Tuần 2 Tiết 10
NGHĨA CỦA TỪ
Ngày soạn 7/9/07
MỤC TIÊU
Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững:
- Thế nào là nghĩa của từ ?
- Một số cách giải thích nghĩa của từ?
Thái độ :
Dùng từ có ý thức trong nói, viết
Kỹ năng :
Luyện kỹ năng giải thích nghĩa của từ
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
SGK ; Giáo án ; Bảng phụ
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
Kiểm tra bài cũ : ? Khi mượn từ chúng ta nên tuân thủ những nguyên tắc nào?
Bài mới :
Đặt vấn đề :
Trong khi giao tiếp, có những từ chúng ta không hiểu, đòi hỏi phải giải thích cách khác. Vậy cần giải thích như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Tuần 2 Tiết 10 NGHĩA CủA Từ Ngày soạn 7/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững: - Thế nào là nghĩa của từ ? - Một số cách giải thích nghĩa của từ? 2 Thái độ : Dùng từ có ý thức trong nói, viết 3 Kỹ năng : Luyện kỹ năng giải thích nghĩa của từ B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án ; Bảng phụ 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Khi mượn từ chúng ta nên tuân thủ những nguyên tắc nào? III Bài mới : * Đặt vấn đề : Trong khi giao tiếp, có những từ chúng ta không hiểu, đòi hỏi phải giải thích cách khác. Vậy cần giải thích như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :Nghĩa của từ là gì? GV( bảng phụ): Gọi HS đọc VD trong SGK. ? Nếu lấy dấu hai chấm ( : )làm chuẩn thì các VD trong SGK gồm mấy phần? Là những phần nào? GV( bảng phụ): Gọi HS đọc to phần giải nghĩa từ tập quán ? Trong hai câu sau, hai từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao? a) Người Việt có tập quán ăn trầu. b) Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt. HS: Câu a có thể dùng cả 2 từ, câu b chỉ dùng từ thói quenđtập quán có ý nghĩa rộng, thói quen có ý nghĩa hẹp. ? Từ tập quán giải thích ý nghĩa như thế nào? ? Hãy giải thích các từ : Cây, đi, già... Cho VD? GV: Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ lẫm liệt ? Trong 3 câu sau đây, 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao? a) Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. b) Tư thế hùng dũng của người anh hùng. c) Tư thế oai nghiêm của người anh hùng. HS: Thay thế được, vì nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa không thay đổiđtừ đồng nghĩa. ? Từ lẫm liệt đã được giải thích ý nghĩa như thế nào? ? Hãy giải thích ý nghĩa của các từ: trung thực, dũng cảm, phân minh theo cách trên và cho VD? GV: Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ . ?Em có nhận xét gì về cách giải nghĩa từ nao núng? GV: Yêu cầu HS tìm những từ trái nghĩa với các từ: cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi? ? Mỗi chú thích trong VD SGK gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào? HS: Hai bộ phận. Từ và ý nghĩa của từ. ? Bộ phận nào nêu lên ý nghĩa của từ? HS: Bộ phận đứng sau dấu hai chấm. ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình trong SGK? HS: ứng với phần nội dung. ? Vậy, thế nào là nghĩa của từ? Hoạt động 2: Cách giải thích nghĩa của từ ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Là những cách nào? Hoạt động 3: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS làm BT 2, 3, 4 I. Nghĩa của từ là gì? 1. Ví dụ:(SGK Tr 35) 2. Nhận xét: Gồm hai phần: - Phần bên trái là cá từ in đậm cần giải nghĩa. - Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của rừ. + Tập quánđ diễn tả khái niệm + Lẫm liệtđ dùng từ đồng nghĩa + Nao núngđdùng từ đồng nghĩa + Ngoài ra, giải thích bằng từ trái nghĩa * Ghi nhớ1:( SGK Tr 35) II. Cách giải thích nghĩa của từ * Ghi nhớ2 : ( SGK Tr 35) III. Luyên tập: BT 2: - Học tập - Học lỏm - Học hỏi - Học hành BT 3: - Trung bình - Trung gian - Trung niên BT 4: - Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống - Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục - Hèn nhát: trái với dũng cảm IV Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại cách giải thích nghĩa của từ? Về nhà : Học bài, làm bài tập 1 và 5 Soan bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Tài liệu đính kèm: