Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 28: Luyện tập một số biện pháp tu từ: Ẩn dụ – hoán dụ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 28: Luyện tập một số biện pháp tu từ: Ẩn dụ – hoán dụ

LUYỆN TẬP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ:

ẨN DỤ – HOÁN DỤ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các phép từ ẩn dụ và hoán dụ với những nội dung cơ bản như:

 + Hiểu rõ khái niệm, tác dụng của và các biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ + Nắm chắc những kiểu loại thường gặp của hai phép tu từ trên.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện làm các bài tập (nhận biết - thông hiểu và vận dụng) về từ ẩn dụ và hoán dụ.

 - Biết vận dụng hai biện pháp tu từ này trong khi tập làm văn miêu tả.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng thích hợp, tích cực các biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,.

 - HS: SGK, HDTH, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 28: Luyện tập một số biện pháp tu từ: Ẩn dụ – hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 28:
Ngày soạn: /03/2010
Ngày dạy: /03/2010
luyện tập một số biện pháp tu từ:
ẩn dụ – hoán dụ
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các phép từ ẩn dụ và hoán dụ với những nội dung cơ bản như: 
	+ Hiểu rõ khái niệm, tác dụng của và các biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ	+ Nắm chắc những kiểu loại thường gặp của hai phép tu từ trên.
2. Kĩ năng: 
	 - Rèn luyện làm các bài tập (nhận biết - thông hiểu và vận dụng) về từ ẩn dụ và hoán dụ.
	 - Biết vận dụng hai biện pháp tu từ này trong khi tập làm văn miêu tả.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng thích hợp, tích cực các biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,...
	- HS: SGK, HDTH, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: ..........
 - Lớp 6A2: ..........
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản sau:
(HS 1): “Đêm nay Bác không ngủ”
(HS 2): “Lượm”
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu một số câu văn thơ có chứa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ à Yêu cầu HS phát hiện và nêu tác dụng của phép ÂD & HD àdẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học về hai biện pháp tu từ theo nhóm từng dãy:
+ Nhóm 1; 2: (ẩn dụ)
?- ẩn dụ là gì? Tác dụng của nó?
- Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc
à nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
?- Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? Lấy VD minh hoạ!
+ ẩn dụ hình thức (hình tượng): Gọi sự vật A bằng sự vật B
VD: “Ngày ngày ...... mặt trời trong lăng rất đỏ„
+ ẩn dụ cách thức: Gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B
VD: “Dưới trăng .... lửa lựu lập loè đơm bông”
+ ẩn dụ phẩm chất: Lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B
VD: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B
VD: Một giọng hát ngọt ngào cất lên xao xuyến.
+ Nhóm 3; 4: (Hoán dụ)
?- Hoán dụ là gì? Tác dụng?
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi 
à nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
?- Nêu các kiểu hoán dụ thường gặp? Lấy VD!
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
VD: Lớp 6A2 có nhiều chân sút giỏi.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
VD: Cả lớp hồ hởi đón chào cô giáo mới.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 
VD: Những thiên thần áo trắng.....
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
VD: “Ba đồng một mớ....... ra ngồi”
 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ trợ, nâng cao: 
(1)?- Tìm ẩn dụ trong các câu sau:
a/ Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn (CD)
b/ Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (TĐK)
c/ Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới
 (Nguyễn Tuân)
d/ Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mông nhường nào
 ( Xuân Quỳnh) 
(HS suy nghĩ và làm à Trình bày ànhận xét, bổ sung).
(2)?- Thử diễn đạt lại hai câu sau bằng cách viết có ẩn dụ
a/ ấn tượng nhất trong đêm bế mạc Festival Huế năm 2002 là 25 000 chiếc đèn hoa đăng của học sinh thành phố thả bồng bềnh trên sông Hương tạo thành một mặt phẳng lung linh ánh sáng
b/ Chiều xuống, mặt biển bỗng có thêm một màu tím đến dễ thương
(HS thực hiện theo nhóm từng bàn)
(3)?- a/ Từ “mồ hôi„ trong câu ca dao sau được hoán dụ cho sự vật gì?
 “Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
A. Người lao động
B. Công việc lao động
C. Quá trình lao động nặng nhọc vất vả
D. Kết quả con người thu được trong lao động
b/ Trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
B. Miền Nam đi trước về sau
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác
(4)?- Xác định kiểu hoán dụ trong các câu sau:
a/ “Sài Gòn thức đêm theo Hà Nội
Nghe thủ đô đập giữa trái tim mình”
b/ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
a/ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (Những con người ở SG, HN,...)
b/ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
+ Trái tim: tình cảm
+ Đầu: Lí trí
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Phân biệt ẩn dụ với hoán dụ!
Gợi ý:
- Giống:
+ Đều lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên sự vật khác (Nghĩa của các từ ngữ làm ẩn dụ và hoán dụ đề là nghĩa chuyển, có tính chất tạm thời trong văn cảnh)
+ Cấu tạo: đều chỉ có một vế biểu hiện, còn vế được biểu hiện thì không nói ra.
- Khác:
+ Quan hệ giữa các sự vật trong ẩn dụ là quan hệ tương đồng
+ Quan hệ giữa các sự vật trong hoán dụ là quan hệ gần gũi.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung rèn luyện 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 5:
?- Viết một đoạn văn (6-8 câu), trong đó có sử dụng cả hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
 - Chuẩn bị BTKT hai văn bản:
+ “Cô Tô” (Nguyễn Tuân)
+ “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới)
I. kiến thức cơ bản:
1.ẩn dụ:
a/ Khái niệm
b/ Các kiểu ẩn dụ:
+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
2. Hoán dụ:
a/ Khái niệm
b/ Các kiểu hoán dụ:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
2. Bài 2 
a/ ấn tượng nhất  sông Hương dệt thành một thảm hoa lung linh ánh sáng
b/ Chiều xuống, mặt biển bỗng nhuộm một màu tím đến dễ thương
3. Bài 3: 
a/ Đáp án C
b/ Đáp án A
4. Bài 4: 
a/ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
b/ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
	Kiểm tra ngày ..... tháng 03 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(T28).doc