất là tập trung vào một kỉ niệm cụ thể, sâu sắc (không nên kể tràn lan)
2. Dàn bài (đại cương) gợi ý:
(Bảng phụ)
3. Viết bài hoàn chỉnh:
 (- HS thực hiện theo dàn ý.
 - Nếu không đủ thời gian thì về nhà hoàn thiện)
+ Đề 2:
1. Yêu cầu:
1.1. Về nội dung:
 - Câu chuyện kể phải nói lên được một lỗi lầm của bản thên đối với bố (mẹ) khiên cho em cảm thấy hối hận.
 - Không kể lan man, dài dòng mà chỉ nên chọn một tình huống cụ thể.
1.2. Về hình thức diễn đạt:
 - Nên chọn ngôi kể thứ nhất
 - Các nhân vật trong câu chuyện gồm: Em - vai người kể, bố (hoặc mẹ), (có thể thêm nhân vật phụ là ông, bà hoặc anh (chị, em)
 - Chú ý tạo tình huống xẩy ra lỗi lầm (VD: tỏ thái độ vô lễ, thiếu tình cảm với bố (mẹ); không vâng lời bố (mẹ), thầy cô; trốn học đi chơi, nói dối bố mẹ, v.v...)
(có thể cho nhân vật phụ là thầy, cô giáo hoặc bố, mẹ và một vài người bạn khác xuất hiện)
 - Chú ý xây dựng các chi tiết và sử dụng lời thoại phù hợp.
2. Dàn bài (đại cương) gợi ý:
(Bảng phụ)
3. Viết bài hoàn chỉnh:
 (- HS thực hiện theo dàn ý.
 - Nếu không đủ thời gian thì về nhà hoàn thiện)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung vừa luyện tập
- Hoàn thiện bài tập số 2
- Chuẩn bị: BTKT về một số truyện ngụ ngôn và truyện cười (ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Treo biển,...)
I. kiến thức cơ bản:
1. Đặc điểm của văn kể chuyện đời thường
2. Yêu cầu
- Tôn trọng sự thật.
- Tưởng tượng phải gắn với thực tế.
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
(Tìm đề văn kể chuyện đời thường)
2. Bài 2:
+ Đề 1:
 Kể chuyện về người bạn em mới quen.
+ Đề 2:
 Có một lần em vô tình mắc lỗi với bố (mẹ). Điều ấy làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện.
- Dàn bài 
- Viết bài hoàn chỉnh
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12.doc