Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 1

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 1

TUẦN 1:

 Tiết 1 Bài 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 < truyền="" thuyết="" thời="" vua="" hùng="">

 Ngày soạn : Ngày dạy :

I/ Mục tiêu bài học : Giáo viên giúp học sinh.

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết .hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng ,cuả truyện “Con Rồng cháu Tiên “ và kể được truyện .

- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc ,tình yêu thương đoàn kết .

- Rèn kỹ năng nghe ,nói ,đọc .viết ,phân tích tác phẩm văn học dân gian , học sinh biết kể truyện ntheo ngữ điệu của mình .

II. Chuẩn bị .

- Thầy : Sưu tầm các câu chuyện nguồn gốc dân tộc như :Quả bầu mẹ ,Quả trứng to nở ra con người ,Kinh và Ba Na là anh em ,tranh ảnh .

- Trò : Luyện đọc, kể soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc và hiểu văn bản ,sưu tầm tranh ảnh nói về nòi giống .

III. Tiến trình tổ chức hoạt đông dạy và học .

A. Ổn định tổ chức :Kiểm tra số lượng .(1)

B. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị sách vở ,đồ dùng của học sinh .(3).

C. Bài mới :

 * Giới thiệu bài :(1) ”Con Rồng cháu Tiên “là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung .Truyện có nội dung và nghệ thuật độc đáo như thế nào , bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu .

 

doc 20 trang Người đăng thu10 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần dạy số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
 Tiết 1 Bài 1: Con Rồng Cháu Tiên 
 Ngày soạn : Ngày dạy : 
I/ Mục tiêu bài học : Giáo viên giúp học sinh.
Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết .hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng ,cuả truyện “Con Rồng cháu Tiên “ và kể được truyện .
 Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc ,tình yêu thương đoàn kết .
 Rèn kỹ năng nghe ,nói ,đọc .viết ,phân tích tác phẩm văn học dân gian , học sinh biết kể truyện ntheo ngữ điệu của mình .
II. Chuẩn bị .
Thầy : Sưu tầm các câu chuyện nguồn gốc dân tộc như :Quả bầu mẹ ,Quả trứng to nở ra con người ,Kinh và Ba Na là anh em ,tranh ảnh .
Trò : Luyện đọc, kể soạn bài theo câu hỏi ở phần đọc và hiểu văn bản ,sưu tầm tranh ảnh nói về nòi giống .
III. Tiến trình tổ chức hoạt đông dạy và học .
ổn định tổ chức :Kiểm tra số lượng .(1’)
Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị sách vở ,đồ dùng của học sinh .(3’).
Bài mới :
 * Giới thiệu bài :(1’) ”Con Rồng cháu Tiên “là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung .Truyện có nội dung và nghệ thuật độc đáo như thế nào , bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu .
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Gv.Văn học dân gian là một bộ phận của văn học Việt Nam ,bộ phậm của văn học này gọi là văn học truyền miệng .Là những sáng tác văn học của nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác bằng cách truyền miệng dị bản .
 Văn bản dân gian có nhiều loại : Thần thoại ,truyền thuyết ,cổ tích ,ngụ ngôn ,truyện cười ,...Thuyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là văn bản tự sự .
Gv.Cho học sinh đọc chú thích .
? Em hiểu gì về truyền thuyết ? 
Gv Trong sách ngữ văn 6 tập 1 chúng ta tập chung tìm hiểu về một số truyền thuyết thời đại vua Hùng . Thời đại mở đầu lịch sử việt nam . Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước ,giữ nước thời đại Hùng Vương . So với truyền thuyết thời kỳ đầu dựng nước ,truyền thuyết về sau ít có yếu tố hoang đường hơn .
? Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên “gắn ví thời đại lịch sử nào ?
Gv. Nêu yêu cầu đọc : đọc to ,rõ ràng ,mạch lạc ,nhấn giọng vào những chi tiết li kỳ ,tưởng tượng ,cố gắng thể hiện lời
đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ .
- Giọng Âu Cơ : lo lắng , than thở .
- Giọng Lạc Long Quân : Tình cảm ,ân cần ,chậm rãi .
- Gv đọc mẫu một đoạn – gọi học sinh đọc tiếp .
- Gv nhận xét cách đọc 
? Truyện có thể chia làm mấy phần ? nêu nội dung của từng phần ? 
Gv. cho h/s nhận xét phần chia đoạn của bạn .
Gv. Cô nhất chí với cách chia đoạn của bạn và ba đoạn truyện này tương ứng với ba phần của một bài TLV.Dựa vào ba phần đó em hãy kể ngắn gọn truyện ?
Gv cho h/s kể phải đảm bảo được những phần sau :
Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ .
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau 
Âu Cơ sinh bọc100 trứng nở 100 con .
Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay nhau .
Sự ra đời của nước văn lang .
Người việt tự hào về nguồn gốc của mình .
? Gọi h/s đọc chú thích 1,2,3,5,7 ?Gv. Để hiểu rõ nội dung nghĩa của văn bản ta chuyển sang phần 2.
 Gv. Căn cứ vào bố cục của truyện ,chúng ta tìm hiểu từng phần của văn bản .
? Đọc lại từ đầu đến cung điện Long trang .
? Mở đầu văn bản tác giả đân gian đã giới thiệu về ai ?
-Lạc Long Quân và Âu Cơ .
? Người xưa đã giới thiệu Lạc Long Quân ntn? 
- Tên : Lạc Long Quân .
- Nguồn gốc : Nòi Rồng ,là vị thần ,con trai thần Long Nữ ngự rtị nơi biển khơi .
- Hình dáng :Mình Rồng .
-Đặc điểm :ở dưới nước ,thỉnh thoảng lên cạn ,khoẻ mạnh .
- Việc làm :Giúp dân .
- Tài năng : Phép lạ .
 ? Với những chi tiết này cho thấy Lạc Long Quân xuất thântừ nguồn gốc ntn?
- Nguồn gốc cao quí .
 ? Hình dáng và nếp sống sinh hoạt của Lạc Long Quân có điều gì kì lạ ?
Thân mình rồng ,thường sống dưới nước ,thỉnh thoảng lên cạn .
 + sức khoẻ vô địch .
 + Nhiều phép lạ .
 ? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về nhân vật Lạc Long Quân ?
 ? Với tài năng ,sức mạnh phi thường ấy ,Lạc Long Quân có những hành động gì để giúp dân ?
- Giúp dân diệt : Ngư Tinh , Mộc Tinh , Hồ Tinh .
- Giúp dân làm ăn : Dạy dân cách trồng trọt ,chăn nuôi
- Hình thành nếp sống văn hoá cho dân (dạy cách ăn ở ) .
 ? Qua lời giới thiệu đó , em hiểu gì về Lạc Long Quân ? (Ông là vị thần ntn ?) 
Gv. Sau mỡi lần giúp dân ,thần thường trở về thuỷ cung .
? Đọc chú thích (2) cho biết “ Thuỷ cung “ là nơi nào ?
- Thuỷ cung : Cung điện dưới nước .
 ? Nếu cô thay vào câu văn từ” thuỷcung “ bằng cụm từ “cung điện dưới nước với mẹ “có được không ? ý nghĩa câu có gì khác ? 
- Có thể thay đổi nhưng ý nghĩa câu không thay đổi . Nhưng nếu dùng “thuỷ cung “ thì sắc thái ý nghĩa trang trọng hơn .
- Gv. Nhân vật Lạc Long Quân thì như vậy còn nhân vật thứ 2 mà truyện kể đến đó là Âu Cơ . Vậy Âu Cơ được giới thiệu với những nét nào lớn nao ,đẹp đẽ ?
- Nguồn gốc : Thuộc dòng dõi Thần Nông ,ở vùng núi cao Phương Bắc .
 Gv Thần Nông : Vị thần của nghề nông dạy dân cách trồng trọt , cấy cày , (một nhân vật thần thoại , truyền thuyết )
 ? Âu Cơ là người như thế nào ? 
- Là người xinh đẹp tuyệt trần , thích du ngoạn nơi có hoa thơm cỏ lạ .
 GV Khi nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ ,nàng bèn tìm đến thăm.
 ? Em có nhận xét gì về nhân vật Âu Cơ ?
 Gv Từ nguồn gốc cao quý ,lại có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần , thích đến nơi có hoa thơm cỏ lạ ,có nếp sống thanh cao .
 Gv chuyển : Thế rồi , một trai tài ,một gái sắc đã gặp nhau :Lạc Long Quân và Âu Cơ .
 ? Cuộc gặp gỡ này đã đem lại kết quả gì ? 
- Hai người đem lòng yêu nhau rồi kết duyên vợ chồng .
? Trong phần mở đầu truyện ,cách giới thiệu nhân vật của tác giả ,có gì đáng chú ý ?Nêu tác dụng của cách giới thiệu ấy ?
- Tác giả dùng những chi tiết kỳ lạ ,lớn lao nhằm tạo sự hấp dẫn người đọc .
Gv Đúng vậy ngay từ mở đầu câu chuyện đã rất hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ lạ : Rồng ở biển nhiều phép lạ ,Tiên ở non cao xinh đẹp tuyệt trần. Mỗi người một nguồn gốc phong tục ,nếp sống khác nhau thế mà lại mang lòng yêu nhau ,kết duyên vợ chồng . Cuộc tình duyên như thế là sự kết tinh của tất cả những gì đẹp đẽ nhất của con người và thiên nhiên sông núi .
Gv giới thiệu tranh .
 Gv Gọi h/s đọc tiếp “ ít lâu sau .......thần “.
? Thông thường , chuyện nam nữ kết hôn bao giờ cũng có kết quả băng sự sinh con đẻ cái ? việc sinh nở của Âu Cơ có gì kỳ lạ ? 
- Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng .
- TRăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường .
- Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi ,khôi ngô ,khoẻ mạnh nnhư thần .
 ? Em có nhận xét gì về những chi tiết mà tác giả dân gian kể trong đoạn truyện ? 
- Đây là những chi tiết kì ảo ,tưởng tượng , hoang đường.
 ? Em hiểu tưởng tượng kỳ ảo có nghĩa là ntn ?
 -Là những chi tiết không có thật .
 ? Vậy xây dựng những chi tiết kỳ oả hoang đường này ,tác giả dân gian nhằm mục đích gì ? 
- Nhằm tô đậm tính chất kỳ lạ ,lớn lao ,đẹp đẽ của nhân dân và sự kiện .
 Gv ở đây ,các chi tiết sự việc đã được tác giả dân gian hư cấu , tạo ra yếu tố thần kỳ ,kì lạ vừa để tăng thêm tích hấp dẫn của tác phẩm vừa tôn thêm niềm tôn kính ,vẻ đẹp linh thiêng của nguồn gốc dân tộc.
 ? H/s đọc tiếp đoạn truyện ;” Thế rròi ...lên đường “.
 ? Đoạn truyện cho biết điều gì đã xẩy ra với gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
- Lạc Long Quân vốn nòi Rồng quen sống giới nước đành dã biệt đàn con về thuỷ cung .
- Âu Cơ một mình nuôi đàn con chờ mong buồn tủi .
 ?Trong tình cảnh ấy ,Âu Cơ đã làm gì ?
- Âu Cơ gọi chồng lên than thở : :”Sao chàng .... các con “ . ? Trước lời than thở trách móc của Âu Cơ ,Lạc Long Quân đã giải quyết ntn ? – Lạc Long Quân phân trần : 
 + Ta –vốn nòi Rồng ở đưới nước .
 + Nàng dòng tiên ở trên cạn ,tính tình tập quán khác nhau .
- Chàng quyết định : Ta đưa 50 con xuốn biển ,nàng đưa 50 con lên núi ,chia nhau cai quản ,giúp nhau khi có việc .
Gv.Tập quán là từ hán việt chỉ những thói quen đã sống từ lâu trong nếp sống phong tục .
 ở đây ,sự trái ngược về phong tục ,tập quán nếp sống đã được giải quyết một cách thoả đáng nhưng đầy tình nghĩa thuỷ chung và thể hiện sự đoàn kết gắn bó 
 ? Cuộc chia tay của gia đình lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh điều gì ? 
 Gv giới thiệu tranh .
 ? Bức tranh miêu tả cảnh gì ?
 _ Âu Cơ và Lạc Long Quân chia tay nhau .
 ? Hãy dựa vào bức tranh tưởng tượng miêu tả cuộc chia tay của gia đình họ và nêu cảm nghĩ của em ? 
 -Bức tranh nói lên cuộc chia tay của Âu Cơ và Lạc Long Quân đầy lưu luyến và cảm động .
 ? Truyện được kết thúc ntn?
 Gv câu truyện kết thúc với cảnh con cháu tiên –Rồng lập nước văn Lang dựng triều đại đầu tiên của đân tộc .
? Câu truyện có ý nghĩa gì ? 
 Gv dù câu truyện có yếu tố hoang đường kỳ lạ ,song từ xưa đến nay ,mọi con người Việt Nam đều tin vào tính xác thực của những điều trong truyền thuyết về sự tích Tổ Tiên và rất đỗi tự hào về nguồn gốc , dòng giống Tiên –Rồng đẹp đẽ cao quí của dân tộc mình . Mỗi năm cứ đến dịp 10-3 nhân dân cả nước nô nức chảy hội trở về đền hùng – nay thuộc phú thọbao nhiêu thì ta mới thật sự thấm thía ý nghĩa cao đẹp của truyền thuyết Tiên –Rồng bấy nhiêu . Và ở đây câu truỵện đã thực sự bồi đắp cho mỗi chúng ta vẻ đẹp và sức mạnh của tinh thần đoàn kết .
 ? Truyện “Con Rồng cháu Tiên “ có những đặc sắc gì về nghệ thuật ?
 ? Truyện kể nhằm giải thích cho ta biết điều gì ? 
 ? Chi tiết nào trong truyện làm em thích nhất ? vì sao ? 
 Gv Đây chính là nội dung phần ghi nhớ sgk về nhà các em cần học thuộc . 
 III. Luyện tập - củng cố (4 p) 
Bài tập 1 :Kể lại diễn cảm bằng ngôn ngữ của mình 
truyện ‘con Rồng cháu Tiên “? 
* Bài tập 2 :Gv đưa bài tập trên bảng phụ –cho h/s trao đổi nhóm . 
a,ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng” Cái bọc trăm trứng“, là gì ? 
 A. Giải thích sự ra đời của dân tộc Việt Nam .
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang .
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc .
 D. Mọi người ,mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em ruột thịt một nhà .
 Hãy khoanh tròn chữ cái ghi nhận định đúng .
Khoanh tròn chữ ( Đ) nếu thấy nhận định đúng ,chữ ( S) nếu thấy nhận định sai hoặc không phù hợp với nội dung câu chuyện .
Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên “ phản ánh nghệ thuật sinh động về sự hình thành và phát triển các dân tộc 
 Đ S 
 - “ Con Rồng cháu Tiên “là sự khái quát hoá bằng hình tượng sự hình thành và cư trú của cộng đồng các dân tộc 
Việt Nam .
 Đ S 
- Hình tượng lãng mạncủa tác phẩm được tạo lên từ các hình ảnh kì ảo sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng ,hồn nhiên .
 Đ S 
 D . Hướng dẫn học bài (2').
 - Học thuộc khái niệm truyền thuyết .
 - Nắm được nội dung nghệ thuật của truyện .
 - Kể lại tru ... ếng.
VD : Cửa ,nhà ,bàn ,ghế.
2. Từ phức : Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành .
a.Từ ghép .
Vd : Chăn nuôI ,bánh chưng ,bánh giày .
-Từ ghép là những từ phức được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa .
b. Từ láy ;
Vd : ầm ầm ,sạch sành sanh .
-Kết luận : Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng .
* Ghi nhớ sgk .
III/ Luyện tập .
* Bài tập 1. 
* Bài tập 2. (sgk)
* Bài tập 3. 
* Bài tập 4.
- Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc .
- Những từ láy khác miêu tả tiếng khóc : Nức nở ,nghẹn ngào ,ti tỉ ,rưng rức ,dấm dứt ,tức tưởi ,nỉ non .
* Bài tập 5. 
* Bài tập 6. Bài tập bổ trợ .
- Từ láy : Lăng loàn ,lăng nhăng ,miếu mạo ,ruộng rẫy 
- Từ ghép : Ruộng nương ,nương rẫy ,ruộng vườn ,vườn tược ,đình chùa ,lăng tẩm,lăng kính 
- 5 từ ghép : Làm việc ,làm ăn ,làm ra ,làm nên,làm cho .- 5 từ láy : Làm lụng ,làm lành ,làm lẽ ,làm liéc ,lam làm .
 D/Củng cố .( 1p )
 ? Đơn vị cấu tạo từ tiếng việt là gì ?
 ? Thế nào là từ ghép ? cho ví dụ ?
 ? Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ ?
 E. Hướng dẫn học bài .( 1p ) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. 
- Làm lại các bài tập skh .
- Ra bài tập thêm ; Tìm trong văn bản :” Bánh chưng – bánh giày “ ở doạn văn từ chỗ : “ Tỉnh dậy ..nặn hình tròn “ những từ đơn ,từ ghép .
 - Đọc bài : Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt .
IV/ Rút kinh nghiệm .
Tiết 4 : Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt
I/ Mục tiêu bài học .
- Qua bài học giúp học sinh hiểu được văn bản , mục đích giao tiếp , phương thức biểu đạt . Hiểu được 6 loại văn bản với mục đích giao tiếp khác nhau và phương thức biểu đạt khác nhau, biết lựa chọn các phương thức biểu đạt phù hợp để đạt được mục đích cao trong giao tiếp.
- Rèn kỹ năng tạo văn bản.
- Hiểu được 2 văn bản đã học thuộc văn bản tự sự.
II/ Chuẩn bị :
Thầy : Nghiên cứu giáo án . Chuẩn bị một số giáo cụ trực quan: Công văn , thiếp mời , biên lai , hoá đơn , lời cảm ơn.
bảng phụ chép một số đoạn văn bản thuộc những phương thức biểu đạt khác nhau.
Trò : Tìm hiểu trước bài học.
III/ Tiến trình lên lớp.
 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra số lượng.
 2, Kiểm tra bài cũ. 
? Thế nào là từ đơn , từ ghép , từ láy , từ phức.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập ở bảng phụ .
BT: Khoanh tròn những chữ cái chỉ kết luận đúng cho mỗi câu hỏi sau:
a, Đơn vị cấu tạo từ của tiếng việt là gì?
A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu.
b, Từ phức gồm bao nhiêu tiếng .
A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiểu hơn hai.
c, Trong 4 cách chia loại từ phức sau đây , cách nào đúng.
A. Từ ghép và từ láy. B. Từ phức và từ ghép. 
C. Từ phức và từ láy D. Từ phức và từ đơn.
d, gạch chân những từ ghép trong đoạn thơ sau đây:
" ... Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ 
 Đất là nơi chim về 
 Nước là nơi rồng ở
 Lạc Long Quân và Âu cơ 
 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng..."
- Gọi học sinh nhận xét . GV chữa cho điểm.
 3, Bài mới. 
GV giới thiệu : Hàng ngày các em vẫn thường đọc sách báo , truyện , viết đơn xin nghỉ học .... nhưng có thể các em chưa hiểu được sự khác nhau giữa các văn bản và cũng chưa hiểu được việc đọc , viết , nghe , nói đó là để làm gì. Vậy để làm sáng tỏ văn bản là gì , giao tiếp mục đích của việc giao tiếp , giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 tiết 4.
? Trong cuộc sống hàng ngày , khi muốn khuyên bạn em chú tâm học tập , em sẽ phải làm gì.
- Sẽ nói, viết cho bạn điều em muốn khuyên để bạn biết.
? Vậy khi muốn biểu đạt được tư tưởng , tình cảm , suy nghĩ của mình với bạn và ý nguyện muốn khuyên bạn một cách đầy đủ , em phải làm gì?
- Em phải nói có đầu có đuôi , nói mạch lạc , cớ lý lẽ , phù hợp.
GV: Như vậy , khi muốn biểu đạt tư tưởng , tình cảm , 1 lới khuyên một cách đầy đủ , trọn vẹn mạch lạc , lí lẽ phải phù hợp ta phải nói có đầu có đuôi, có lập luận chặt chẽ tức là phải tạo lập một văn bản.
? Vậy muốn bạn tiếp nhận được lời khuyên tư tưởng , tình cảm , em phải sử dụng phương tiện nào.
- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ ( nói, viết ) gv hoạt động truyền đạt , tiếp nhận tình cảm giữa con người với con người , người nói với người nghe ta gọi là giao tiếp ? Em hiểu thế nào là giao tiếp.
GV: Dùng bảng phụ ghi ví dụ :
VD: Ai ơi giữ chí cho bền
 Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
 ( ca dao )
- HS đọc ví dụ.
? Theo em câu ca dao trên được sáng tác ra để làm gì.
- Để khuyên răn mọi người.
? Qua câu ca dao , người xưa muốn khuyên răn ta điều gì.
- ND: Phải luôn giữ vững klập trường , quan điểm phải vững tâm , bền chí không được thay đổi khi người khác thay đổi .
GV: " Chí " là chỉ hướng , hoài bão , lý tưởng 
? Giữa 2 câu câu 6 và câu 8 câu ca dao trên quan hệ với nhau ntn.
- Chúng liên kết với nhau về luật và ý trong các gieo vần về ý : Câu 1 nêu ý , câu 2 giải thích , nói rõ ý cho câu 1.
GV: NHư vậy , câu ca dao trên tuy ngắn gọn nhưng đã có ý rõ ràng , có lập luận ( gọn nhưng đã có ý ) chặt chẽ , biểu đạt chọn vẹn một ý. Vì vậy hai câu ca dao có thể là một văn bản.
? Văn bản " Con rồng Cháu Tiên và Bánh Chưng bánh dày " sáng tác ra để làm gì.
- Giải thích nguồn gốc loài người , nguồn gốc " BCBG"
? " CRCT" và " BCBG " nói lên điều gì.
- " CRCT " ca ngợi nguồn gốc cao quí của dân tộc Việt Nam ta, ca ngợi tình cảm đoàn kết thống nhất cộng đồng.
- BCBG phản ánh thành tựu văn minh lúa nước, đề cao lao động , nghề nông, tôn kính trời đất, tổ tiên .
? Nhận xét các chi tiết sự việc các câu trong 2 truyện .
- Các chi tiết, sự việc các câu được xắp xếp theo trình tự, được liên kết mạch lạc chặt chẽ với nhau.
? Để đạt được mục đích giao tiếp như trên , 2 truyện này dùng cách biểu đạt như vậy đã hợp lý chưa.
- Để đạt được mục đích như trên , 2 truyện đã sử dụng cách biểu đạt là văn xuôi để trình bày lại diễn biến sự việc là hợp lý.
GV: chính vì thế 2 truyện này được gọi là văn bản.
? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là văn bản không? vì sao?
- Bức thư là một văn bản viết chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư .
GV: Ngoài ra, trong cuộc sống một đơn từ, một thiếp mời, báo cáo, câu chuyện, bài thơ, câu đối , câu tục ngữ vv ... đều là những văn bản vì chúng có mục đích giao tiếp.
- Ví dụ : Mục đích thiếp mời : là mời mọc. 
Mục đích đơn từ : Một yêu cầu, đề nghị .
GV: Hay lời thâyd cô giáo phát biểu trong buổi lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản. vì đó là một chuỗi lời nói, có chủ đề xuyên suốt văn bản, có sự liên kết giữa các phần một cách rõ ràng mạch lạc: Nêu thành tích năm qua, nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi cổ vũ giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học .
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu văn bản là gì.
? Kể tên những văn bản mà em biết .
VD: Con rồng cháu Tiên, giấy khai sinh , đơn xin nghỉ học vv... 
GV: Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta lựa chọn các kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt phù hợp .
? Em hiểu mục đích giao tiếp là gì.
- Là cái mục đích mà người nói viết muốn đạt được khi giao tiếp.
VD: Mời : Trong thiếp mời.
Đề nghị yêu cầu : Trong đơn .
Bày tỏ tình cảm : Trong thư .
Trình bày diễn biến một sự việc : Trong văn bản tự sự .
GV: Do những mục đích khác nhau mà người nói viết phải có sự lựa chọn những phương thức biểu đạt khác nhau. .
Vậy phương thức biểu đạt : Là cách thức lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt , mục đích cho phù hợp với mục đích giao tiếp .
Người ta chia các loại văn bản Tiếng Việt ra làm 6 loại văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt khác nhau và 6 mục đích khác nhau.
GV: Đưa bảng phụ đã kẻ sẵn khung diễn giải điền vào từng cột mục những nội dung sau đây.
stt
Kiểu văn bản, phương thưc biểu đạt
Mục đích 
giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự 
Trình bày diễn biến sự việc
Truyện Con rồng Chấu Tiên , Bánh chưng Bánh dày.
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự việc, con người 
Tả cảnh con đường, dòng sông, ngôi trườngvv...
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 
Thơ trữ tình, văn tế, lời chia buồn .
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
Giải thích : Gần mực ...
Chứng minh : Có công ...
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương thức
Thuyết minh di tích lịch sử , đồ dùng, con vật vv...
6
Hành chính, công cụ 
Trình bày ý muốn, ý định nào đó. Thể hiện quyền hạn giữa người với người.
Giấy mời , bài báo. đơn , lệnh .
GV: Gọi học sinh đọc bản thống kê 
? Em cho biết có mấy loại văn bản . Sự khác biệt giữa mỗi loại văn bản ấy .
GV: Tuỳ theo mục đích yêu cầu khi giao tiếp mà ta phải chọn loại văn bản nào cho hợp lý.
GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 
? Đoạn văn A trích trong văn bản nào , của ai.
- Trích trong văn bản Tấm Cám - Văn học dân gian .
? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Vì sao em biết đoạn văn thuộc phương thức tự sự?
- Vì đoạn văn có các sự việc, có diễn biến trọn vẹn, một sự việc từ đầu đến cuối.
GV: Hay các sự việc diễn biến chọn một sự việc theo trình tự thời gian.
Đoạn văn B thuộc phương thức biểu đạt nào ?
Vì sao em biết đoạn văn được trình bày theo phương thức miêu tả?
- Vì tác giả tái hiện lại trạng thái ánh trăng hình ảnh dòng sông trong đêm trăng .
GV: Tương tự như vậy cho học sinh tự lý giải tiếp phần C, D và tự trao đổi nhóm. Cử đại diện các nhóm trình bày đáp án.
Gọi học sinh đọc bài tập 2 SGK.
Nêu yêu cầu bài tập .
? Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào?
- Văn bản Con rồng Cháu Tiên thuộc văn bản tự sự .
Vì sao biết ? 
- Vì văn bản có một chuỗi sự việc , có sự liên kết chặt chẽ , có nguyên nhân, diễn biến và kết quả .
? Đơn xin dự tuyển vào lớp 6 vừa qua em viết khi nhập trường THCS thuộc kiểu văn bản nào, vì sao?
- Văn bản hành chính công cụ . Vì được sử dụng để trình bầýy muốn của h/s khi đến trường học .
I/ Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1, Văn bản và mục đích giao tiếp.
a, Giao tiếp : Là hoạt động truyền đạt . tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
b, Văn bản: là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc , vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
2, Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
II/ Luyện tập .
* Bài tập 1.
- Đoạn văn a
- Phương thức tự sự.
- Phương thưc smiêu tả
- Đoạn văn c: Nghị luận ( có sự đánh giá , lập luận chặt chẽ.
- Đoạn văn d: Thuyết minh.
* Bài tập 2:
 D . Củng cố .(3p)
 - Gọi h/s đọc phần ghi nhớ sgk.
 ? Thế nào là văn bản ? Có những văn bản nào thường gặp
 E. Hướng dẫn học bài ( 4p) .
 - Học thuộc phần ghi nhớ sgk.
 - làm tiếp bài tập còn lại .
 -Đọc và soạn bài : Thánh Gióng .
V. Rút kinh nghiệm.
 .............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc