Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 đến tuần 32

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 đến tuần 32

KIỂM TRA VIẾT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp Hs: tự đánh giá được kết quả rèn luyện chính tả của mình để có hướng phấn đấu tích cực hơn.

B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:

 HOẠT ĐỘNG 1: Gv đọc lướt qua đoạn văn sau một lần và sau đó đọc chậm lại để học sinh viết :

 “Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười .Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay”.

 (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

 

doc 62 trang Người đăng thu10 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 5 đến tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
TIẾT 9
NS: 9/9/2008
KIỂM TRA VIẾT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs: tự đánh giá được kết quả rèn luyện chính tả của mình để có hướng phấn đấu tích cực hơn.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG 1: Gv đọc lướt qua đoạn văn sau một lần và sau đó đọc chậm lại để học sinh viết :
 “Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười .Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay”.
 (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
 HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn học sinh dò lại bài và bắt lỗi chính tả.
 -Yêu cầu Hs theo dõi lắng nghe để dò lại bài.
 -GV hướng dẫn Hs trao tập chéo lẫn nhau rồi xem lại đoạn văn sách giáo khoa (câu c, trang 60), đối chiếu và ghi các lỗi ra bên ngoài chỗ sửa lỗi. sau cùng là nộp lại cho giáo viên.
C.DẶN DÒ:
-yêu cầu Hs tiếp tục cố gắng đọc nhiều sách tham khảo. Nhất là sách về những bài văn hay.
-Xem lại bài :Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
 Cần nắm :
 + Tìm hiểu đề, tìm ý là tìm những gì?
 + Lập dàn bài là làm như thế nào?
 + Chú ý : HS chuẩn bị bài “Sự tích hồ gươm” để học tiết sau : CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ ,TÌM Ý Ở BÀI VĂN TỰ SỰ
TUẦN 5
TIẾT 10
NS:9/9/2008
CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ ,TÌM Ý Ở BÀI VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp Hs: khắc sâu hơn về kĩ năng tìm nhiểu đề, tìm ý cho kiểu bài tự sự.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn Hs cách tìm một hiểu đề văn tự sự.
*Gv chép đề văn lên bảng “Kể lại chuyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠM bằng lời văn của em”à Hs quan sát Hs à dựa vào đề văn , trả lời
*Gv gọi HS thực hiện như sau:
 -Đề văn đã đưa ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
“Kể lại chuyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠM bằng lời văn của em” có 3 yêu cầu 
 -Em hãy gạch chân những từ thể hiện yêu cầu ấy .
“Kể lại chuyện SỰ TÍCH HỒ GƯƠM bằng lời văn của em” 
 -Vậy thông thường một đề văn có mấy yêu cầu cơ bản ? 
Có ít nhất 2 yêu cầu .
 -Để xác định chính xác yêu cầu của đề các em phải làm gì ?
Đọc kỹ đề và ohân tích đề 
 -> Kết luận:để tìm hiểu đề văn, ta phải đọc kĩ đề nhiêu lần.
I.Cách tìm hiểu đề văn tự sự.
-Đọc kĩ đề
-Xác những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề.
HOẠT ĐỘNG 2:Gv hướng dẫn HS tìm ý cho một đề văn tự sự.
 -Nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề là gì ? Tìm ý là tìm những ý chính, ý phụ
 + Nhân vật nào? Xem lại phần văn học đã học .
 +Sự việc chính gì, sự việc phụ ra sao?
 + Diễn biến các sự việc ấy như thế nào?
 +kết quả ra sao?
 -Mỗi ý như vậy thường triển khai thành mấy đoạn?
 -> Tìm ý là tìm những gì ?
II.Cách tìm ý cho bài văn.
-Xác định nội dung chính sẽ viết
 +Nhân vật chính
 +Nhân vật phụ
 +Sự việc chính 
 +Sự việc phụ
II.Cách tìm ý cho bài văn.(ghi bài)
-Xác định nội dung chính sẽ viết
+Nhân vật chính
+Nhân vật phụ
+Sự việc chính
+Sự việc phụ
E.CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
 1.Củng cố :để trong quá trình làm bài trách tình trạng lạc đề. Các em cần chú ý các bước nào?
 2.Dặn dò:
-Về nhà tập tìm hiểu đề, tìm ý cho các đề văn (1), (2),(3) trang 47,sgk
-Xem trước cách lập dàn ý của bài văn tự sự.
TUẦN 6
TIẾT 11
CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, Ở BÀI VĂN TỰ SỰ(tt)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs củng cố lại kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn tự sự .
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG 1: Ra đề và hướng dẫn Hs thực hiện các yêu cầu:
 *GV chép đề lên bảng : 
 Đề: Ngày sinh nhật của em.
 *Yêu cầu Hs:
 -xác định yêu cầu của đề.
 -gạch chân các từ trọng tâm.
 -tìm ý chính, ý phụ cho đề văn.
 ->Hs thực hiện theo nhóm.(4 nhóm)
HOẠT ĐỘNG 2:Hs lên bảng thực hiện.
 -Gv chia bảng thành 4 phần, gọi đại diện 4 HS của 4 nhóm lên bảng trình bày.
 -Gv cùng Hs nhận xét và bổ sung, sửa chữa cho hoàn chỉnh
C.CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
1. Củng cố: Theo em tìm hiểu đề và tìm ý là tìm những gì?
2. Dặn dò:
 -Về nhà tiếp tục tìm hiểu đề, tìm ý cho các đề sau:
 Đề 1:Kĩ niệm ngày thơ ấu.
 Đề 2:Ngày sinh nhật của em.
 Đề 3:Kể chuyện một người bạn tốt 
 Đề:Em đã lớn rồi
 -Tập lập dàn bài cho một trong những đề văn trên.
TUẦN 6
TIẾT 12
CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA KIỂU BÀI TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs biết cách lập một dàn ý cho đề văn tự sự .
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề và tìm ý .
-Gv ghi đề văn lên bảng như sau “Em đã lớn rồi”
 +Bước 1:Tìm hiểu đề :
 HỎI:Đề yêu cầu làm những gì?
 HỎI:Yêu cầu ấy cò thể hiện rõ ra bên ngoài hay không?
 +Bước 2:Tìm ý
 HỎI: Nội dung sẽ phải viết theo yêu cầu của đề là gì?
 HỎI: Em sẽ chọn sự việc chính nào để kể?
 HỎI: Chọn sự việc đó nhằm biểu hiện chủ đề gì ?
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS lập dàn ý(theo nhóm)
 HỎI: Thông thường bố cục của một bài văn gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
 HỎI: Mở bài có niệm vụ gì ?
 HỎI: Thân bái có nhiệm vụ gí ?Kết bài có nhiệm vụ gì ?
->Hãy sắp xếp các ý đã tìm được ở Hoạt động 1 theo một trật tự đúng bố cục để tạo thành một dàn bài chi tiết .
HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn Hs cách trình bày trên bảng, phần thực hiện của nhóm mình.
 *Gv chia bảng thành 4 phần :
 -Gọi Hs đại diện lên bảng chép dàn bài của nhóm mình 
 -Gv cùng Hs nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh.
TUẦN 7
TIẾT 13 +14
CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA CỦA KIỂU BÀI TỰ SỰ(TH)
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho đề tự sự .
 B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn Hs luyện tập.
* Giáo viên :
-Gv chép hai đề văn sau lên bảng :
 Đề 1:Kể chuyện về người bạn tốt .
 Đề 2:Ngày sinh nhật của em.
 -Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý cho mỗi đề văn trên.
 -Tổ chức cho Hs thảo luận trong bàn, tìm ý cho đề văn.
 -Gv chỉ định Hs lên bảng lập dàn ý. 
 -Mỗi dãy bàn thực hiện một đề 
 -Mỗi đề gọi 4 Hs lên bảng thực hiện.
 ->Gv nhận xét và chốt lại theo từng dàn ý mà HS thực hiện.
* Học sinh :
Hs quan sát và chép 2 đề văn vào vở
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Hs lên bảng lập dàn ý
Hs lắng nghe 
Tiết 2 :
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn Hs luyện tập (tt)
* Giáo viên :
 -GV chép 2 đề văn sau lên bản :
 Đề :
 1.Quê em đổi mới. 
 2.Kỉ niệm ngày thơ ấu.
 -Gv chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm thực hiện một đề theo yêu cầu sau:
 +Tìm hiểu đề.
 +Tìm ý.
 +Lập dàn ý.
 -HS thực hiện xong các yêu cầu trong nhóm,gv chia bảng thành 8 phần.Mỗi nhóm đại diện 4 Hs lên bảng trình bày.
 ->Gv nhận xét và kết luận cho từng phần mà Hs đã thực hiện (bằng điểm số để khích lệ tinh thần).
* Học sinh :
Hs quan sát
Hs chép đề văn
Hs thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu của giáo viên
Hs lên bảng thực hiện
Hs lắng nghe
 C.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 1.Củng cố:Để lập dàn bài cho một bài văn tự sự ta cần thực hiện những bước nào ?
 2.Dặn dò:
-Về nhà lập dàn bài cho đề văn “Em đã lớn rồi”.
-Xem lại hình thức trình bài một đoạn văn (đoạn mở bài)
 Duyệt của BLD Duyệt của Tổ trưởng 
 ______________________
 ______________________
 ______________________
 Trần Văn Thắng 
Tuần 8
Tiết 15+16
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN MỞ BÀI
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:rèn luyện thêm về kĩ năng viết đoạn văn mở bài.
 B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn Hs viết đoạn văn mở bài.
1.)Gv hướng dẫn về hình thức trình bày đoạn văn.
 +Theo em, thông thường các em thấy đoạn văn thường gồm mấy câu trở lên?
 +Hình thức trình bày như thế nào?
 ->Chốt: Đoạn văn thông thường có từ hai câu trở lên. Khi trình bày chữ cái đầu tiên của đoạn phải viết hoa và viết lì đầu dòng. Cuối câu có dấu chấm.
 -Mở rộng:thông thường chúng ta thường gặp đoạn văn có từ hai câu trở lên, nhưng trong trường hợp đặc biệt đoạn văn chỉ có một câu thậm chí có một từ.
*Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn mở bài.
 Hỏi:thông thường đoạn mở bài có nhiệm vụ gì?
 Hỏi:Theo, em có mấy cách chính để viết đoạn mở bài?
 ->Chốt:
 +Nhiệm vụ của đoạn mở bài là giới thiệu khái quát nhân vật và sự việc.
 +Có hai cách chính để viết đoạn mở bài.
 *Viết gián tiếp .
 *Viết trực tiếp.
 2.)Học sinh :
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ, trả lời
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
HS trả lời các câu hỏi gợi ý
HS lắng nghe và ghi nhận
Sau khi học sinh trả lời và hoàn thành các hoạt động à GV ghi bảng :
I.Cách viết đoạn văn mở bài
Có hai cách chính :
-Viết gián tiếp
-Viết trực tiếp
HẾT TIẾT 15, SANG 16
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn Hs luyện tập viết đoạn văn mở bài.
 1.) Gv cho Hs tự chọn một trong số các đề sau để viết :
 +Giới thiệu bản thân.
 +Giới thiệu về bạn.
 +Giới thiệu người thân.
 -Yêu cầu Hs thảo luận theo bàn để viết đoạn văn mở bài.(5p)
 -Hết thời gian ,Gv chia bảng thành 8 phần, gọi 8 học sinh đại diện 8 nhóm lên bảng thực hiện.
 -Gv nhận xét từng đoạn của HS bằng điểm số.
 -Sau cùng, Gv cùng HS chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh (nếu cần thiết).
 2.) Học sinh :
- Hs chọn một trong các đề để thực hiện.
- Hs lắng nghe
- Hs ghi nhận
Sau khi học sinh trả lời và hoàn thành các hoạt động à GV ghi bảng :
II.Luyện tập:
Viết đoạn mở bài một trong các đề sau:
Đề
Lập ý 
Viết
- Giới thiệu bản thân.
Tên, tuổi, học sinh trường, lớp, xã, huyện, tỉnh . Nhà ở tại 
Mến chào các bạn !
Tôi là Nguyễn Thị Quế Anh, học sinh lớp 64, Trường THCs Tập Ngãi , xã Tập Ngãi, Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh. 
- Giới t ...  đoán tuổi em chưa đúng đâu / đã mười tám rồi đấy.
 (Nguyễn Minh Châu – dấu chân người lính)
 C. DẶN DÒ: Về nhà xem lại bài Từ mượn đã học.
Duyệt của BLĐ Trường
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ _____________________________
Trần Văn Thắng
Tuần 30
Tiết: 59+60
CÁCH XÁC ĐỊNH TỪ HÁN VIỆT
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs: biết cách xác định từ Hán Việt.
 B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs nhận dạng từ Hán Việt với từ thuần Việt
 Gv: Do nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ trên một ngàn năm, chúng muốn đồng hóa dân tộc ta nên lúc bấy giờ các trường học của ta chỉ được dạy tiếng Hán. Chính vì vậy mà ngày nay trong tiếng Việt ta có trên 60% ngôn ngữ có nguôn gốc từ tiếng Hán nhưng khi phát âm nó gần giống với tiếng Việt, vì thế để xác định được tiếng Hán với tiếng dân tộc ta vốn là một vấn đề khá phức tạp.
 Hs: lắng nghe 
 Gv : nêu ra hai cách như sau:
 Cách 1: Hs dùng từ diển Hán Việt để nhận dạng ( cách này mất nhiều thời gian)
 Cách 2: Gv lưu ý HS từ nào khi nói (viết )mà ta có thể hiểu nghĩa một cách trực tiếp không phải qua một quá trình suy nghĩ hoặc hỏi người khác về nghĩa thì từ đó là từ thuần Việt và ngược lại. 
 Ví dụ: Khi nói về ngựa trắng thì chúng ta hiểu ngay không cần phải suy nghĩ, nhưng nếu nói “ bạch mã” thì ta phải trải qua một quá tình suy nghĩ mới hiểu được nghĩa. 
 Hs : lắng nghe và quan sát 
 Gv ghi bảng :
I. Có hai cách:
 Cách 1: Hs dùng từ điển Hán Việt để nhận dạng ( cách này mất nhiều thời gian)
 Cách 2: Gv lưu ý HS từ nào khi nói (viết )mà ta có thể hiểu nghĩa một cách trực tiếp không phải qua một quá trình suy nghĩ hoặc hỏi người khác về nghĩa thì từ đó là từ Thuần Việt và ngược lại. 
 Ví dụ: Khi nói về ngựa trắng thì chúng ta hiểu ngay không cần phải suy nghĩ, nhưng nếu nói “ bạch mã” thì ta phải trải qua một quá tình suy nghĩ mới hiểu được là ngựa trắng 
 Chuyển tiết 2 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Hs luyện tập: 
 Yêu cầu Hs xác định những từ : học sinh , hải quân, huấn luyện, mèo đen, lớn lên, bác sĩ, phát ngôn, nói chuyện, người làm răng, nha sĩ, xe lửa, phi cơ, ghe xuồng, bút, vở, tập. Hán Việt trong số các từ sau: 
 Hs : nhìn lên bảng ghi vào vở và thực hiện .
Thuần Việt
Hán Việt
học sinh , mèo đen, lớn lên,nói chuyện, người làm răng, xe lửa, ghe xuồng, bút, vở, tập. 
hải quân, huấn luyện, bác sĩ, phát ngôn, nha sĩ, phi cơ . 
HOẠT ĐỘNG 3: Gv nhận xét và khích lệ bằng điểm số.
 C.DẶN DÒ: Hs xem lại bài từ ghép và từ láy đã học 
Duyệt của BLĐ Trường
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ _____________________________
Trần Văn Thắng
Tuần 31
Tiết: 61+62
PHÂN BIỆT TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs:Biết cách phân biệt từ láy vơí từ ghép
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs phân biệt từ láy với từ ghép
 Gv ghi ra 2 ví dụ để học nhận diện:
-Hs quan sát, lắng nghe và ghi nhận
 VD1: râu ria
 VD2: trồng trọt
 Gv: Gợi ý hs bằng cách:
 -Ờ VD1, gv tách từ râu ra khỏi từ cửa rồi hỏi Hs từ ria không và ngược lại
 ->Nếu cả hai từ láy lại nhưng khi tách ra cả hai từ đều có nghĩa nhất định thì đó không phải là từ láy mà chính là từ ghép.
 -Ở VD 2, Gv cũng thực hiện thao tác như ở VD1.
 -> Chốt: Nếu hai từ có láy lại nhưng khi tách ra từng từ thì chỉ 1 trong 2 từ hoặc cả 2 từ không có nghĩa để ghép lại với nhau thì đó là từ láy.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Hs luyện tập
 HS nhận dạng các từ ghép trong số các từ sau: xanh xanh, nhà cửa, chông chênh, xanh xám, đo đỏ, chuối chín, sáng sớm.
HS quan sát, ghi vào vở và thực hiện bài tập
C. DẶN DÒ: Xem lại bài Các thành phần chính của câu (chú ý cách xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu)
Duyệt của BLĐ Trường
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ _____________________________
Trần Văn Thắng
Tuần 32
Tiết: 63
PHÂN BIỆT TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP (tt)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs:Biết cách phân biệt từ láy vơí từ ghép
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs luyện tập : 
 HS nhận dạng các từ ghép trong số các từ sau và đưa vào bảng : Chăn nuôi, ăn ở, nguồn gốc, con cháu, gốc gác, cội nguồn, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cậu mợ, vợ chồng, ông cha, cha anh, anh em, sạch sẽ, nức nở, sụt sịt, thảm thiết, rưng rức, tỉ ti .
Từ láy
gốc gác, sạch sẽ, nức nở, sụt sịt, thảm thiết, rưng rức, tỉ ti , .
Từ ghép
Chăn nuôi, ăn ở, nguồn gốc, con cháu, cội nguồn, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cậu mợ, vợ chồng, ông cha, cha anh, anh em,
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn Hs luyện tập (tt) :
Sắp xếp tên các loại bánh vào bảng ý nghĩa của những tiếng được ghép với bánh thành từ ghép: 
Nêu cách chế biến 
Nêu tên chất liệu của bánh 
Nêu tính chất của bánh 
Nêu hình dáng của bánh 
Đáp án : 
Nêu cách chế biến
Bánh ránm, bánh nướng, bánh bích quy ..
Nêu tên chất liệu của bánh
Bánh nếp, bánh tôm, bánh gai, bánh khúc, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh tẻ .
Nêu tính chất của bánh
Bánh dẻo, bánh xốp, ..
Nêu hình dáng của bánh
Bánh gối, bánh tai voi, bánh cuốn, .
 HS quan sát, ghi vào vở và thực hiện bài tập
C. DẶN DÒ: Xem lại bài Các thành phần chính của câu (chú ý cách xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu)
 Tuần 32
Tiết: 64
CÁCH XÁC ĐỊNH CN-VN-PN TRONG CÂU ĐƠN 
(Lý thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs: Biết cách xác định chủ ngữ, vị ngữ và phụ ngữ trong câu đơn .
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tìm chủ ngữ trong câu đơn .
 Gv ghi ví dụ trên bảng và cho Hs tìm C-V trong câu :
VD : Tôi // mắng.
 C V
Muốn tìm chủ ngữ trong câu đơn , ta thường đặt câu hỏi : Ai ? cái gì ? con gì ? 
Như vậy theo ví dụ trên ta phải đặt câu hỏi gì ? 
Hs trả lời : ai mắng ? à Tôi mắng .
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs tìm vị ngữ trong câu đơn .
Gv ghi ví dụ trên bảng và cho Hs tìm C-V trong câu :
VD : Tôi // về, không một chút bận tâm .
 C V
Muốn tìm vị ngữ trong câu đơn , ta thường đặt câu hỏi : Làm gì ? làm sao ? như thế nào ? là gì ? 
Như vậy theo ví dụ trên ta phải đặt câu hỏi như thế nào ? 
Hs trả lời : Tôi làm gì ? hoặc : Tôi như thế nào à Tôi // về, không một chút bận tâm.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn Hs tìm phụ ngữ trong câu đơn .
 Gv ghi ví dụ lên bảng à Cho Hs tìm các thành phần trong câu à Xác định phụ ngữ .
VD : Những học sinh lớp 61 đã tiến bộ về mặt học tập trong học kỳ II .
 ST DT(tt) PN PT TT(tt) PN 
Muốn tìm phụ ngữ trong câu đơn ta cần tìm phần trung tâm làm phần chính ( chủ ngữ- vị ngữ) của câu ; còn các phần trước nó , sau nó thường giải thích cho phần trung tâm là phần phụ ngữ trong câu .
C. DẶN DÒ: Xem lại bài Các thành phần chính của câu (chú ý cách xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu) để luyện tập tìm chủ ngữ, vị ngữ, và thành phần phụ ngữ .
Duyệt của BLĐ Trường
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ 
Trần Văn Thắng
Đề kiểm tra 15 phút – khối 6 – môn : tự chọn (tự luận)
 Câu 1 : (5 điểm) chép đoạn văn dưới đây và em hãy điền dấu thích hợp (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ) vào chỗ gạch chéo để diễn đạt đúng ý :
 Khi con bìm bịp kêu “bịp bịp” tức là đã thổng buổi / nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang / lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thân làm con bìm bịp/ ông ta phải tự nhận là bịp, mở miệng ra là bịp bịp / giời phát cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rút trong bụi cây / 
 Câu 2 : (5 điểm) chép đoạn văn dưới đây và em hãy điền dấu thích hợp (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ) vào chỗ gạch chéo để diễn đạt đúng ý :
 Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường / ngang sông Hồng đã cóp cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sửng / rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng / nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên / họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu /
Đáp án
Câu 1 : 
Câu 1
Khi con bìm bịp kêu “bịp bịp” tức là đã thổng buổi .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 2
Nghe đâu trước đây có một ông sư dữ như hổ mang .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 3
Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thân làm con bìm bịp .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 4
Ông ta phải tự nhận là bịp, mở miệng ra là bịp bịp .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 5
Giời phát cho nó bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rút trong bụi cây .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 2 : 
Câu 1
Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 2
Ngang sông Hồng đã cóp cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sửng .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 3
Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 4
Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm
Câu 5
Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu .
Có viết hoa đầu câu và có dấu chấm cuối câu = 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docSUA LAI TU CHON.doc