BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Dế Mèn phiêu lưu ký Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Giúp HS hiểu được ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên”. Tánh kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác khiến ta phải ân hận suốt đời.
Nắm được nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
2. Kỹ Năng : Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích nhân vật là loài vật.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ cần sống thân ái, đoàn kết với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên : SGK, Tham khảo SGV, đọc tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, thiết kế bài dạy, tranh vẽ Dế Mèn
- Phương án: Đọc kể, gợi tìm, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc văn bản, chú thích, trả lời câu hỏi SGK tr 10
Tuần: 20 Ngày soạn: 10/12/2009 Tiết :73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Giúp HS hiểu được ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên”. Tánh kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác khiến ta phải ân hận suốt đời. - Nắm được nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 2. Kỹ Năng :- Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện, phân tích nhân vật là loài vật. 3. Thái độ:- Giáo dục thái độ cần sống thân ái, đoàn kết với mọi người. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên : SGK, Tham khảo SGV, đọc tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, thiết kế bài dạy, tranh vẽ Dế Mèn - Phương án: Đọc kể, gợi tìm, thảo luận nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc văn bản, chú thích, trả lời câu hỏi SGK tr 10 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định hình lớp : (1’) Sĩ số, tác phong, vở ghi chép 2. Kiểm tra bài cũ : (4’) - Kiểm tra vở soạn bài 3. Giảng bài mới : * Giới thiệu bài : (1’) Dế Mèn Phiêu Lưu Ký là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội loài người và thể hiện những khát vọng của tuổi trẻ. *Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 16’ HĐ 1 - Hướng dẫn HS đọc đoạn “Bởi tôi ® ... vuốt râu” - GV đọc mẫu đoạn “Tôi đi đứng oai vệ ® ... lại được” - Gọi HS kể tóm tắt đoạn truyện tiếp theo ? Dựa vào chú thích * SGK, em hãy trình bày đôi nét về tác giả và tác phẩm - Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có 2 phần nội dung : t Phần đầu miêu tả hình dáng tính cách của Dế Mèn t Phần sau kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn ? Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản ? Phần nội dung chính kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có mấy sự việc chính ? Theo em sự việc nào trong số các sự việc trên là nghiêm trọng nhất dẫn đến bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn ? Truyện được kể bằng lời nhân vật nào ? Thuộc ngôi kể nào ? HĐ1: -Đọc đoạn “Bởi tôi ® ... vuốt râu” - Nghe giáo viên đọc đoạn “Tôi đi® ... lại được” - Kể tóm tắt đoạn tiếp theo bảo đảm các nội dung : * Dế Mèn sang nhà Dế Choắt và chê bai cách ăn ở tuềnh toàng của Dế Choắt * Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào hang thông ngách nhưng Dế Mèn từ chối. * Dế Mèn rủ Dế Choắt trên chị Cốc. * Dế Choắt bị Cốc mổ chết. * Dế Mèn ân hận, chôn cất Dế Choắt tử tế và ân hận rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình -1HS đọc chú thích * - Hai phần tương ứng với 2 nội dung : * Từ đầu ® ...thiên hạ rồi * Tiếp ® ... cho đến hết * Có 3 sự việc chính : - Dế Mèn coi thường Dế choắt. - Dế Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt - Dế Mèn ân hận * Sự việc : Dế Mèn trêu chọc Cốc gây ra các chết thảm coh Dế Choắt. * Dế Mèn kể - Ngôi thứ nhất. I. Tìm hiểu chung : 1. Đọc : 2. Chú thích : Chú ý các chú thích t6, 7, 10, 12, 13, 15, 18, 22, 23, 30, 31 3. Bố cục : 2 đoạn 1. Từ đầu ® ... thiên hạ rồi hình dáng và tính cách của Dế Mèn 2. Tiếp theo ® ... hết Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn 20’ HĐ 2 ? Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế Mèn đã là “1chàng Dế thanh niên cường tráng”. Chàng Dế ấy đã hiện lên qua nét cụ thể nào về hình dáng hành động? ? Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng động từ, tính từ , trình tự miêu tả của tác giả * Tác giả dùng động từ mạnh, tính từ miêu tả chính xác. Lần lượt miêu tả từng bộ phận gắn liền miêu tả hình dáng, hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện ra mỗi lúc một rõ nét thêm. Cách miêu tả của tác giả vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình, vừa diễn tả cử chỉ hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn HĐ2: * Hình dáng : Đôi càng mẫm bóng, vuốt dài, nhọn, đôi cánh dài cả người là một màu nâu bóng mỡ rất ưa nhìn, đầu to nổi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài uốn cong. * Hành động : Đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, nhai ngoàm ngoạp trịnh trọng vuốt râu * Dùng động từ, tính từ chính xác, tả từng bộ phận gắn liền miêu tả hình dáng và hành động II.Tìm hiểu văn bản : 1. Hình dáng và tính cách của Dế Mèn : a) Hình dáng và hành động - Đôi càng mẫm bóng - Vuốt nhọn, cánh dài - Đầu to, răng đen nhánh - Râu dài uốn cong - Hay cà khịa với mọi người. - Quát nạt các chị Châu Chấu và đá anh Gọng Vó. - Tự cho mình đứng đầu thiên hạ. Ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, đầy sức sống, hành động ngông cuồng tự cao. ? Đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên hình ảnh 1 chàng dế như thế nào trong trí tưởng tượng của em ? ? Dế Mèn lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình. Theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không * Dế Mèn hãnh diện về vẻ đẹp của mình đó cũng là một suy nghĩ đúng đắn, nhưng nếu đề cao vẻ đẹp của mình quá thì sẽ dẫn đến thói tự kiêu, ngạo mạn. Đó cũng là một trong những thói xấu mà ta thường gặp ở con người ? Tính cách của Dế Mèn được miêu tả qua các chi tiết nào về : - Hành động ? - Ý nghĩ ? Dế Mèn tự nhận mình là “Tợn lắm” “Xốc nổi” “Ngông cuồng” ? Em hiểu những lời đó của Dế Mèn như thế nào ? ? Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn ? Tốt ? Xấu ? t Việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật. Tất cả các chi tiết đều thể hiện được vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống mạnh mẽ ở tuổi trẻ Dế Mèn. Nhưng đồng thời cũng chưa thấy những nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, trong nhận thức và hành động của một chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng xốc nổi. Những nét chưa đẹp ấy thể hiện rõ trong các động tác hành vi được tả và kể lại ở phần cuối của đoạn văn (Tôi đi đứng ® ... thiên hạ rồi”) * Hùng dũng, đẹp đẽ, hấp dẫn - Có vì đó là tình cảm chính đáng - Không, vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này * Hành động : Đi đứng oai vệ như con nhà võ, cà khịa với mọi người (Quát mấy chị cào cào, đá mấy anh gọng vó...) * Ý nghĩ : Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi * Dế Mèn tự thấy mình liều lĩnh, thiếu chín chắn, cho mình là nhất và không coi ai ra gì ? * Kiêu căng, tự phụ. Đó là một tính xấu. b) Tính cách : - Hãnh diện về ngoại hình đẹp -Cà khịa với mọi người - Tưởng mình đứng đầu thiên hạ rồi kiêu căng, tự phụ (thói xấu) 2’ HĐ3: Củng cố Miêu tả lại hình ảnh Dế Mèn bằng lời văn của em? HS trình bày bằng ngôn ngữ bản thân. 4. Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : (1’) - Chuẩn bị tiết 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày 11 / 012 / 2009 Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Tiếp tục cho HS tìm hiểu về “Bài học đường đời đầu tiên” của Dế Mèn bắt đầu từ một hành động dại dột là trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương cho Dế Choắt. Thấy được thái độ biết ân hận của Dế Mèn trước việc làm rồ dại của mình. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tính cách tâm lý của nhân vật là loài vật, lời kể tự nhiên chân thành, bộc lộ được tính cách của nhân vật 2. Kỹ Năng : - Phân tích nhân vật là loài vật được nhân hóa. 3. Thái độ : - Giáo dục HS có ý thức thương yêu giúp đỡ bạn bè, tránh hành động dại dột, gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên : SGK, Tham khảo SGV, thiết kế, hệ thống câu hỏi - Phương án: Phát hiện, phân tích 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc văn bản tìm hiểu hành động dại dột của Dế Mèn và suy nghĩ về hành động đó III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1’) Sĩ số, nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) Câu hỏi + Dự kiến phương án trả lời của HS a) ? Dế Mèn đã được miêu tả về hình dáng và hành động như thế nào ? b) Em thích điều gì ? và ghét điều gì ở nhân vật Dế Mèn Hình dáng : Ngoại hình đẹp, khỏe do ăn uống điều độ (tốt) Hành động : Hống hách, cà khịa, kiêu căng, tự phụ (xấu). Thích nét ngoại hình, ghét thói kiêu căng 3. Giảng bài mới : * Giới thiệu bài : (1’) Ở tiết 1, các em đã thấy được ưu điểm của Dế Mèn ở ngoại hình cường tráng, khỏe mạnh. Bên cạnh đó Dế Mèn còn có những điều chưa hoàn thiện vế ý thức và hành động của mìn. Do đó đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng mà Dế Mèn đã phải ân hận suốt đời về bài học đường đời đầu tiên của mình. Đó là bài học gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học này *Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 20’ HĐ 1: ? Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời ? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tánh nết của dế Choắt, ? Lời Dế Mèn xưng hô với DC có gì đặc biệt ? Như thế dưới mắt Dế Mèn, DC hiện ra như thế nào ? ? Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì cho Dế Mèn ? Hết coi thường DC, Dế Mèn lại gây sự với Cốc. Vì sao Dế Mèn dám gây sự với Cốc to lớn hơn mình ? Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với Cốc bằng câu hát “Vặt lông cái Cốc cho tao. Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn” ? Việc Dế Mèn dám gây sự với Cốc lớn khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành đ ... ỆM BỔ SUNG: Ngày 12-1 -2010 Tiết 82 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (TT) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của truyện tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòngtwj ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng sử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị hay thành công của người khác. - Kỹ năng: Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật - Tư tưởng: Giáo dục cho HS rèn luyện lòng nhân hậu II. CHUẨN BỊ : -Chuẩn bị của GV: + Tham khảo sgk – sgv -Chuẩn bị của HS: + Đọc văn bản “Bức tranh của em gái tôi” + Học bài III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm. 3. Giảng bài mới: -Giới thiệu bài:1’ -Tiến trình bài dạy: Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích diễn biến tâm trạng của người anh. 15’ - Em có nhận xét gì về tâm trạng và thái độ của người anh khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái ở phòng trưng bày? Hãy tìm những từ ngữ chi tiết miêu tả điều đó - Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái ở phòng trưng bày: + Sững người, bóm chặt lấy tay mẹ, nhìn như thôi miên, muốn khóc... - Khi đứng trước bức tranh của em gái ở phòng trưng bày: Bất ngờ, ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ - Vì sao người anh lại rơi vào tâm trạng đó? Em hãy giải thích tâm trạng của người anh: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó xấu hổ - Lý giải theo cảm nhận của mình: + Hãnh diện: Cảm thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh + Xấu hổ: Tự nhận ra được với những yếu kém của chính mình. Thấy mình không xứng đáng Hoạt động 4: Cảm nhận về nhân vật cô em gái 2. Nhân vật cô em gái 10’ - Nêu những cảm nhận của em về nhân vật cô em gái? - Cảm nhận về nhân vật cô em gái trong truyện Từ ngữ, chi tiết nào thể hiện điều đó? + Trẻ thơ, ngộ nghĩnh: lục lọi đồ đạc, chế màu vẽ + Tài năng: Vẽ đẹp, mọi thứ trong nhà đềuđược đưa vào tranh - Tò mò, hiếu động, hồn nhiên, tài năng hội hoạ, nhân hậu, tình cảm trong sáng + Độ lượng, nhân hậu: có tài nhưng vẫn hồn nhiên, vẫn dành cho anh trai những tình cảm tốt đẹp - Em yêu thích nhân vật này ở những nét phẩm chất nào vì sao? - Từ do ????? của mình, ??? lý giải hợp lý Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của truyện, rút ra bài học 3. Tổng kết – ghi nhớ 6’ - Qua đoạn kết của truyện “Tôi không trả lời mẹ... của em con đấy” em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh? - Cảm nghĩ về nhân vật người anh: + Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của người em giúp người anh vượt lên chính bản thân mình - Qua nhân vật người anh em rút ra bài học về cách ứng xử (thái độ) trước thái độ thành công của người khác? - Rút ra bài học về thái độ ứng xử của bản thân trước thành công của người khác - Trước tài năng hay thành công của người khác ??? cần vượt qua sự mặc cảm, tự ti - Lòng nhân hậu, độ lượng có thể cảm hoá được con người * Yêu cầu HS ghi nhớ III. Luyện tập Hoạt động 6: Yêu cầu HS làm bài số 2 Số 2/35 5’ - Giải thích 2 câu châm ngôn trong sgk 4. Dặn dò hs chuẩn bị tiết học tiếp theo: 2’ – Học bài: Học thuộc ghi nhớ sgk - Đọc và soạn “Vượt thác” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn:16/1/2010 Tiết 85: VƯỢT THÁC. Võ Quảng I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. - Nắm trước nghệ thuật phối hợp miêu tả phong cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. Kỹ năng: phát hiện. Tư tưởng: Tự hào vẻ đẹp của thiên nhiên, của người lao động. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HSØ: -Chuẩn bị của GV: - Tham khảo SGK – SGV. - Đọc tác phẩm. -Chuẩn bị của HS: Đọc tác phẩm – chuẩn bị bài. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 2. Kiểm tra bài : (5’) - Nêu những cảm nhận của em qua bài văn “Bức tranh của em gái tôi”. - Em rút ra được bài học gì sau khi học bài “Bức tranh của em gái tôi”. 3. Giảng bài mới: -Giới thiệu bài:(1) Chúng ta vừa được tìm hiểu về phong cảnh thiên nhiên ở vùng cực Nam của tổ quốc qua bài “Sông nước Cà Mau”. Tiết học hôm nay các em được biết đến vùng sông nước miền Trung ?So kém phần trước đẹp qua văn bản “Vượt thác” của Vô Quảng. -Tiến trình bài dạy: Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung bài văn. I. Đọc và tìm hiểu chung. - Yêu cầu HS đọc Phú trước SGK. - Nhấn mạnh một số nét về tác giả, tác phẩm. + Vô Quảng: Nhà văn và ngôn viết của thiếu nhi. + Văn bản là một đoạn trích trong truyện “Quê Nội”. - HS 1 đọc chú thích SGK - Tác giả, tác phẩm - Đọc 1 đoạn, gọi 1 HS đọc tiếp - 2 HS đọc văn bản - Đọc - Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần. + Yêu cầu HS bổ sung. + GV bổ sung. - Chia bố cục văn bản, nêu nội dung. - Chia 3 phần: - HS bổ sung (nếu chưa phù hợp). - Bố cục: 3 phần + Đoạn 1: Từ đầu “Thác nước” Cảnh trước khi thuyền vượt thác. + Đoạn 2: Tiếp “Cổ Cò” Cảnh Vượt thác. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. - Theo em ai là người miêu tả cảnh vật vượt thác? - Theo dõi trả lời câu hỏi, bổ sung. + Người miêu tả: + Đoạn 3: Còn lại Cảnh sau khi vượt thác - Tác giả đã quan sát miêu tả theo trình tự nào? vị trí quan sát ở đầu? - Tính hợp: trình tự khi làm văn miêu tả vị trí quan sát, đặt mình là người người trong cuộc. Hoạt động 2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên (dòng sông và hai bên bờ). - Dòng sông và cnảh bên bờ qua từng chặng của con thuyền được miêu tả như thế nào? thể hiện qua những từ ngữ nào? - Văn bản trên đề cập đến những nội dung nào? - Theo dõi câu hỏi, tìm các chi tiết. + Đoạn sông ở đồng bằng: êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, tấp nập. Hai bên bờ rộng rãi, trù phú, bon bon. + Đoạn có nhiều thác ghềnh: vườn trượt um tùm, chòm cổ thụ trầm ngâm. + Đoạn có nhiều thác dữ: Nước phóng giữa 2 vách đá tới tung. II. Phân tích 1. Bức tranh thiên nhiên - Em hãy chỉ ra cái hay trong việc sử dụng cái từ ngữ đó? (bon bon, trầm ngâm, tứ tung) + Bon bon, trầm ngâm, trớ tung à từ ngữ gợi hình ảnh. - Hãy tìm những từ HV mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng? + Nêu tác dụng của việc sử dụng từ HV. - Từ HV: cổ thụ, mãnh liệt. - Hãy tìm và chỉ ra nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài văn: So sánh, phân tích. + Lưu ý những hình ảnh so sánh, nhân hoá. + Lưu ý hình ảnh chòm cổ thụ ở đầu đoạn và đoạn cuối bài văn. - Những chòm cổ thụ chảy. - Những cây to mọi người những bụi lúp xúp non xa như những cụ già vung tay hò đám con cháu - Bức tranh thiên nhiên phong phú, đa dạng, sôi động và hùngvĩ. - Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên qua cảnh vựt thác mà ta vừa tìm hiểu? - Trên nền cảnh thiên nhiên qua cảnh vượt thác hiện lên như thế nào? 10 Hoạt động 3: Phân tích nhân vật dượng Hương Thư trong tác phẩm vượt thác. 2. Hình ảnh dượng Hương Thu và cuộc vượt thác. - Hình ảnh thác nước dữ hiện lên như thế nào? Tìm những chi tiết cho thấy thác nước dữ khó vượt? - Những chi tiết cho thấy thác nước dữ, khó vượt. + Nước từ trên cao phóng giữa vách đá dựng đứng chảy dứt đuôi rắn. + Nước bị cảm văng bọt trở tung. - Thác nước dữ khó vượt. - Cảnh con thuyền vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào? - Hình cảnh con thuyền: vùng vằng có chuột trụt xuống, cong lên. - Con thuyền nghiêng ngả, chao đảo. - Có mấy nhân vật được nhắc đến trong cuộc vượt thác? Ai là người được nhắc đến nhiều nhất? - Những nhân vật tham gia vượt thác tập trung nhất: dượng Hương Thư - Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào từ ngoại hình đến hành động? Hãy chỉ ra những so sánh đó được sử dụng? - Tìm những chio tiết miêu tả dượng Hương Thư: + Ngoại hình: cởi trần, như pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quái hòm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. + Hành động: co người phóng chiều sài, ghì chặt trên đần ài, thả sùi, rút sài nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào? - Cách so sáh của tác giả hay ở chỗ nào? - Nêu cảm nhận về tác dụng của so sánh. - Bổ sung: + Pho tượng đồng đúc à Ngoại hình vững chắc. + Trường Sơn văn linh à Hào hùng của con người trước cảnh vật. - Củng cố: cái hay trong việc lựa chọn chi tiết miêu tả, so sánh. - 2 HS bổ sung - Em cảm nhận được gì về nhân vật dượng Hương Thư trong việc vượt thác. + Bổ sung củng cố ghi bảng. - Nêu cảm nhận về nhân vật dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác. - Tiêu biểu cho vẻ đẹph hùng vĩ, sức mạnh tuyệt vời trong cuộc chinh phục với chiến thắng thiên nhiên. Hoạt động 4: Cảm nhận chung về hình ảnh thiên nhiên và con người được miêu tả trong bài văn. 3. Tổng kết – ghi nhớ: - Nghệ thuật: Tả cảnh, tả người đặc sắc. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của tác giả. - Nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động trong bài văn. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - Nội dung: Thiên nhiên hùng vĩ, con người hùng dũng. * Học thuộc ghi nhớ SGK. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập. III. Luyện tập 4. Dặn dò hs chuẩn bị tiết học tiếp theo - Học bài. - Đọc tóm tắt tác phẩm “Buổi học cuối cùng”. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: