Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Thống Nhất

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Thống Nhất

Tuần 5

Tiết 17,18

Soạn: 30/9/2009

Dạy: 05/10/2009 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1- HS vận dụng kiến thức lí thuyết về văn tự sự, để kể lại một câu chuyện truyền thuyết đã biết bằng lời văn của mình.

2 - Luyện kỹ năng viết bài tập làm văn theo đúng bố cục. Sử dụng lời văn của mình một cách linh hoạt.

 3 - Giáo dục ý thức độc lập, tự giác, tích cực khi làm bài kiểm tra.

 CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm

I. Đề bài:

 Kể lại một truyện Truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 mà em thích bằng lời văn của em.

II. Yêu cầu:

 1. Về hình thức:

 - Viết đúng thể loại Tự sự.

 - Chọn một truyện Truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 và kể lại bằng lời văn của mình (không sao chép).

 - Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

 - Trình bày sạch sẽ.

 2. Về nội dung:

- Nên chọn những truyền thuyết vừa mới học như “Bánh chưng bánh giày”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự việc – các sự việc được trình bày theo một trình tự hợp lí. Đảm bảo được nội dung chính, thể hiện được chủ đề tác phẩm.

Có thể theo dàn ý sau:

MB: Giới thiệu truyện và lí do em thích.

 (Có thể vào truyện như văn bản; có thể vào truyện bằng cách nêu chủ đề của truyện)

 TB: Sắp xếp, kể lại những sự việc quan trọng

 KB: Có thể kết bài như văn bản hoặc có thể bộc lộ, suy nghĩ đánh giá của mình về truyện, về nhân vật trong truyện.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Trường THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 17,18
Soạn: 30/9/2009
Dạy: 05/10/2009
viết bài tập làm văn số 1
Mục tiêu cần đạt
1- HS vận dụng kiến thức lí thuyết về văn tự sự, để kể lại một câu chuyện truyền thuyết đã biết bằng lời văn của mình.
2 - Luyện kỹ năng viết bài tập làm văn theo đúng bố cục. Sử dụng lời văn của mình một cách linh hoạt.
	3 - Giáo dục ý thức độc lập, tự giác, tích cực khi làm bài kiểm tra.
	 	chuẩn bị
*Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm
I. Đề bài:
 Kể lại một truyện Truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 mà em thích bằng lời văn của em.
II. Yêu cầu:
	1. Về hình thức:
	- Viết đúng thể loại Tự sự. 
	- Chọn một truyện Truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 và kể lại bằng lời văn của mình (không sao chép).
	- Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
	- Trình bày sạch sẽ.
 2. Về nội dung:
- Nên chọn những truyền thuyết vừa mới học như “Bánh chưng bánh giày”, “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự việc – các sự việc được trình bày theo một trình tự hợp lí. Đảm bảo được nội dung chính, thể hiện được chủ đề tác phẩm. 
Có thể theo dàn ý sau:
MB: Giới thiệu truyện và lí do em thích.
 (Có thể vào truyện như văn bản; có thể vào truyện bằng cách nêu chủ đề của truyện)
	TB: Sắp xếp, kể lại những sự việc quan trọng
	KB: Có thể kết bài như văn bản hoặc có thể bộc lộ, suy nghĩ đánh giá của mình về truyện, về nhân vật trong truyện.
III. Biểu điểm:
	- Điểm 9-10: Đáp ứng được yêu cầu của đề
	- Điểm 7-8: Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề song còn mắc một vài lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Nắm được cốt truyện, kể chuyện chưa hấp dẫn, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Kể lại theo văn bản, chưa có lời kể của bản thân
- Điểm 0-2: Chưa biết cách kể
	*Học sinh: Đọc lại các truyện truyền thuyết đã học, tóm tắt được các sự việc chính.
	Vở viết văn
Tiến trình dạy học
A. ổn định lớp: 
	6B vắng:
B. Kiểm tra: 
- Việc chuẩn bị vở viết văn của HS
C. Bài mới 
- GV ghi đề lên bảng
- Học sinh nghiêm túc, tận dụng thời gian làm bài trong thời gian 90’
D. GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
E. Hướng dẫn về nhà
- HS: Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn tự sự
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 19
Soạn: 02/10/2009
Dạy: 06/10/2009
Từ nhiều nghĩa
 và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Mục tiêu cần đạt
1- HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2 - Luyện kỹ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Biết cách xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
	3 – Có ý thức lựa chọn từ cho từng văn cảnh
	 	chuẩn bị
*Giáo viên: Bảng phụ ghi bài thơ “Những cái chân”
	Từ điển Tiếng Việt
*Học sinh: Từ điển Tiếng Việt
Tiến trình dạy học
A. ổn định lớp: (1’)
	6B vắng:
B. Kiểm tra: (4’)
? Thế nào là nghĩa của từ? 
? Có mấy cách giải nghĩa của từ?
? Giải nghĩa từ “chân”?
C. Bài mới (36’)
- GV giới thiệu bài: 
-GV treo bảng phụ ghi bài thơ 
-HS đọc bài thơ 
? Nghĩa của từ “chân”?
(Bộ phận thấp nhất của cơ thể người hoặc của vật có tác dụng nâng đỡ và di chuyển)
? Trong bài thơ có những sự vật nào có chân? 
? Trong các trường hợp trên, nghĩa của từ “chân” là gì?
- GV chỉ ra điểm khác nhau về nghĩa của từ “chân” trong mỗi trường hợp
- HS chỉ ra điểm giống nhau về nghĩa của từ “chân” trong các trường hợp?
- HS tìm từ chỉ có một nghĩa trong bài thơ
- HS trở lại VD1, tra từ điển, xác định nghĩa của từ “chân”
?Nghĩa của từ “chân” trong bài thơ có quan hệ như thế nào với nghĩa của từ “chân” trong từ điển?
- GV qui ước số thứ tự của mỗi từ “chân” trong bài thơ
- HS thảo luận
? Ngoài các nghĩa trên em còn biết những nghĩa nào khác của từ chân? Cho ví dụ?
- HS: Ngoài ra còn có những nghĩa khác:
VD: + “Có chân trong ban chấp hành chi đội”: Người có tư cách là thành viên của một tổ chức.
 + Đụng một chân: 1/4 con vật có 4 chân.
 + Vần chân: Âm tiết cuối cùng của câu thơ.
? Trong 2 v/dụ sau, từ “chân” có nghĩa là gì?
 - “Bà mẹ sinh  không chân, không tay”
 - “Một hôm, cô út. chân đồi”.
- GV: Khi mới xuất hiện, từ “chân” mang ý nghĩa chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người, ĐV. Tiếp sau đó, qua quá trình s/dụng bằng sự liên tưởng người ta dùng “chân” để gọi tên các bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất của các SV, ĐV khác hoặc chỉ cương vị, phận sự của 1 người trong 1 tổ chức.
=> Nghĩa ban đầu là nghĩa gốc. Các nét nghĩa sau là nghĩa chuyển.
? Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
? Hình ảnh cái võng không chân được đưa vào bài thơ nhằm diễn tả điều gì? (Nói đến ai)
- HS: “Võng không chân”: Giúp ta liên tưởng đến việc hành quân của các anh bộ đội.
- HS: Tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa.
VD: Mắt: 
 - Cơ quan để nhìn của người hoặc động vật.
- Mắt tre: Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở thân một số cây.
- Bộ phận giống hình con mắt ở vỏ ngoài một số quả.
- Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan.
- GV lưu ý: 
+Trong một câu cụ thể, từ thường được dùng theo một nghĩa nhưng trong tác phẩm văn học có thể dùng theo hai nghĩa: 
 Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
+Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm
I. Từ nhiều nghĩa: (12’)
1, Ví dụ “Những cái chân” (1’)
2, Nhận xét (9’)
- Chân2 (gậy): Bộ phận thấp nhất tiếp xúc với mặt đất, dùng để đỡ...
- Chân3 (compa): Bộ phận thấp nhất làm trụ để giúp cho compa quay.
- Chân4 (kiềng): Bộ phận thấp nhất dùng để đỡ thân kiềng.
- Chân5 (bàn): Bộ phận thấp nhất đỡ thân bàn, mặt bàn.
* “Chân”: Bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất và có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
-> Các nét nghĩa của từ “chân” có điểm chung với nhau => Từ “chân” có nhiều nghĩa => Từ nhiều nghĩa
+ Com-pa, toán học
-> Từ chỉ có một nghĩa.
3, Ghi nhớ 1: (Sgk) (2’)
 Từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa
II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
 (12’)
1. Ví dụ 
2. Nhận xét (10’)
 - “Chân”1 (chân người, chân con vật): Bộ phận dưới cùng, tiếp xúc với đất của cơ thể người, động vật, dùng để nâng đỡ, di chuyển.
-> Nghĩa gốc
- “Chân” (2,3,4,5) :
+ Giống: Đều là bộ phận dưới cùng tiếp giáp với mặt đất.
+ Khác: Không di chuyển được
3, Ghi nhớ 2: (Sgk) (2’)
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- HS đọc BT, xác định yêu cầu của bài
- HS: 3 em lên bảng, HS khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS làm BT
- HS1 làm câu a
- HS2 làm câu b
III. Luyện tập: (12’)
Bài tập 1 (4’)
* đầu 
+ đầu người (bộ phận trên cùng)
+ đầu làng (bộ phận trước tiên)
+đầu mối (bộ phận quan trọng nhất)
* cổ (bộ phận giữa đầu và thân thắt lại) 
+ cổ cò, cổ chai, cổ chân 
* tay 
+tay súng, tay ghế, tay tre 
Bài tập 2 (4’)
- quả: quả tim, quả thận,
- lá: lá phổi, lá gan, 
- thân: thân người
Bài tập 3 (4’)
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
a, Sự vật -> hành động: 
 hộp sơn -> sơn cửa.
 cái bào -> bào gỗ.
 cái cuốc -> cuốc đất.
b, hoạt động -> đơn vị: 
 cuộn tờ giấy -> cái cuộn giấy. 
 mẹ nắm cơm -> 3 nắm cơm.
D. củng cố (2’)
	- Khái niệm từ nhiều nghĩa
	- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
- HS học ghi nhớ
- GV hướng dẫn làm BT 3,4
- Chuẩn bị cho tiết học sau: “Lời văn, đoạn văn tự sự”
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 20
Soạn: 06/10/2009
Dạy: /10/2009
Lời văn, đoạn văn tự sự
Mục tiêu cần đạt
1- HS nắm được:
 - Hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
 - Xây dựng đoạn văn kể chuyện SH hàng ngày.
 - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc; nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giưới thiệu nhân vật và kể việc
	2 - Bước đầu có kĩ năng xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc
	3 – Giáo dục ý thức tích cực họpc tập
	 	chuẩn bị
*Giáo viên: Bảng phụ ghi 3 VD (Tr 58,59)	
*Học sinh: Đọc trước bài
Tiến trình dạy học
A. ổn định lớp: (1’)
	6B vắng:
B. Kiểm tra: (3’)
? Nêu các bước làm bài văn tự sự?
	? Trình bày cách làm bài văn tự sự?
C. Bài mới (37’)
- GV giới thiệu bài: Bài văn gồm các đoạn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn gồm các câu văn liên kết với nhau tạo thành. Văn tự sự xây dựng nhân vật , kể việc ntn? Đó là nội dung 
- GV treo bảng phụ ghi 2 VD
- HS đọc 2VD. 
? Đoạn 1 và đoạn 2 giới thiệu những nhân vật nào?
? Giới thiệu sự việc gì?
? Mục đích giới thiệu để làm gì?
? Thứ tự các câu văn trong đoạn có thể đảo lộn được không? Vì sao?
-GV: Đoạn 1-Hai câu có quan hệ nối tiếp.
? Đoạn 2 gồm mấy câu, giới thiệu nhân vật như thế nào. Nhận xét về cách giải thích ấy?
- GV: Do tài hai người ngang nhau, cách giải thích cũng ngang nhau, cân đối, tạo nên vẻ đẹp của đoạn văn.
? Hãy chỉ ra những câu văn có chứa từ “có”, “là”?
- GV: Là kiểu câu tự sự giới thiệu nhân vật.
? Ngôi kể trong đoạn văn là ngôi thứ mấy.
+ Ngôi thứ 3
- HS: Từ hai ví dụ trên có thể rút ra kết luận khi muốn giới thiệu một nhân vật
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn 3
- HS đọc đoạn văn 3
? Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể hoạt động của nhân vật? Đó là những từ loại gì?
- HS gạch chân những từ chỉ hđ của n/v
? Hành động ấy được kể theo thứ tự nào , đem lại kết quả gì?
- HS: Kết quả: lụt lớn, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
? Lời kể chuyện của tác giả trong câu cuối của đoạn văn có gì đặc biệt.Tác dụng của cách kể ấy là gì?
-HS: Lời kể trùng điệp: “Nước ngập nước ngập nước dâng”
-> Gây ấn tượng về hậu quả khủng khiếp của cơn giận giữ.
? Từ bài tập trên hãy rút ra kết luận khi kể việc phải kể như thế nào?
+ HS đọc lại 3 đoạn văn trên
? Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới những câu biểu đạt ý chính?
- GV: Những câu này được gọi là câu chủ đề, theo em vì sao ta lại gọi như thế?
- HS Câu nêu lên nội dung chính trong đoạn văn mà người viết muốn trình bày
? Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước như thế nào?
? Từ những tìm hiểu trên hãy cho biết cách viết một đoạn văn tự sự?
- GV khái quát bài học.
- HS rút ra ghi nhớ
- HS: Đọc các đoạn văn.
? Mỗi đoạn văn kể về điều gì?
? Xác định câu chủ đề?
? Các câu văn triển khai chủ đề theo hướng nào?
* Phần c về nhà làm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS làm. Lưu ý: Câu chủ đề thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Song có trường hợp không phải là như thế. Chú ý thứ tự kể các hành động.
- HS trả lời, sửa lại.
- GV phân 3nhóm:
+Nhóm 1: Tuệ Tĩnh
+Nhóm 2: Lạc Long Quân
+Nhóm 3: Âu Cơ
- HS: Các nhóm trình bày
- GV nhận xét, sửa.
I. Lời văn, đoạn văn tự sự: (27’)
1. Lời văn giới thiệu nhân vật: (9’)
a. Ví dụ: (SGK – tr 58)
b. Nhận xét:
+ Giới thiệu nhân vật: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+ Sự việc: 
-Vua Hùng kén rể.
 -Hai thần đến cầu hôn Mị Nương.
+ Mục đích:
- Mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của truyện.
* Thứ tự các câu trong đoạn:
+ Đoạn 1: 2 câu. Mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đối, đầy đủ.
-Giới thiệu nhân vật: 
(1) Giới thiệu Hùng Vương, Mị Nương.
(2) Nói về tình cảm, nguyện vọng.
- Mục đích: Đề cao, khẳng định.
+ Đoạn 2: 6 câu.
- Giới thiệu nhân vật ST- TT( Giới thiệu chung, giới thiệu từng người, kết luận).
+ Những câu văn có chứa từ “có”, “là”:
- Hùng Vươngcó một người con gái
- Có hai chàng trai đến cầu hôn.
-Người ta gọi chàng là
-> Kiểu câu tự sự giới thiệu nhân vật.
=> +Khi kể người có thể giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
 +Dùng câu văn với từ “là”, “có”
 +Dùng ngôi kể thứ ba
2. Lời văn kể sự việc (9)
a. Ví dụ
b. Nhận xét.
+Từ dùng để kể hoạt động của nhân vật: Nổi giận, đem, đuổi, đòi, cướp, hô mưa, gọi gió
+Kể theo thứ tự trước- sau, nguyên nhân- kết quả.
+Lời kể trùng điệp.
-> Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
3. Đoạn văn (9’)
 a. Ví dụ
b. Nhận xét
Đ1: Vua Hùng kén rể
 C2 là câu chủ đề. C1 giới thiệu MN dẫn đến C2
Đ2: Hai người đến cầu hôn, đều có tài
 C1 là câu chủ đề. C2,3,4 giải thích, bổ sung làm rõ cho C1
Đ3: TT đánh ST
 C1 là ccâu chủ đề. Câu 2,3 làm rõ cho C1.
-> Đọan văn thường có một ý chính được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính hoặc bổ sung cho ý chính.
* Ghi nhớ: SGK
II . Luyện tập (10’)
Bài tập 1. (3’)
a. Kể về việc Sọ Dừa chăn bò cho Phú ông.
+ Câu 2 là câu chủ đề.
+Các câu khác cụ thể hóa ý câu chủ đề.
b. Con gái Phú ông đưa cơm cho Sọ Dừa và thái độ của từng người.
+ Câu chủ đề: Câu 1.
+ Thứ tự kể: Câu 1 là kết quả, câu sau giải thích.
Bài tập 2. (2’)
a. Sai ( Trình tự các động tác bị đảo lộn).
b. Đúng (Trình tự các động tác hợp lí)
Bài tập 3 (5’)
VD: TG là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
D. củng cố (2’)
	- Lời văn kể người. Lời văn kể việc.
	- Cách trình bày nội dung trong đoạn văn
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
- HS học ghi nhớ
- GV hướng dẫn làm BT 4 (Sgk), BT 5,6,7 (SBT)
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Soạn “Thạch Sanh”
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 Tuan 5Tich hop GDMT.doc