Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2010

TUẦN : 10 Ngày dạy: 26/10

TIẾT : 36 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs:

- Hiểu được văn bản tự sự có thể kể xuôi(kể tự nhiên) hoặc kể ngược, tùy theo nhu cầu cụ thể.

- Hs tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi, và cách kể ngược.

- Luyện tập cách kể theo hình thức nhớ lại.

II.Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi ví dụ.

HS: Đọc lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

 - Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? Nêu vai trò của chúng?

2. Giới thiệu bài:(1') Văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Cách kể "ngược" gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỉ niệm khó quên, tạo cảm giác chân thành và giàu sức biểu cảm.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 10 Ngày dạy: 26/10
TIẾT : 36	 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs:
- Hiểu được văn bản tự sự có thể kể xuôi(kể tự nhiên) hoặc kể ngược, tùy theo nhu cầu cụ thể.
- Hs tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi, và cách kể ngược.
- Luyện tập cách kể theo hình thức nhớ lại.
II.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
HS: Đọc lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5')
 - Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? Nêu vai trò của chúng?
2. Giới thiệu bài:(1') Văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Cách kể "ngược" gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỉ niệm khó quên, tạo cảm giác chân thành và giàu sức biểu cảm.
3. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1:(25') hướng dẫn hs tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
HS: tóm tắt lại truyện Ông lão đánh cá và con cá Vàng
GV: Em hãy nêu các sự việc của truyện Ông lão đánh cá và con cá Vàng
Truyện có các sự việc như sau:
 - Giới thiệu ông lão đánh cá.
 - Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.
 - 5 lần ra biển gặp cá và kết quả của mỗi lần.
GV: Truyện được kể theo thứ tự nào? Thứ tự ấy có ý nghĩa gì?
HS: Thứ tự gia tăng của lòng tham của mụ vợ, cuối cùng bị trả giá.
 - Thứ tự tự nhiên có ý nghĩa tố cáo và phê phán...
HS: đọc đoạn trích trong sgk.
GV: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra ntn? Bài văn có cách kể ra sao?
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không người rèn cặp nên trở nên lêu lỏng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.
 - Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
 - Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
--> Thứ tự kể: bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược về kể nguyên nhân. Cách kể đó gọi là kể ngược.
GV: Cách kể đó tạo ý nghĩa gì cho câu chuyện?
HS: Cách kể đó cho ta thấy nổi bật ý nghĩa của một bài học nhớ đời.
GV: Qua phân tích em hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự?
HS: dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời
Hoạt động 2(10'): Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập.
HS: đọc văn bản để thực hiện bài tập 1 trong sgk
? Câu chuyện kể theo thứ tự nào? kể theo ngôi thứ mấy, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì?
Lập dàn bài cho bài tập 2.
- Gv hướng dẫn cho hs tự làm dàn ý(2 dàn ý theo hai cách kể, ngôi kể khác nhau)
+ Cách kể 1: theo trình tự thời gian
+ ngôi kể 3: Tác giả giấu mình
+ Cách kể 2: Đi rồi, nhớ lại và kể
+ Ngôi kể 1: Tác gỉa xưng "tôi"
I/ Thứ tự kể trong văn tự sự
1. Truyện: Ông lão đánh cá và con cá Vàng
" Truyện được kể theo thứ tự trước sau (kể tự nhiên- kể xuôi)
2. Truyện: câu chuyện của Ngỗ.
" Kể từ hậu quả đến nguyên nhân 
 (kể ngược)
* Ghi nhớ: sgk/98.
II/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định ngôi kể, thứ tự kể và vai trò ngôi kể.
- Kể theo hồi tưởng.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Tạo tình cảm giữa tôi và liên.
Bài tập 2: Kể về một lần em được đi chơi xa.
 Lập dàn ý (Về nhà làm)
4. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Học nắm vững cách kể xuôi, kể ngược.
- Ôn tập chuẩn bị cho bài viết số 2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 10
TIẾT : 37 & 38 	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Mục tiêu cần đạt: 
- HS kể được câu chuyện đời thường
- Biết cách trình bày một bài văn có đầy đủ ba phần.
- Có ý thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài.
II.Chuẩn bị
GV: Đề bài phù hợp đối tượng HS, thời lượng
HS: ôn tập thể loại tự sự:
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
 2.Tiến trình kiểm tra.
Hđ1: Gv đọc và chép đề lên bảng
	Đề bài: Em hãy kể một việc làm tốt của em.
PHẦN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Hs có thể chọn cho mình một việc làm tốt để kể. khi kể chuyện cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:
 Về nội dung
 * Mở bài: (1đ)
 Giới thiệu chung về việc làm tốt của mình.
 * Thân bài: (7đ)
 - Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào? ở đâu.(1đ)
 - Nguyên nhân dẫn đến việc làm tốt.(1đ)
 - Diễn biến việc làm tốt của em.(Hs phải kể được theo trình tự nhất định) (3 đ)
 - Kết quả của việc làm ra sao(1đ)
 * Kết bài:(1đ)
 Nêu cảm tưởng của bản thân về việc làm tốt của mình.(1đ)
 Về hình thức trình bày: Bài viết phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.(1đ)
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài, hs nộp bài.
Hđ4 Gv nhận xét tiết làm bài kiểm tra.
3. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại bài viết (giấy nháp) 
- Về nhà chuẩn bị bài Ếch ngồi đáy giếng
 + Đọc để nắm định nghĩa truyện ngụ ngôn.
 + Hình ảnh Ếch ngồi đáy giếng
 + Bài học rút ra từ câu chuyện
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN :10 Ngày dạy: 30/10
TIẾT : 39 :	ẾCH NGÔI ĐÁY GIẾNG
	 (Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
 - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn
 - Hiểu nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
 - Giáo dục HS ý thức đánh giá, nhìn nhận sự việc một cách chính xác.
 - HS có ý thức liên hệ với tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường và liên hệ về sự thây đổ môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh ảnh minh họa cho bài, bảng phụ ghi bài tập.
 HS: Soạn bài theo câu hỏi phần HDHB
III. Tiến trình các hoạt dộng dạy – học
 1. Kiểm tra bài cũ: (5')
 - Kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng bằng ngôi kể của mụ vợ?
 - Nhận xét về cách kết thúc các truyện cổ tích đã học; Cây bút thần, Em bé thông minh, Ông lão đánh cá, Thạch Sanh... Từ đó rút ra điểm gì chung trong cách kết thúc các truyện cổ tích?
2. Giới thiệu bài: (1') Bên cạnh các loại thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, trong kho tàng truyện dân gian còn một loại truyện rất lí thú đó là truyện ngụ ngôn ...
3. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (7')HD HS tìm hiểu k/n truyện ngụ ngôn, đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
HS: đọc chú thích* sgk.
GV: Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
HS: dựa vào chú thích ở sgk để trả lời
GV: hướng dẫn hs cách đọc, sau đó đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi 
HS: đọc tiếp đến hết bài.
Hoạt động 2(25): GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản.
GV: Hoàn cảnh sống của ếch như thế nào?
HS: Liệt kê chi tiết SGK.
GV: Hoàn cảnh sống như thế dẫn đến điều ngộ nhận gì ở ếch?
HS: ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
GV:Nhận xét về môi trường sống của ếch, qua đó giúp em hiểu được điều gì?
HS: Môi trường ếch sống quá nhỏ bé, tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp. Mặt khác ếch quá chủ quan, kiêu ngạo và đó là thói quen thành bệnh của nó.
GV: Khi ếch ra khỏi giếng, ếch có thái độ như thế nào? Kết quả ra sao? 
HS: Lần đầu ếch ra khỏi miệng giếng, quen thói nhìn trời chả thèm để ý đến cảnh vật xung quanh.
GV: Theo em, nguyên nhân của kết cục bi thảm ếch phải chịu là do đâu?
HS: Trình bày ý kiến.
GV: Liên hệ về sự thay đổi môi trường (gdmt)
GV: Theo em truyện nêu lên bài học gì? hãy nêu ý nghĩa của bài học đó?
HS: thảo luận - đại diện nhóm trình bày.
 Liên hệ thực tế bản thân.
Hđ3(5'): Thực hiện tổng kết
GV: gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/101.
GV: hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập theo sgk.
- HS tìm 2 câu văn quan trọng nhất thể hiện nội dung và ý nghĩa của truyện?
- HS kể lại được câu chuyện vừa học.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn:
 (Xem chú thích * sgk.)
2. Đọc, tìm hiểu từ khó.
II/ Đọc- hiểu văn bản
1. Ếch khi ở trong giếng: 
- Ếch sống lâu ngày trong giếng.
- Xung quanh là những loài vật nhỏ bé.
- Hằng ngày ếch cất tiếng kêu khiến các con vật hoảng sợ.
- Ếch tưởng bầu trời bé như cái vung và nó thì oai như vị chúa tể. 
] Môi trường sống của ếch hạn hẹp, nhỏ bé. Mặt khác, ếch chủ quan, kiêu ngạo.
2. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Nghênh ngang đi lại khắp nơi.
- Nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh.
--> Bị trâu giẫm bẹp --> do sự kiêu ngạo, chủ quan.
2. Bài học:
- Dù cho môi trường , hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác.
==> Nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp.
III/ Tổng kết – Luyện tập
1. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/101.
2. Luyện tập:
- Tìm và gạch chân hai câu văn quan trọng nhất trong bài.
 + " Ếch tưởng bầu trời.... chúa tể"
 + " Nó nhâng nháo đưa....giẫm bẹp"
- Kể tóm tắt câu chuyện.
4. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
 - Nắm được ý nghĩa cuae câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, từ đó rút ra bài học cho mình.
 - Chuẩn bị bài: Thầy bói xem voi:
 + Cách xem voi và thái độ của các thầy khi phán,
 + Sai lầm của các thầy bói
 + Bài học của truyện này.
 + Tập kể truyện.
 --------------------------------------------------------------------------------------------
Kí duyệt tuần 10
Ngày 26 tháng 10 năm 2009
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc