Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1

Tiết 1 - Văn bản

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

A.Phần chuẩn bị.

 I.Mục tiêu tiết học.

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết,hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.

 2.Giáo dục tư tưởng:

 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.Kể được 2 truyện này.

 3. Rèn kĩ năng :

 - Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật,biết nghe và kể chuyện .

 II.Chuẩn bị.

 1.Thầy :Nghiên cứu SGK, sgv và soạn giáo án .

 2.Trò :SGK, vở viết.

B.Phần thể hiện trên lớp.

 I.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và làm quen với lớp.(4)

 II.Dạy bài mới.

 *GTB (1) Mỗi con người chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc, mỗi dân tộc lại có một nguồn gốc riêng của mình gửi gắm những thần thoại truyền thuyết kì diệu. Các dân tộc Việt đời đời sinh sống trên dải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông bắt đầu từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo: Con Rồng cháu Tiên.

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
Kết quả cần đạt
 - Bước đầu giúp học sinh nắm được định nghiã truyền thuyết. Hiểu nội dung và ý nghĩa chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng bánh giầy trong bài học. Kể được 2 truyện này.
 -Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt đã học ở Tiểu học.
 -Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
 Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 1 - Văn bản
Con rồng cháu tiên
(Truyền thuyết)
A.Phần chuẩn bị.
 I.Mục tiêu tiết học.
 1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết,hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.
 2.Giáo dục tư tưởng:
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.Kể được 2 truyện này.
 3. Rèn kĩ năng :
 - Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật,biết nghe và kể chuyện .
 II.Chuẩn bị.
 1.Thầy :Nghiên cứu SGK, sgv và soạn giáo án .
 2.Trò :SGK, vở viết.
B.Phần thể hiện trên lớp.
 I.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và làm quen với lớp.(4’)
 II.Dạy bài mới.
 *GTB (1’) Mỗi con người chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc, mỗi dân tộc lại có một nguồn gốc riêng của mình gửi gắm những thần thoại truyền thuyết kì diệu. Các dân tộc Việt đời đời sinh sống trên dải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông bắt đầu từ một truyền thuyết xa xăm huyền ảo: Con Rồng cháu Tiên.
GV yêu cầu học sinh đọc rõ ràng mạch lạc, nhấn mạnh các chi tết li kì, thuần tưởng tượng. Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của LLQ và ÂC.
 *LLQ: giọng lo lắng than thở.
 *ÂC : giọng tình cảm ân cần chậm dãi.
 gv đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc tiếp đến hết.
Nhận xét cách đọc của học sinh.
Hs đọc chú thích GV nêu câu hỏi:
?Em hiểu thế nào là truyền thuyết, ngư tinh, tập quán, nòi, vô địch?
HS trả lời :
? Em hãy cho biết LLQ và ÂC là ai?
 -Cả hai đều là thần:
 +LLQ nòi Rồng.
 +ÂC dòng Tòng Tiên.
? Hình dáng và tài năng của hai người như thế nào?
 -Long quân khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
 -Âu Cơ là người xinh đẹp tuyệt trần.
GV.Long Quân là con trai thần biển vốn nòi Rồng thích sống ở dưới nước. Âu Cơ là con gái thần Nông thuộc dòng Tiên ưa sống trên mặt đất. Chàng thì khôi ngô tuấn tú xinh đẹp có tài năng vô địch, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn. Nàng thì duyên dáng dạy dân phong tục lễ nghi. Đó là tưởng tượng của người Việt cổ về sự kì lạ tài năng phi thường của hai vị tổ đầu tiên
GV chia nhóm thảo luận về câu hỏi:
?Em hiểu gì về ý nghĩa của chi tiết “ Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai ”?
 HS thảo luận nhóm, đại diện từng nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình.
GV bổ xung; Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa: Nó bắt nguồn từ thực tế rồng (rắn) đều đẻ trứng và tiên(chim) cũng vậy.Từ đồng bào cũng có nghĩa cùng một bọc.Tất cả mọi người Việt Nam đều sinh ra trong cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn khoẻ mạnh cường tráng đẹp đẽ và phát triển nhanh.
==> GV kết luận.
Thảo luận : ý nghĩa của chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con và chia tay?
Gv cho hs thảo luận trong thời gian 5’
Các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
GV nhận xét và đưa ra ý kiến bổ xung
 -Từ nguyên nhân thực tế: Rồng quen ở nước, không thể ở mãi trên cạn ngược lại tiên quen sống non cao không thể cùng chồng vùng vẫy biển khơi. Vợ chồng vốn yêu thương nhau, vì hoàn cảnh bắt buộc phải xa nhau càng thương nhớ nhau, mong được sum họp. Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi. Cái lõi của lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc, đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: Rừng và biển
 -Sự phong phú và đa dạng của các tộc người sinh sống trên đất Việt Nam nhưng đều chung một dòng máu, chung một gia đình, cha mẹ . 
?Em hay khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
HS đọc nội dung ghi nhớ sgk/8
? Em hiểu thế nào là chi tiết hoang đường kì ảo? Vai trò của nó trong các truyền thuyết? Mối quan hệ xa xôi của nó với sự thật lịch sử?
Trả lời: Nó tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyền thuyết, giải thích tự nhiên, mơ ước chinh phục, khám phá tự nhiên của con người thuở ban sơ.
I.Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
 1.Đọc.
 2.Chú thích.
II. Tìm hiểu chi tết văn bản.
 1.Cội nguồn dân tộc Việt Nam(15’)
 - Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc của dân tộc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên, kết quả của một tình yêu, một mối lương duyên Tiên- Rồng
 2.Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt Nam.(10’)
 -Lời dặn của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó bền lâu cuả dân tộc Việt Nam.
 III.Tổng kết.(3’)
*Ghi nhớ/8
 *Củng cố(5’)
 -Các em tìm đọc ở nhà một vài truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác nhau như:Tày, Nùng, H’mông 
 -Tìm đọc trường ca “ Mặt đường khát vọng ” của Nguyễn Khoa Điềm
III.Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
 -Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập .
 -Chuẩn bị bài mới: “ Bánh chưng bánh giày ”.
**************************************************************
Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 2 - Văn bản
Bánh chưng bánh giày.
(Truyền thuyết)
A.Phần chuẩn bị.
 I.Mục tiêu bài học.
 1.Kiến thức: giúp học sinh hiểu được cách giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giày – hai thứ bánh quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán.
 2.Giáo dục tư tưởng :GD lòng tự hào về trí tuệ và văn hoá dân tộc.
 3.Rèn kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa của truyện .
 II.Chuẩn bị.
 1.Thầy : - Đọc nghiên cứu SGK&SGV, soạn giáo án.
 - Tranh ảnh minh hoạ .
 2.Trò : -Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
B.Phần thể hiện trên lớp.
 I.Kiểm tra bài cũ.
 1.Hỏi.Em hãy cho biết thế nào là truyền thuyết?
 2.Đáp án: - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, ngoài ra nó còn thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 GV nhận xét đánh giá cho điểm.
 II.Dạy bài mới.
 *GTB(1’) Mỗi dịp Tết đến xuân về người Việt Nam lại nhớ đến câu đối quen thuộc:
 “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”
 Vậy các em có biết hai thứ bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết nào? Thắc mắc này chúng ta sẽ hiểu được qua tiết học hôm nay.
Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản và đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi học sinh đọc hết văn bản
? Em hãy tóm tắt văn bản này?
HS:-Hùng Vương có 20 người con trai khi về già quyết định nhường ngôi nhưng có một yêu cầu nhân ngày lễ Tiên vương ai làm vừa ý vua thì sẽ được nối ngôi.
 -Các lang đua nhau làm bánh thật hậu, riêng Lang Liêu nghèo được thần mách bảo dùng gạo làm bánh .
 -Vua cha chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời lễ Tiên vương và truyền ngôi.
 -Từ đó nước ta có tục lệ làm bánh vào ngày Tết.
* Cho học sinh đọc chú thích sgk.
GV giải thích một số từ cổ.
? Em hãy cho biết văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn là gì?
 HS: Văn bản này có thể chia làm 3 đoạn 
 *Đoạn 1: Từ đầu --> “ có Tiên vương chứng giám ”
 ND: Giới thiệu Vua và câu đố.
 * Đoạn 2: Tiếp theo --> “ xin Tiên Vương chứng giám ”
 ND: Quá trình thi tài và Lang Liêu thắng cuộc.
 *Đoạn 3: Phần còn lại.
 ND: Giải thích phong tục làm bánh ngày Tết.
?Em hãy cho biết Hùng vương chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao, hình thức như thế nào?
HS:Trong hoàn cảnh đất nước thái bình vua cha già yếu.
 -ý định của vua cha: người nối ngôi phải là ngươi có đạo đức có tài năng sáng tạo
 -Hình thức: giải một câu đố, ai làm vừa ý vua cha sẽ được nối ngôi.
?Cách chọn người nối ngôi của Hùng Vương cho ta biết được gì về vị vua này?
HS trả lời GV nhận xét, bổ xung và đi đến kết luận.
?Trong các con vua, vì sao Lang Liêu là người thắng cuộc và được vua truyền ngôi cho?
 HS thảo luận đưa ra ý kiến của nhóm mình.
 GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Là người chịu nhiều thiệt thòi.
Người gần gũi với dân nhất.
Hiểu được ý thần mách bảo.
? Em hãy chỉ ra ý nghĩa của truyện ?
 -Giải thích nguồn gốc sự vật.
 -Đề cao lao động nghề nông.
? Em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
 HS đọc ghi nhớ sgk/12.
?Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào?
HS thảo luận sau đó trình bày ý kiến. GV nhận xét nội dung câu trả lời của hs.
I.Đọc – tìm hiểu chung văn bản(10’)
 1.Đọc – chú thích.
 2.Bố cục.
II.Phân tích.
 1.Giới thiệu Hùng Vương và câu đố.
 -Hùng Vương là một vị vua của muôn dân khi về già cũng muốn truyền ngôi cho người con tài giỏi, có đạo đức, biết lo cho dân.
 2. Quá trình thi tài và Lang Liêu thắng cuộc.
 -Lang Liêu làm ra hai thứ bánh quí từ chất liệu ruộng đồng dân dã , ai cũng có thể làm ra được.
 3.ý nghĩa của truyện.
 -Truyện giải thích nguồn gốc ra đời của bánh chưng bánh giày và phong tục làm bánh ngày Tết.
 -Truyện đề cao sự thông minh sáng tạo trong lao động.
III.Tổng kết.(2’)
 *Ghi nhớ.(sgk/12)
III.Hướng dẫn học sinh hoc và làm bài ở nhà.
Học thuộc nội dung bài học
Đọc nghiên cứu và soan theo phần đọc hiểu văn bản của văn bản “ Thánh Gióng ”
Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 3 - Tiếng Việt
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt.
A.Phần chuẩn bị.
 I.Mục tiêu bài học.
 1.Kiến thức. Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt
về : khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn/từ phức, từ ghép/từ láy).Tích hợp phần văn ở hai truyền thuyết đã học với phần Tập làm văn ở khái niệm:Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
 2.Rèn kĩ năng nhận diện từ và sử dụng từ .
 3.Giáo dục ý thức sử dụng từ Tiếng Việt.
 II.Chuẩn bị.
 1.Thầy :Nghiên cứu SGK&SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
 2.Trò :Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
B.Phần thể hiện trên lớp.
 I.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(4’)
 II.Dạy bài mới.
 GTB(1’) Trong tiếng Việt nhiều khi ta thấy một từ có thể ghép bằng nhiều tiếng hoặc có thể một tiếng.Vậy từ là gì ? ta xác định nó như thế nào ? Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được.
 GV yêu cầu học sinh đọc phần I
“ thần dạy ../ăn ở”
?Trong ví dụ trên có bao nhiêu tiếng bao nhiêu từ?
 -Có 9 từ và 12 tiếng.
 ? Dưa vào dấu hiệu nào ta biết có 9 từ?
 -Dựa vào dấu gạch chéo. (/)
GV:9 từ ấy kết hợp với nhau để tạo nên một đơn vị trong văn bản Con Rồng cháu Tiên.
 ?Văn bản ấy được gọi là gì?
 -Gọi là câu.
?Trong các câu trên các từ có gì khác nhau về cấu tạo?
 - Khác nhau về số tiếng, có từ có 1 tiếng có từ có 2 tiếng.
 ?Vậy tiếng là gì?
 -Là đơn vị cấu tạo nên từ 
? Khi nào 1 tiếng dược coi là 1 từ?
 - Khi một tiếng có thể trực tiếp tạo nên câu.
 ==>GV chốt kiến thức.
?Hãy tìm các từ có 1 tiếng và các từ có 2 tiếng trong ví dụ trên?
 -Từ 1 tiếng: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày,Tết, làm.
 -Từ có hai tiếng:trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày.
GV: ở bậc tiểu học các em đã dược học từ đơn từ phức. Hãy nhắc lại thế nào là từ đơn từ phức ?
 - Từ chỉ có 1 tiếng là từ đơn .Từ gồm có 2 hoặc nhiều tiếng gọi là từ phức.
? Hai từ trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và khác nhau?
 -Gióng nhau:cả hai từ đều có hai tiếng tạo thành .
 -Khác nhau :
 *Chăn nuôi có quan hệ với nhau về nghĩa .
 *Trồng trọt gồm 2 tiếng có quan hệ láy âm(tr-tr)
Gv treo bảng yêu cầu điền các từ ở câu trên vào bảng phân loại SGK/13.
? Nêu qui tắc sắp xếp các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
I.Từ là gì?
 1.Ví dụ.
 2.Bài học.
 -Từ là đơn vị tạo nên câu.
 -Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
II.Từ đơn và từ phức.
 1.VD
 Từ/ đấy/ nước ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy.
 2.Bài học.
*Ghi nhớ: sgk/13
III.Luyện tập.
 Bài tập 1.
a. Các từ nguồn gốc con cháu thuộc kiểu cấu tạo: từ ghép.
b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc, cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông, nòi giống,gốc rễ, huyết thống .
c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:con cháu, anh chị, ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, cậu mợ, anh em, cha con vợ chồng 
 Bài tập2.
 Qui tắc 1: Giới tính: Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím, anh chị 
 Qui tắc 2: Tôn ti trật tự trên dưới:ông cháu, bà cháu, cha con, mẹ con, anh em, chú cháu, cha anh,
 Bài tập 3.
Cách chế biến
Bánh :rán, nướng, hấp, nhúng, tráng, cuốn .
Chất liệu
Bánh : nếp, tẻ, khoai, ngô, đậu xanh, tôm, gai, khúc,
Tính chất
Bánh :dẻo phồng xốp cứng mền
Hình dáng
Bánh :gối, ống, tai voi sừng bò,
Hương vị
Bánh :ngọt, mặn, thập cẩm,
 Bài tập 4.
 -Từ láy được in đậm “ thút thít ” miêu tả tiếng khóc.
 -Những từ khác miêu tả tiếng khóc:nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, dấm dứt,tức tưởi, nỉ non, não nùng 
 Bài tập 5.
 -Tả tiếng cười:Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hố,nhăn nhở, toe toét, khinh khích, sằng sặc,
 -Tả tiếng nói :Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm,
 -Dáng điệu :lả lướt, nghênh ngang, khệnh khạng, lắc lư, đủng đỉnh,
III.Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
 -Làm lại các bài tập trong SGK.
 -Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn Ngày dạy
Tiết 4 - Tập làm văn.
giao tiếp, văn bản 
và phương thức biểu đạt.
a.Phần chuẩn bị .
 I.Mục tiêu
 1.Kiến thức : -Giúp học sinh nắm vững 
 +Mục đích giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội .
 +Khái niệm văn bản.
 +6 kiểu văn bản và 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người.
 2.Kĩ năng: Biết sử dụng các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt trong khi nói và viết .
 3.Giáo dục: Có ý thức học tập bộ môn nghiêm túc .
 II.Chuẩn bị.
 1.Thầy :Nghiên cứu SGK&SGV, soạn bài, tranh ảnh tình huống giao tiếp.
 2.Trò :Đọc và chuẩn bị bài mới.
B.Phần thể hiện trên lớp.
 I. Kiểm tra bài cũ.
 -Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 II.Dạy bài mới.
 *GTB (1’) ở lớp 6 ta đã được học hai kiểu văn bản .Vậy văn bản có mục đích là gì? Phương thức biểu đạt ra sao?Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được.
?Từng câu trên viết, nói ra để làm gì ?
Thể hiện tình cảm.
Thể hiện ý chí.
Thể hiện tư tưởng.
==>Các câu trên đều là những văn bản .
?Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
Căn cứ vào mục đích giao tiếp mà người ta chia thành 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt khác nhau.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
 1.Văn bản và mục đích giao tiếp.
 a.Ví dụ.
(1). Ai ơi bưng bát cơm đày
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(2).Có công mài sắt có ngày nên kim.
(3).Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên.
 2.Bài học.
 - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
II.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
Kiểu văn bản ,phương thức biểu đạt.
Mục đích giao tiếp.
1. Tự sự.
Kể diễn biến sự việc .
2.Miêu tả.
Tả trạng thái sự vật, con người.
3.Biểu cảm.
Bày tỏ tình cảm cảm xúc.
4.Nghị luận.
Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận .
5.Thuyết minh.
Giới thiệu đặc điểm tính chất vấn đề.
6.Hành chính – công vụ.
Thể hiện quyền hạn trách nhiệm.
Các ví dụ:
Hai đội bóng 
Tường thuật .
Tả lại những 
Giới thiệu 
Bày tỏ lòng mến 
Bác bỏ 
Học sinh đọc ghi nhớ sgk/17.
Bài luyện.
-Văn bản hành chính công vụ.
-Văn bản thuyết minh hoặc tường thuật kể chuyện
-Văn bản miêu tả
-Văn bản thuyết minh.
-Văn bản biểu cảm
-Văn bản nghị luận.
 Ghi nhớ.sgk/17
III.Luyện tập.
Bài tập 1.
Tự sự – kể chuyện:vì có người có việc có diễn biến sự việc.
Miêu tả :vì tả cảnh thiên nhiên :Đêm trăng trên sông.
Nghị luận :vì bàn luận ý kiến về vấn đề làm cho nước mình giầu mạnh.
Biểu cảm:vì thể hiện tình cảm niềm tin tự hào của cô gái.
Thuyết minh.vì giới thiệu hướng quay của địa cầu.
Bài tập 2.
-Truyền thuyết : “Con Rồng cháu Tiên.” thuộc kiểu văn bản tự sự vì cả truyện kể việc, kể về người và lời nói hành động của họ theo một diễn biến nhất định .
III.Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
Làm bài tập còn lại trong SGK/18.
Học thuộc nội dung ghi nhớvà chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 6 tuan 1(1).doc