Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10

TUẦN 10

Tiết10: Ngày soạn: / /2009

Ngày dạy: /11/2009

LUYỆN TẬP CHỮA LỖI DÙNG TỪ

Kiểm tra 15 phút

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về các lỗi (3) thường gặp khi dùng từ

 - Biết được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ.

 - Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp cao)

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp trong từng hoàn cảnh nói (viết) trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết10:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: /11/2009
luyện tập chữa lỗi dùng từ
Kiểm tra 15 phút
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về các lỗi (3) thường gặp khi dùng từ
	- Biết được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ.
	- Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp à cao)
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ chính xác, phù hợp trong từng hoàn cảnh nói (viết) trong cuộc sống hàng ngày.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 --- Kiểm tra 15 phút ---
(Có ma trận, đề bài và đáp án - biểu điểm cụ thể kèm theo)
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV nêu một tình huống liên quan đến việc sử dụng từ nhầm lẫn, sai sót trong cuộc sống à Cho HS nhận xét à Dẫn vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản 
?- Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng từ đã học? Nguyên nhân mắc lỗi?
- Lặp từ: là việc sử dụng lặp lại nhiều từ ngữ trong câu hoặc trong đoạn văn làm cho câu văn lủng củng, đơn điệu, nhàm chán, thể hiện vốn từ nghèo nàn và khả năng diễn đạt chưa tốt.
- Lẫn lộn các từ gần âm: là lỗi dùng từ sai do nhầm lẫn các từ gần âm hoặc nhớ chưa chính xác hình thức ngữ âm của từ.
- Dùng từ không đúng nghĩa: là lỗi sử dụng sai hoặc chưa chính xác về nghĩa của từ.
 * Yêu cầu HS nêu cách chữa lỗi dùng từ đối với từng loại lỗi cụ thể:
?- Cách chữa lỗi lặp từ?
- Lược bỏ các từ lặp và thay thế bằng các từ ngữ có ý nghĩa tương ứng
?- Cách chữa lỗi lẫn lộn các từ gần âm?
- Tránh sử dụng các từ mình chưa nhớ chính xác về hình thức ngữ âm.
?- Cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
- Không dùng từ kho không hiểu hoặc hiểu chưa chính xác nghĩa của từ
- Cần tra từ điển khi chưa hiểu chính xác nghĩa của từ. 
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1)?- Chỉ ra lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a/ Tôi rất thích những câu chuyện cổ tích bà kể. Những câu chuyện cổ tích bà kể thật kì ảo và hấp dẫn.
b/ Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sát của tác giả.
c/ Lửa cháy bốc lên hừng hực
d/ Mặc dù ông tôi đã ngoài 70 tuổi nhưng trông ông tôi vẫn còn khỏe lắm.
e/ Tim là bộ phận trọng yếu của cơ thể.
g/ Chúng ta cần phải sống theo truyền thống nhân hậu của dân tộc.
 ( - HS tìm + sửa 
 à Nhận xét + bổ sung
 à GV đánh giá)
Bài 2, 3 cho HS làm theo nhóm:
+ Nhóm 1;3:
(2)?- Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống!
a/ Điểm xuyết/ điểm xiết
- Trên tán lá xanh ............ vài bông hoa đỏ thắm.
b/ Hoang tàn/ hoang tàng
- Ngôi nhà này trông thật ...........
+ Nhóm 2;4:
(3)?- Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống!
a/ Dữ dội/ dữ dằn
- Tiếng mưa rơi ầm ầm thật .........
b/ Êm đềm/ êm ái
- Tuổi học trò trôi qua .........
( HS thảo luận- điền)
(4)?- Chỉ ra các kết hợp từ chưa đúng và sửa lại!
a/ Bảng kiểm điểm 
b/ Đơn tường trình 
c/ Nước da trắng xóa 
d/ Khuôn mặt tròn vo 
e/ Tình bạn thân thương 
g/ Tiếng cười trong trắng 
h/ Xa vòi vọi.
Hình thức thực hiện: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức giữa 2 đội.
a/ Bảng kiểm điểm à Bản
b/ Đơn tường trình à Bản
c/ Nước da trắng xóa. à trắng trẻo
d/ Khuôn mặt tròn vo. à tròn trịa
e/ Tình bạn thân thương. à thân thương
g/ Tiếng cười trong trắng. à trong trắng.
(5)?- Đoạn thơ sau có mắc lỗi lặp từ không? Vì sao?
 "Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác"...
 - HS suy nghĩ - trả lời 
 à Nhận xét + bổ sung
 à GV chữa
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
(6)?- Đặt câu với từng cặp từ sau:
a/ Rộng lớn/ rộng rãi
b/ Đen đúa/ đen đủi
c/ Lạnh lẽo/ lạnh lùng
d/ Thanh bình/ thanh nhàn.
 - Chuẩn bị BTKT về văn tự sự: Ngôi kể, lời kể và thứ tự kể trong văn tự sự
I. kiến thức cơ bản:
1. Các lỗi dùng từ thường gặp:
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
2. Cách chữa lỗi dùng từ 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
a/ - Lỗi lặp từ 
à Sửa: Thay các từ ngữ "những câu truyện cổ tích bà kể" (Câu 2) bằng "Các câu chuyện ấy"
b/ - Lỗi nhầm lẫn các từ gần âm
à Sửa: Thay "sâu sát" bằng "sâu sắc"
c/ - Lỗi nhầm lẫn các từ gần âm
à Sửa: Thay "hừng hực" bằng "rừng rực"
d/ - Lỗi lặp từ 
à Sửa: Bỏ một trong hai từ "ông tôi"
e/- Dùng từ không đúng nghĩa
àSửa: Thay "nhân hậu" bằng "nhân đạo"
g/- Dùng từ không đúng nghĩa
àSửa: Thay "trọng yếu" bằng "quan trọng"
2. Bài 2
a/ Điểm xuyết
b/ Hoang tàn
3. Bài 3:
a/ Dữ dội
b/ Êm đềm
Bài 4:
a/ Bảng kiểm điểm à Bản
b/ Đơn tường trình à Bản
c/ Nước da trắng xóa. 
 à trắng trẻo
d/ Khuôn mặt tròn vo. 
 à tròn trịa
e/ Tình bạn thân thương. 
à thân thương
g/ Tiếng cười trong trắng. 
à trong trắng.
Bài 5:
Bài 5:
(Viết đoạn văn)
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc