Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 78: So sánh

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 78: So sánh

Tuần 20 Tiết 78

SO SÁNH

 Ngày soạn: 16/1/2008

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.

Thái độ :

Giáo dục cho HS yêu thích nghệ thuật văn chương

Kỹ năng :

Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng.

PHƯƠNG PHÁP:

Thảo luận; phân tích.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án; Tham khảo tài liệu; bảng phụ.

Học sinh:

- Soạn bài

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Bài cũ : ? Phó từ là gì? Đặt câu và chỉ ra phó từ? Có những loại phó từ nào?

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta nói, viết cần phải dùng so sánh. Vậy so sánh là gì? Cấu tạo của so sánh ra sao? Trong trường hợp nào thì chúng ta cần so sánh? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 78: So sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 78
So sánh
Ngày soạn: 16/1/2008
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
2
Thái độ :
Giáo dục cho HS yêu thích nghệ thuật văn chương
3
Kỹ năng :
Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng. 
B
Phương pháp:
Thảo luận; phân tích...
C
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án; Tham khảo tài liệu; bảng phụ... 
2
Học sinh:
- Soạn bài 
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ : ? Phó từ là gì? Đặt câu và chỉ ra phó từ? Có những loại phó từ nào?
III
*
Bài mới :
Đặt vấn đề :
Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta nói, viết cần phải dùng so sánh. Vậy so sánh là gì? Cấu tạo của so sánh ra sao? Trong trường hợp nào thì chúng ta cần so sánh? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phép so sánh
GV: ( bảng phụ) Gọi HS đọc mục 1 trong SGK Tr 24
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh?
? Trong hai câu trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Vì sao có thể so sánh như vậy?
? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì?
? Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu: “ Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”?
TL: Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật, cụ thể là con mèo.
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Cấu tạo của phép so sánh
GV: Yêu cầu HS vẽ vào vở cấu tạo của phép so 
I. So sánh là gì?
1. Ví dụ: SGK Tr 24
2. Nhận xét:
- Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
+ búp trên cành
+ hai dãy trường thành vô tận
- Sự vật, sự việc được so sánh với nhau:
+ Trẻ em so sánh với búp trên cành
+ Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận
- Cơ sở để so sánh: dựa vào sự tương đồng
- Tác dụng:
+Làm nổi bật cảm nhận của người 
nói, người viết về những sự vật được
nói đến.
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm.
* Ghi nhớ: SGK Tr 24
II. Cấu tạo của phép so sánh:
sánh và điền các so sánh đã tìm được vào bảng
Mô hình phép so sánh
Vế A( sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B ( sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
hai dãy trường thành vô tận
? Hãy nhận xét về các yếu tố của phép so sánh?
TL: Phép so sánh có cấu tạo có đầy đủ gồm 4 yếu tố, nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào đó.
? Hãy nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
TL: giống như, tựa như, là, như là, y như là...
GV: yêu cầu HS dọc Ví dụ 3
? Cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ 3 có gì đặc biệt?
TL: Câu a vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
 Câu b từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Ghi nhớ: SGK tr 25
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Yêu cầu HS làm BT1, 2 vào vở, gọi một số em lên bảng làm.
III. Luyện tập:
BT 1: Tìm ví dụ:
a) So sánh đồng loại:
- Thầy thuốc như mẹ hiền.(người- người)
- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.(vật- vật)
b) So sánh khác loại:
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Chúng chị là hòn đã tảng trên trời
 Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay
- Ba sẽ là cánh chim
c) So sánh cụ thể, trừu tượng:
- Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng.
BT 2: Điền vào chỗ trống:
- Khoẻ như voi
- Đen như cột nhà cháy
- Trắng như tuyết
- Cao như sào...
IV
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập 3, 4
Soạn bài: Quan sát, so sánh, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 78.doc