Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14, 15, 16

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14, 15, 16

. ĐỀ BÀI

 Hãy kể về một người thân của em.

II. ĐÁP ÁN

I. Yêu cầu chung

- Cần viết đúng đặc trưng của kiểu bài kể chuyện đời thường.

 - Nội dung : Kể về người thân của em ( Ông bà, cha mẹ .)

 - Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.

II. Nội dung cần đạt.

 A. Mở bài

 Giới thiệu chung về người thân mà mình định kể.

 B. Thân bài

 - Sơ qua về hình dáng, tính nết

 - Sở thích

 - Việc làm

 - Tình cảm của người đó với mọi người.

 C. Kết bài

 Tình cảm, ý nghĩ của em với người mà em kể.

 III. Biểu điểm

 - Điểm 9,10 : Xác định đúng yêu cầu của đề, bài viết hay có nhiều sáng tạo, ít sai phạm về câu từ.

 - Điểm 7,8 : Đúng yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, sức sáng tạo chưa cao

 - Điểm 5,6 : Đúng yêu cầu, còn mắc lỗi về từ , câu.

 - Điểm 3,4 : Diễn đạt yếu.

 - Điểm 1,2 : Lạc đề, xác định sai yêu cầu của đề.

 

doc 24 trang Người đăng thu10 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14, 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - HS : Ôn tập kiến thức đã học. Chuẩn bị giấy viết văn.
c/Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức.
	Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh và nêu yêu cầu chung của giờ kiểm tra.
2. Kiểm tra.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới 
I. Đề bài
 	Hãy kể về một người thân của em.
II. Đáp án
I. Yêu cầu chung
- Cần viết đúng đặc trưng của kiểu bài kể chuyện đời thường.
 	- Nội dung : Kể về người thân của em ( Ông bà, cha mẹ ...)
 	- Ngôi kể : Ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.
II. Nội dung cần đạt.
 A. Mở bài
 Giới thiệu chung về người thân mà mình định kể.
 B. Thân bài
 - Sơ qua về hình dáng, tính nết
 - Sở thích
 - Việc làm
 - Tình cảm của người đó với mọi người.
 C. Kết bài
 Tình cảm, ý nghĩ của em với người mà em kể.
 III. Biểu điểm
 - Điểm 9,10 : Xác định đúng yêu cầu của đề, bài viết hay có nhiều sáng tạo, ít sai phạm về câu từ.
 - Điểm 7,8 : Đúng yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, sức sáng tạo chưa cao
 - Điểm 5,6 : Đúng yêu cầu, còn mắc lỗi về từ , câu.
 - Điểm 3,4 : Diễn đạt yếu.
 - Điểm 1,2 : Lạc đề, xác định sai yêu cầu của đề.
4. Củng cố 
 GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS.
5. Hướng dẫn về nhà 
 - Nắm chắc cách làm một đề văn kể chuyện đời thường.
 - Chuẩn bị : “ Kể chuyện tưởng tượng”.
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 17/11/2010
Tiết 53:
Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu bài học. 
Giúp học sinh:
* Kiến thức
- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn kể chuyện.
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học phân tích vai trò tưởng tượng trong một số bài văn.
* Kỹ Năng.
- Rèn luyện cho hoc sinh kỹ năng kể chuyện, đưa được các yếu tố tưởng tượng vào bài văn tự sự.
* Giáo dục.
- Giáo dục tình cảm yêu thương con người, thiên nhiên,  qua từng nội dung cụ thể trong bài học.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
- Giáo viên kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học để ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài
- GV nêu vấn đề để dẫn dắt vào bài.
? Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo giống và khác nhau ở điểm nào?
? Truyện kể sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì? 
Trong tiết học ngày hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu những nội dung đó.
 * Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
I. tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
? Hãy kể tóm tắt truyện nụ ngôn? Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
? Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì?
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào trong truyện này?
? Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không? Vì sao?
? Sự tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
? Theo em tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không?
? HS đọc truyện Lục súc tranh công?
? Truyện có thật trong thực tế không? 
? Chỉ ra sự tưởng tượng của tácgiả dân gian?
? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
? Qua hai bài tập vừa tìm hiểu, em hiểu rthế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
- HS kể
- HS trả lời
- HS: truyện thêm hấp dẫn
- HS trả lời
- HS đọc
- HS trả lời
- HS rút ra ghi nhớ
1. Ví dụ:
* Ví dụ 1:
- Tưởng tượng:
+ Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng có tên gọi, có nhà, biết suy nghĩ, hành động như con người.
+ Chi tiết dựa vào sự thật: Đặc điểm của các nhân vật này trrong thực tế.
+ ý nghĩa: Trong XH con người phải biết nương tựa vào nhau, tách rời nhau rhì không thể tồn tại được. 
- Mục đích: Nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề
* Ví dụ 2:
- Tưởng tượng:
+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.
+ Sáu con kể công và kể khổ
- Sự thật: cuộc sống và công việc của mỗi giống vật
- Chủ đề: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì.
2. Ghi nhớ: SGK - tr133
Hoạt động 2: Luyện tập
II. Luyện tập:
- Đọc truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu?
? Vì sao truyện thuộc truyện kể chuyện tưởng tượng?
? Câu chuyện đã tưởng tượng những gì?
? Lang Liêu đã tâm sự những gì?
? Câu chuyện tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- Đọc truyện
- HS trả lời.
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời.
- Thảo luận và trả lời.
Bài 1:
Bài văn: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
- Truyện thuộc thể loại tưởng tượng vì: Chỉ có nhân vật người kể xưng em và việc nấu bánh chưng là có thật còn mọi chuyện khác đều do tưởng tượng.
- Câu chuyện tưởng tượng:
+ Tưởng tượng một giấc mơ được gặp Lang Liêu.
+ Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng.
+ Tưởng tượng em trò chuyện với LL.
- Mục đích: giúp hiểu thêm về nhân vật Lang Liêu, về phng tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc ta.
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
b. Thân bài:
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh hơn gấp bội, tàn ác hơn gấp bội.
- Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, xe ben. xe ka ma, tàu hoả, trực thăng, xe lội nước...
+ Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động...
+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống 
+ Cảnh cả nước quyên góp: Lá lành ...
+ Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân.
c. Kết bài:
Thuỷ Tinh lại một lần nữa lại thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
4. Củng cố.
	- Nhắc lại nội dung chính. (Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?)
4. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Làm dàn bài cho đề bài 2,5 phần luyện tập.
- Soạn: Ôn tập truyện dân gian
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 18+22/11/2010
Tiết 54+55 
Ôn tập truyện dân gian
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh:
* Kiến thức.
- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của tất cả các truyện dân gian đã học.
Hiểu rõ tiêu chí phân loại các loại truyện dân gian, nắm vững đặc điểm từng thể loại truyện cụ thể và nội dung tư tưởng, hình thức NT.
* Kỹ năng.
 Biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo các truyện cổ dân gian theo các vai kể khác nhau.
* Giáo dục.
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình,bạn bè, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên:
+ Soạn bài, đèn chiếu (Hoặc bảng phụ)
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 135. 
+ Ôn tập lại kiến thức đx học
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể lại truyện Treo biển và nêu ý nghĩa của truyện?
2. Kể lại truyện Lợn cưới áo mới và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài.
 - Trong chương trình học từ đầu năm về văn học dân gian, các em đã được học một số tác phẩm văn học dân gian. để giúp các em ôn tập, khái quát lại những nội dung cơ bản đã được học, thầy giáo cùng các em học bài ôn tập về văn học dân gian.
* Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn lập và điền sơ đồ
I. Hệ thống hoá định nghĩa thể loại và các truỵen dân gian đã học:
? Điền vào sơ đồ các thể loại truyện dân gia đã học?
- GV treo bảng phụ và gọi HS lên bảng
Truyện dân gian
Truyền Thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
? Nhắc lại định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?
? Em hãy kể tên các truyện đã học trong từng thể loại?
- HS lên bảng
- HS trả lời bằng các điền vào bảng tổng kết.
- Nhắc lại định nghĩa
Hoạt động 2:
Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại
II. đặc điểm tiêu biểu
của các thể loại
? GV hướng dẫn HS lập bảng, liệt kê đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại: nhân vật, nội dung, ý nghĩa?
- Gọi 4 HS cho HS minh hoạ mỗi em một thể loại.
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện Lịch sử trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện thái đọ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Là truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lỗ bịch, trái tự nhiên)
- Có yếu tố gây cười.
- nhằm gây cuyươì mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH từ đó hướng người ta tới cái đẹp.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn so sánh sự giống nhau và khác nhau.
III. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại
- GV yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: So sánh sự giống nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?
- 2 HS lên bảng làm
- HS còn lại làm ra nháp
- HS nhận xét
1. Truyền thuyết và cổ tích:
a. Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
b. Khác nhau: 
Truyền thuyết
Cổ tích
Nhân vật
Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến LS thời quá khứ
Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định
Nội
dung, ý
nghĩa
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện LS được kể
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuói cùng của cái thiện đối với cái ác.
Tính xác thực
Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật
Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật
* GV: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn thầy bói... thường gậy cười.
- 2 HS lên bảng làm
- HS còn lại làm ra nháp
- HS nhận xét
- HS nghe.
2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.
b. Khác nhau:
- Truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh kể chuyện đã học.
IV. Thi kể chuyện dân gian
GV cho học sinh lựa chọn một số truyện dân gian đã học để thi kể chuyện.
- Học sinh trao đổi theo tổ và lựa chọn truyện để kể.
4. Củng cố bài.
- GV nhấn mạnh nội dung chín ... c
Phần trung tâm
phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
nhỏ 
sáng
lại
vằng vặc
ở trên không
- Tìm thên những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm Tính từ ? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho Tính từ về mặt nào?
- Nêu cấu tạo của cụm Tính từ?
- HS trả lời
- Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn.
- Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ
2. Ghi nhớ: SGK - tr 155
Hoạt động 4: Luyện tập
Iv. Luyện tập:
- Tìm cụm Tính từ 
- Nhận xét về cấu tạo của các cụm TT này?
- HS trả lời
- HS trao đổi cặp trong 2 phút
- HS suy nghĩ trả lời
Bài 1: Tìm cụm Tính từ 
- Sun sun như con đĩa
- Chần chẫn như caí đòn càn
- Bè bè như cái quạt thóc
- Sừng sững như cái cột đình
- Tun tủn như cái chổi sể cùn
- Các cụm Tính từ này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau.
Bài 2: Tác dụng của việc dùng Tính từ và phụ ngữ
- Các Tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh.
- Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan
Bài tập 3: So sánh cách dùng Động từ, Tính từ 
- Động từ"gợn": Gợi cảnh thanh bình yên ả.
- Động từ"nổi": cho thấy sóng biển rất mạnh.
- Những tính từ là từ láy đi kèm với ĐT càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi thái độ của biển cả (bất bình. giận dữ) trước sự tham lam, bội bạc của mụ vợ. báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá.
4. Củng cố.
- GV nhấn mạnh khái niệm về tính từ và cụm tính từ.
5. Hướng dẫn học tập; 
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 06/12/2010
Tiết 64
Trả bài tập làm văn số 3 
a/Mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS :
 - Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình.
 - Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết tiếp theo.
 - Luyện kĩ năng chữa bài viết của bản thân và các bạn.
b/Chuẩn bị
 - GV : Trả bài trước cho HS
 - HS : Đọc trước bài, tự sửa lỗi.
c/Tiến trình dạy - học
1. ổn định tổ chức.
	- GV kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về việc đọc bài và chữa bài tập làm văn số 3.
3. Bài mới. 
I. Hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án bài viết
	(Nội dung đáp án tiết 49,50)
ii. GV nhận xét ưu , khuyết điểm
 1. Ưu điểm
 - 100 % HS làm đủ số bài, 1 số em trình bày sạch sẽ.
 - Hiểu vấn đề, bài viết có sáng tạo, một số bài viết về người thân giàu cảm xúc.
 2. Khuyết điểm
 - Nhiều em trình bày còn chưa khoa học, sạch sẽ.
 - Còn mắc lỗi chính tả nhiều.
 - Bài viết chưa rõ 3 phần: Mở bài; thân bài; kết bài.
 - Một số bài viết thể hiện khả năng viết bài quá yếu, đặc biệt là các em học sinh lớp 6C.
Kết quả cụ thể:
Lớp
Số bài
Điểm 0->1.9
Điểm 2->3.4
Điểm 3.5 -> 4.9
Điểm 5->6.4
Điểm 6.5-> 7.9
Điểm 8->10
TS bài trên Tb
6C
45
0
1
9
21
6
8
35
Tỷ lệ %
2.2
20
46.7
13.3
17.8
77.8
6D
44
0
0
2
21
11
10
42
Tỷ lệ %
4.5
47.7
25
22.8
95.5
iii. chữa một số lỗi thường mắc. 
Lỗi sai
Lỗi cụ thể
Hướng sửa
Chính tả
- nàm
- mũi rọc rừa
- nông mày
- nàm da
- làm
- mũi dọc dừa
- lông mày
- làn da
Lỗi dùng từ , viết câu
- Mắt tròn như hòn bi ve.
- nổi bật nhất là đôi môi màu hơi đo đỏ
- Mắt bồ câu.
- Đôi mô mẹ tôi lúc nào cũng đỏ như nhai trầu thuốc
- GV cho học sinh phát hiện thêm một số lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt kém và cho các em lên bảng sửa lại.
 iV. GV đọc bài khá,bài yếu, gọi điểm
- GV lần lượt gọi HS đọc bài tốt, khá, trung bình, và yếu để các bạn nghe và nhận xét.
4. Củng cố.
 GV nhấn mạnh phương pháp làm một bài văn kể chuyện đời thường..
5. Hướng dẫn về nhà. 
 - Ôn tập kĩ kiến thức cơ bản.
 - Chuẩn bị : “Ôn tập lại kiến thức đã học về tập làm văn”.
----------------------------------*****----------------------------------
Ngày dạy: 08/12/2010
Tiết 65:
Văn bản
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Truyện trung đại Việt Nam - Hồ Nguyên Trừng)
A. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
* Kiến thức
Giúp HS hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẵng những đã giỏi về nghề nghiệp mà còn quan trọng hơn là lòng nhân đức, thương xót và đặt tính mạng của đám con đỏ lên trên tất cả.
Qua đó hiểu thêm cách viết truyện gần với kí, sử thời trung đại.
* Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản, cảm nhận và hiểu nội dung, ý nghĩa truyện trung đại.
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo.
* Giáo dục.
- Thông qua bài học, giáo dục cho học sinh tấm lòng thương người, kính phục những tấm lòng nhân đạo cao cả. Có ý thức mình vì mọi người.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Từ truyện Mẹ hiền dạy con, em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
ở phần Tập làm văn bài 4, các em đã học một bài văn nói lên tâ,s lòng của người thầy thuốc, đó là bài nào, em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung bài đó?
HS nhớ lại và tóm tắt, GV nhận xét và bổ xung.
Hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng cũng có nội dung tương tự như vậy.
 * Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
I. Đọc và tìm hiểu chung:
- Hướng dẫn HS đọc.
- GV đọc 1 lần
- Gọi 2 em đọc văn bản.
- Tóm tắt lại văn bản?
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Giải thích chú thích 9,10,16,17
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào?
- Bố cục của truyện gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS đọc
- HS kể
- HS trả lời
- Trình tự thời gian
1. Đọc, kể:
2. Chú thích:
- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
- Nam ông mông lục là tập truyện kí viết bằng chữ hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi bị bắt.
* Giải thích từ khó
3. Bố cục: 3 phần
- Mở truyện: từ đầu đến trọng vọng.
Công đức của thái y lệnh họ Phạm.
- Thân truyện: tiếp đến Tội tôi xi chịu.
Thái y lệnh kháng lệnh vua để cứu người nghèo
- Kết truyện: đoạn còn lại.
Hạnh phúc của thái y lệnh họ Phạm.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu nội dung văn bản.
GV yêu cầu HS chu ý vào đoạn 1.
? Nhân vật người thầy thuốc học Phạm được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào? 
- Tìm kiếm, trả lời, nhận xét, bổ sung
1. Công đức của thái y lệnh họ Phạm.
- Có nghề y gia truyền, là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung vua (Giữ chức Thái y lệnh)
- Tiểu sử đó chô ta biết vị trí và vai trò của thầy thuốc học Phạm như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Là người có địa vị xã hội
- Là thầy thuốc giỏi.
? Nhưng người đương thời trọng vọng thầy thuốc họ Phạm còn vì lý do nào khác?
- Trao đổi, trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Người đời trọng vọng vì:
+ Đem hết của cải trong nhà bán để mua thuốc và gạo, cấp và chữa trị cho bệnh nhân tứ phương.
+ Cứu sống được hơn ngàn người.
? Những việc như thế đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc họ Phạm?
- Thảo luận, trả lời, nhận xét.
- Có tài tri bệnh, có đức thương người, không vụ lợi.
2. Thái y lệnh kháng lệnh vua để cứu người nghèo.
? Tấm lòng của người thầy thuốc giỏi bộc lộ rõ nhất trong một tình huống đặc biệt, đó là tình huống nào?
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời.
- Cùng một lúc phải lựa chọn một trong hai việc: Chữa bệnh trọng cho dân hay vào cung khám bệnh theo lệnh vua.
? Thái y lệnh họ Phạm đã quyết định như thế nào? Vì sao ông lại quyết định như vậy?
- Trả lời.
- Trị bệnh cứu người trước, vào cung chữa bệnh sau.
- Vì biết mạng sống của người bệnh trọng đang trông cậy vào mình.
? Làm như thế, thầy thuốc họ Phạm sẽ mắc tội gì với vua? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Trả lời
- Tội chết, như lời quan trung thần nói: “Phận làm tôi sao được như vậy? ông định cứu tính =mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?”
? Em hiểu gì về thầy thuốc họ Phạm qua lời nói của ông: “Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.”
- Thảo luận và trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Đặt mạng sống của người khác lên trên mạng sống của mình.
- Trị bệnh vì người chứ không phải vì mình.
- Tin ở việc mình làm.
- Không sợ quyền uy.
3. Hạnh phúc của thái y lệnh họ Phạm.
? Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc họ Phạm đã dẫn đến kết qủ gì?
Tìm kiếm, Trả lời.
- Người bệnh được cứu sống; vua mừng rỡ gọi là: “Bậc lương y chân chính.”
? Truyên kể về sau, nhiều con cháu họ Phạm đều thành lương y, được người đời khen ngợi “Không để sa sút nghiệp nhà”. Em hiểu điều đó như thế nào?
- Thảo luận và trả lời, nhận xét và bổ xung
- Tài đức thái y họ Phạm sỗng mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản
III. ý nghĩa văn bản
? Câu chuyện về Thái y lệnh họ Phạm cho em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính?
- Thảo luận và trả lòi.
- Đó là một người có tài trị bệnh, có tấm lòng nhân đức cao cả
? Đức của người thầy thuốc là y đức. Qua truyện này, em hiểu gì về y đức của người thầy thuốc chân chính?
- Thảo luận và trả lời.
- Trị bệnh vì người chứ không phải vì mình.
? Y đức này có cần cho người thầy thuốc hom nay không? vì sao?
- Liên hệ, trả lời.
- Rất cần. Vì: thời nào, thầy thuốc giỏi cũng cốt nhất ở tấm lòng.
? Em hiểu gì về giá trị hình thức của truyện?
Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Khai thác tình huống mâu thuẫn để làm nổi rõ tính cách nhân vật.
- Truyện dùng hình thức ghi chép người thật, việc thật nên có hiệu quả giáo dục trực tiếp.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
GV dùng bảng phụ để khái quát phần ghi nhớ.
Đọc
* Ghi nhớ. 
(HS tự học trong SGK trang165)
Hoạt động 4
Hướng dẫn HS luyện tập
IV. Luyện tập:
1. Đọc lời thề của Hi pô cơ rát, so sánh nội dung được ghi trong lời thề ấy với nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh.
2. Bài tập 2: SGK
3. Bài tập 3: Kể lại truyện theo ngôi kể thứ nhất. của Thái Y lệnh.
- HS làm bài tập và trả lời
4. Củng cố.
	- GV nhắc lại nội dung chính.
	- Qua bài học, em rút ra bài học gì cần ghi nhớ?
5. Hướng dẫn học ở nhà.
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn: Ôn tập TV
----------------------------------*****----------------------------------
	Ngày soạn : 25/11/2009
 	 Ngày giảng: /12/2009

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14_16.doc