Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam

Tuần 28 Tiết 109

CÂY TRE VIỆT NAM

 (Thép Mới)

 Ngày soạn: 20/3/2008

MỤC TIÊU

Kiến thức :

- Vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta:

- Những nét trội trong hình thức văn bản:

 + Miêu tả kết hợp biểu cảm.

 + Coi trọng nhạc điệucủa lời văn.

- + Dùng phép nhân hoá triệt để.

Thái độ :

Yêu mến làng quê, yêu mến biểu tượng của dân tộc - cây tre

Kỹ năng :

Sáng tạo những vẻ đẹp về quê hương, dân tộc.

PHƯƠNG PHÁP:

Đàm thoại, thảo luận, thuyết minh.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án; Tham khảo tài liệu

Học sinh:

Soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 109
Cây tre việt nam
 (Thép mới)
Ngày soạn: 20/3/2008
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
- Vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta:
- Những nét trội trong hình thức văn bản:
 + Miêu tả kết hợp biểu cảm.
 + Coi trọng nhạc điệucủa lời văn.
 + Dùng phép nhân hoá triệt để.
2
Thái độ :
Yêu mến làng quê, yêu mến biểu tượng của dân tộc - cây tre
3
Kỹ năng :
Sáng tạo những vẻ đẹp về quê hương, dân tộc. 
B
Phương pháp:
Đàm thoại, thảo luận, thuyết minh...
C
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án; Tham khảo tài liệu
2
Học sinh:
Soạn bài.
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ : 1. Trong bài Cô Tô, em thích câu văn nào nhất? Em hãy đoạ diễn cảm câu văn đó và cho biết cái hay, cái đẹp trong đó?
 2. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô có gì hay và độc đáo?
III
*
Bài mới :
Đặt vấn đề : Hình như mỗi đất nước mỗi DT đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho DT của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và DT VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của DT. Ca ngợi NDVN anh hùng đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc chú thích (*) trong SGK
GV: Gọi HS đọc văn bản. Khi đọc chú ý đọc diễn cảm. Sau đó gọi H đọc một số chú thích khó.
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả: Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
- Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan
2. Đọc - Chú thích: 
3. Bố cục: Chia bốn đoạn
- Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người VN.
- Tiếp đến... Chung thuỷ: Cây tre người bạn thân của ND VN anh hùng trong LĐ.
? Bài văn này thuộc thể loại gì?
TL: Bút kí chính luận 
? Theo em, trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó?
TL: Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm
Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về cây tre VN
- Tiếp đến... Chiến đấu: Cây tre, người đồng chí - anh hùng chiến đấu.
- Đoạn còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Tác giả dựa trên căn cứ nào để nhận xét: "Tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN"?
? Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN em có suy nghĩ gì về cách gọi này?
? Hình vẽ trong SGk gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về: Vẻ đẹp? Phẩm chất?
? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
? Qua vẻ đẹp và phẩm chất của tre em liên tưởng đến đức tính nào của con người VN?
? Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt: Làm ăn?Niềm vui? Nỗi buồn?
? Hãy chỉ ra nét NT nổi bật trong các lời văn trên? nêu tác dụng của chúng?
? Câu văn: "Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." có cấu trúc đặc biệt như thế nào?
? Để minh chứng cho nhận xét: "Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", Tác giả đã dùng những ,lời văn nào?
? Có gì đặc sắc trong các lời văn trên?
? Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
? Lời văn ở đây có đặc điểm gì?
? Qua đó giá trị của tre được phát hiệnở phương diện nào?
? Vị trí của tre trong tương lai đã được tác giả dự đoán như thế nào?
? Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế?
II. Phân tích văn bản:
1. Tre - người bạn của nhân dân Việt Nam:
- Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước
- Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó vớu làng quê VN; là hình ảnh của làng quê VN.
2. Vẻ đẹp của cây tre Việt nam:
- Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
- Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
3. Tre gắn bó với đời sống của con người VN:
a. Trong đời sống hàng ngày:
- Làm ăn.
- Niềm vui của trẻ thơ, thanh niên, cụ già.
- Chia sẻ từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
b. Trong kháng chiến chống Pháp:
- Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ quốc.
- Cái chông tre sông Hồng.
- Tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong vào xe tăng.
- Tre hi sinh để bảo về con người.
c. Tre là người bạn đồng hành của nhân dân VN:
- âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.
4. Vị trí của tre trong tương lai: 
Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN.
IV
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà tìm hiểu thêm một số công dụng của tre.
Học bài. Học thuộc lòng đoạn “Tre xung phong vào ... tre anh hùng lao động”
Soạn bài: Câu trần thuật đơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 109.doc