Tuần 3 Tiết11
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn 10/9/07
MỤC TIÊU
Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững:
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.
Thái độ :
Yêu văn học
Kỹ năng :
Kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
SGK ; Giáo án
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào gọi là văn bản tự sự? Ý nghĩa của phương thức tự sự?
Bài mới :
Đặt vấn đề :
Ở bài trước, ta thấy rõ , trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, đặc điểm, tính chất của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Tuần 3 Tiết11 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Ngày soạn 10/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững: - Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ. 2 Thái độ : Yêu văn học 3 Kỹ năng : Kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào gọi là văn bản tự sự? ý nghĩa của phương thức tự sự? III Bài mới : * Đặt vấn đề : ở bài trước, ta thấy rõ , trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, đặc điểm, tính chất của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ? Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”( SGK Tr 37), hãy chỉ rõ: sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc? ? Mối quan hệ nhân quả giữa chúng? I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: 1. Sự việc trong văn tự sự: a. Sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: - Sự việc khởi đầu: (1) - Sự việc phát triển: (2, 3, 4) - Sự việc cao trào: (5, 6) - Sự việc kết thúc: (7) - Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc: Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là ? Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trong truyện “ST, TT”? ? Có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không? Vì sao? HS: Không được, vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết. ? Việc giới thiệu ST có tài có cần tthiết không ? Nếu bỏ điều kiện vua Hùng kén rể đi có được không? ? Việc TT nổi giận có lý hay không? Lý ấy ở những sự việc nào? GV: Yêu cầu HS trả lời thứ tự câu hỏi c trong SGK. Sau đó kết luận. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ý 1 trong SGK Tr 38 GV: Yêu cầu HS làm BT 1a để củng cố phần này. nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ như thế cho đến hết truyện. b. Sáu yếu tố cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự là:( tương ứng với truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”) - Nhân vật: HV, ST, TT - Không gian, địa điểm: ở Phong Châu, đất vua Hùng - Thời gian: thời vua Hùng - Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của TT - Diễn biến: những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm - Kết quả: TT thua nhưng không cam chịu. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra. c. Sự việc chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. IV Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại đặc điểm của sự việc trong văn tự sự Về nhà học bài, soạn phần “Nhân vật trong văn tự sự”
Tài liệu đính kèm: