Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 5

Tiết 1 – Văn bản

CON RỒNG CHÁU TIÊN

TRUYỀN THUYẾT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

+ Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết CRCT.

+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

+ Bước đầu biết được những điểm cơ bản của bài văn tự sự.

+ Kể chuyện diễn cảm.

+ Lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc.

+ Ý thức đoàn kết trong cộng đồng.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy:

+ Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài, tranh.

2. Trò:

+ Đọc tìm hiểu văn bản.

+ Sưu tầm tranh ảnh về đền Hùng.

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/8/2010
Tiết 1 – Văn bản
CON RỒNG CHÁU TIÊN
TRUYỀN THUYẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết CRCT.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
+ Bước đầu biết được những điểm cơ bản của bài văn tự sự. 
+ Kể chuyện diễn cảm. 
+ Lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc.
+ Ý thức đoàn kết trong cộng đồng. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài, tranh. 
2. Trò: 
+ Đọc tìm hiểu văn bản. 
+ Sưu tầm tranh ảnh về đền Hùng. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
+ Nắm vững số HS tham gia học tập.
2. Kiểm tra:
+ Sự chuẩn bị học tập của HS. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con rồng cháu tiên” của dân tộc mình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” trở nên quen thuộc và không người Việt Nam nào không tự hào yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ của câu chuyện ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
Thầy
Trò 
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
I.Tìm hiểu chung: 
H: Thế nào là truyền thuyết? 
TL: Truyền thuyết là:
+ Truyện dân gian 
+ Sự kiện nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử. 
 * Truyền thuyết là gì? 
Hs dọc chú thích*
GV hướng dẫn học sinh đọc.
Cho các nhận xét cách đọc của bạn.
H: Tìm bố cục của truyện 
HS đọc văn bản.
Nhận xét cách đọc của bạn.
TL: Bố cục chia 3 đoạn 
1. Từ đầu  Long Trang
2. Tiếp  lên đường
3. Còn lại.
*Đọc - tìm hiểu từ khĩ: 
*Bố cục : 3 đoạn
 Gv nhận xét, sửa chữa 
Kế tóm tắt 
Hoạt động 2:
II. Đọc- hiểu văn bản
H: Truyện này kể về ai? 
H: Họ có nguồn gốc như thế nào? 
TL: Nguồn gốc kỳ lạ: đều là thần 
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ. 
Nguồn gốc: thần 
H: Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào? 
H: Theo em sự phi thường ấy là vẻ đẹp biểu hiện của loại người nào? 
TL: LLQ là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt trừ yêu quái, giúp dân. 
- Lạc Long Quân có vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng. 
H: Âu Cơ hiện lên với những vẻ đẹp đáng quí nào? 
H: Đó là biểu hiện đáng quí của ai? 
TL: Âu Cơ là con thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên. 
- Âu Cơ có vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
H: Giữa người anh hùng và người phụ nữ cao quí có sự việc gì xảy ra? 
TL: họ gặp nhau, đem lòng yêu nhau và trở thành vợ chồng. 
- Họ kết duyên 
H: Chuyện Aâu Cơ sinh con có gì kì lạ? 
TL: Sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp. 
2. Sự nghiệp mở nước: 
- Sinh nở kì lạ 
H: theo em chi tiết này có ý nghĩa gì? 
TL: giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng cha mẹ sinh ra. 
GV: Từ “đồng bào” Bác Hồ nói có ý nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều có chung một nguồn gốc. Cái gốc giống nòi ta thật cao quí thiêng liêng. Dân tộc ta đã là một khối thống nhất từ trong cội nguồn.
H: LLQ và Aâu Cơ đã chia con như thế nào? 
TL: Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển. 
H: Vì sao cha mẹ lại chia con theo hai hướng lên rừng xuống biển? 
TL: Núi rừng là quê mẹ, biển là quê cha đó chính là đặc điểm địa lý nước ta. 
- Chia con để cai quản đất nước. 
G: Đó chính là ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn mở rộng và giữ vững đất đai. Là ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc. 
G: Truyện còn kể rằng, các con của LLQ và Aâu Cơ nối nhau làm Vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. 
H: Theo em, các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghìn truyền thống dân tộc? 
TL: dân tộc ta có từ lâu đời trải qua 18 triều đại Hùng Vương. Phong Châu là đất Tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết thống nhất, bền vững. 
- Người Việt là con rồng cháu tiên 
H: các truyền thuyết thường chứa các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Em hiểu gì về các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đó. 
TL: là các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường, thường có ở các truyện cổ dân gian. 
3. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
GÝ: Ví dụ: phép lạ của Sơn Tinh, niêu cơm của Thạch Sanh, Bụt giúp Tấm có quần áo đẹp.
H:trong văn bản CRCT,
TL: LLQ nòi rồng có nhiều
có những chi tiết tưởng kỳ ảo nào? 
phép lạ, diệt trừ yêu quái, Au cơ đẻ ra bọc trăm trứng. nở ra 
trăm người con khỏe mạnh
H: Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện CRCT? 
TL: Tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của nhân vật. Thiêng liêng hoá nguồn gốcnòi giống, gợi niềm tự hào dân tộc. Tăng sức hấp dẫn. 
- Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi.
- Tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. 
Hoạt động 3: 
III. Tìm hiểu ý nghĩa văn bản: 
H: Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết CTCT? 
TL: Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết, thống nhất, bền vững. 
Ghi nhớ: SGK/8
H: Truyền thuyết CRCT đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? 
TL: Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người. 
H: Các truyền thuyết có liên qua đến sự thật lịch sử xa xưa. Theo em, truyền thuyết CRCT phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ. 
TL: Thời đại các Vua Hùng, đền thơ vua Hùng ở Phong Châu. Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương hàng năm 
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 4:
IV. Luyện tập:
H: Kể lại truyện diễn cảm 
H: Nêu ý nghĩa của truyện 
HS kể diễn cảm 
TH: GV khái quát về thể loại tự sự: tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc, thể hiện một ý nghĩa gì? 
H: Em hãy tìm những đặc điểm của văn tự sự trong truyện CRCT? 
4. Dặn dò 
- Bài tập về nhà: bài tập 1/8 phần luyện tập. 
- Chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giầy”.
- Học bài, đọc kể diễn cả
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 16/8/2010
Tiết 2
Bài 1: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (tự học cĩ hướng dẫn )
	TRUYỀN THUYẾT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo, hoang đường của truyện. : 
+ Có khả năng kể được truyện. 
+ Thái độ đề cao lao động và sự thờ cúng trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Đọc các tài liệu tham khảo – soạn bài. 
2. Trò: 
+ Đọc và tìm hiểu văn bản.
+ Sưu tầm tranh về cảnh làm bánh dón Tết. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
+ Kể tóm tắt truyện “Con rồng cháu tiên”.
+ Tìm những chi tiết kỳ ảo hoang đường trong truyện và nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy?
Gợi ý trả lời: 
- Kể tóm tắt truyện : gọi 1HS.
- Sinh nở lạ thường, con không cần ăn vẫn lớn và khỏe mạnh, ý nghĩa: hấp dẫn người đọc, suy tôn nguồn gốc cao quí của dân tộc. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc sắc, chủ yếu dành cho ngày Tết, mà nếu thiếu thì có thể xem như hương vị Tết sẽ nhạt nhẽo đi nhiều. Người Nhật ngày Tết có mì ống, bánh quy, mì ống tượng trưng cho tuổi thọ, bánh quy nói lên sự giàu có. Dân tộc ta, nếu thiếu bánh chưng bánh giầy (miền Bắc), bánh chưng bánh tét (miền Nam) trong ngày Tết chỉ thể gọi là một cách tết đầy đủ. Vì sao lại như vậy? Chúng có ý nghĩa gì? Bài học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đấy. 
Thầy 
Trò 
Ghi bảng 
Hoạt động 1: 
I.Tìm hiểu chung :
Gọi HS đọc chú thích
GV đọc mẫu 
HS đọc lại 
*Đọc, tìm hiểu từ khĩ:
H: Tìm bố cục của truyện 
TL: Chia 3 đoạn 
1. Từ đầu  chứng giám 
2. Tiếp  hình tròn
3. Còn lại 
HS đọc theo bố cục
Kể tóm tắt 
* Bố cục: 3 đoạn 
GV nhận xét, sửa chữa 
Hoạt động 2:
II. Đọc - hiểu văn bản:
H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? 
TL: giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm, vua đã già, muốn truyền ngôi. 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi:
H: Ý định của vua về người nối ngôi là gì? 
TL: Người nối ngôi vua phải nối chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. 
- Người nối ngôi vua là người nối được chí vua. 
H: Chọn người nối ngôi bằng hình thức nào? 
TL: thi tài, thi chí. 
G: So với lễ giáo phong tục của người Việt thường truyền ngôi cho con trưởng nhưng vua Hùng muốn truyền ngôi cho người biết quý trọng, lo lắng cho dân, quí trọng yên quý lao động. 
H: Tại sao trong 20 hoàng tử chỉ có Lang Liêu là được Thần giúp đỡ. 
TL: Lang Liêu thiệt thòi nhất, mồ côi mẹ, phải loa động vất vả, trồng trọt, trong nhà chỉ có lúa, khoai. Mặt khác, chàng là người hiểu được ý Thần và thực hiện được ý Thần. 
2. Lang Liêu được thần giúp đỡ: 
- Vì thiệt thòi. 
H: Ý Thần là gì? 
G: Thần thực ra chính là trí tuệ, ý nguyện của người dân lao động. Nhân dân ủng hộ những người thiệt thòi, chăm chỉ lao động sống chân chất, thiệt thòi. 
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời, đất, Tiên Vương? 
TL: trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo làm 
TL: Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế làm bằng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra. Bánh bánh mà tế lễ Tiên Vương.
- Thần chính là người dân lao động. 
3. Lang Liêu được truyền ngôi:
giầy là tượng Trời, bánh chưng là tượng Đất có cây cỏ muôn loài. Vua cha đã  ...  tập quán giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. 
TH: truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” là một kiểu văn bản tự sự vì truyện trình bày diễn biến của một sự việc có mở đầu có kết thúc. 
4. Dặn dò:
Bài tập về nhà: bài tập 2 phần luyện tập.Chuẩn bị bài mới: Xem kỹ bài “Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt” 
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 20/8/2010
Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt, cụ thể là: 
+ Khái niệm về từ.
+ Đơn vị cấu tạo từ (tiếng).
+ Các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức. 
+ Nhận biết, phân biệt và vận dụng từ trong giao tiếp. 
+ Ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Đọc tài liệu liên quan, bảng phụ, phấn màu, soạn bài. 
2. Trò: 
+ Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
+ Sự chuẩn bị học tập của HS. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trong quá trình học tập ở bậc tiểu học chúng ta đã làm quen với từ của Tiếng Việt và cách cấu tạo của chúng. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu kỹ về từ của Tiếng Việt. 
Thầy 
Trò 
Ghi bảng
Hoạt động 1:
I. Từ là gì?
GV ghi bảng câu mẫu 
H: Câu trên có bao nhiêu tiếng? 
H: Có bao nhiêu từ?
H: Mây từ đơn? Mấy từ phức? 
TL: 12 tiếng 
TL: 9 từ.
6 từ đơn
3 từ phức 
Ví dụ:
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ăn ở.
(Con rồng cháu tiên) 
H: Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? 
TL: Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. 
Ghi nhớ. 
G: Trong số các đơn vị dùng để đặt câu: từ, cụm từ, tổ hợp từ,  từ là đơn 
vị nhỏ nhất.
Hoạt động 2:
II. Từ đơn và từ phức:
H: Hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại? 
BẢNG PHÂN LOẠI 
Phân nhóm để học sinh thực hiện bài tập 
Gọi mỗi nhóm lên điền vào một cột. 
HS tìm từ 1 tiếng và từ 2 tiếng tạo thành trong ví dụ. Từ 2 tiếng: từ mào là từ láy, từ mào là từ ghép. 
Kiểu CT
Ví dụ 
Từ đơn 
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết,làm 
Từ phức 
Từ láy 
Trồng trọt 
Từ ghép 
Chăn nuôi, bánh chưng báng giầy 
GV nhận xét sửa chữa. 
H: Dựa vào bảng đã lập em hãy phân biệt thế nào là từ đơn, thế nào từ phức? 
TL: Từ đơn là từ có một tiếng, từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng. 
H: Dựa vào quan hệ giữa các tiếng của từ phức người ta phân loại từ phức như thế nào? 
TL: từ phức có 2 loại:
Từ láy có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Từ ghép có quan hệ về nghĩa giữa các tiếng. 
G: Để xác định đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt ta dựa vào tiếng. 
GV chốt lại kiến thức 
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Đọc ghi nhớ 
Ghi nhớ: SGK/14
Hoạt động 3: 
III. Luyện tập.
Hướng dẫn HS luyện tập 
H: Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào? 
TL: Từ “nguồn gốc”, “con cháu” => từ ghép. 
Bài tập 1/14
H: Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc. 
TH: Nguồn gốc là cội nguồn của dân tộc. 
TL: từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, gốc rễ, gốc tích. 
H: Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. 
TL: Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: mẹ con, cha con, anh em, chú cháu, cậu mợ,  
H: hãy nêu qui tắc sắp xếp các tiếng trong những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. 
TL: Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ.
Theo bậc: mẹ con, ông cháu, chị em, bác cháu.
Bài tập 2/14
+ Theo giới tính
+ Theo bậc
H: Điền những tiếng thích hợp để tạo thành tên các loại bánh. 
+ Cách chế biến bánh
+ Chất liệu làm bánh
+ Tinh chất của bánh 
+ Hình dáng của bánh 
TL: 
- Cách chế biến bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng, 
- Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh, 
Bài tập 3/14
- Tính chất của bánh: bánh gối, bánh tai vạc, bánh quấn thừng, bánh tai heo, bánh hỏi,  
H: Từ láy in đậm miêu tả gì? 
TL: Thút thít: miêu tả tiếng khóc của người. 
Bài tập 4/14
H: Tìm từ láy có cùng tác dụng ấy? 
Cá từ láy miêu tả tiếng khóc của người: nức nở, sụt sùi, rưng rức, rấm rức, 
4. Dặn dò:
Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới “Giao tiếp, văn bản, ” 
+ Làm bài tập 5.
+ Bài tập làm thêm.
Gạch chân dưới những từ ghép trong đoạn thơ:
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Aâu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 20/8/2010
Tiết 4
 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS đã biết.
+ Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt. 
+ Bước đầu nhận biết các loại văn bản khác nhau.
+ Xây dựng thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học ngữ văn. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Chuẩn bị một số thiếp mời, công văn, bào báo, hoá đơn. 
2. Trò: 
+ Xem, chuẩn bị kỹ bài ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
+ Việc chuẩn bị bài của học HS. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Đây là tiết học mở đầu về phân môn Tập làm văn của chương trình THCS sẽ giúp cho các em tìm hiểu về văn bản và các kiểu văn bản khác nhau một cách khái quát. 
Thầy
Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
H: Khi có một tư tưởng, tình cảm nguyện vọng thì em sẽ làm thế nào để người khác tiếp nhận được nó?
TL: Phải nói hay viết để người khác hiểu. Tức là giao tiếp. 
1. Văn bản và mục đích giao tiếp. 
H: Vậy phải nói hoặc viết như thế nào để người khác hiểu? 
TL: Phải biểu đạt một cách đầy đủ, có đầu có đui mạch lạc, có lí lẽ. 
- Biểu đạt tư tưởng, tình cảm => giao tiếp => tạo văn bản. 
G: Vậy tức là ta đã tạo một văn bản. 
Gọi HS đọc câu cao dao. 
H: Câu ca dao được sáng tạc để làm gì? 
TL: Đây là một lời khuyên. 
H: Nó nói lên điều gì? 
TL: Phải kiên định, giữ chí cho bền. 
H: Hai câu này được liên kết với nhau như thế nào? 
TL: Theo thể thơ lục bát, vần “ền”. Về ý câu sau giải thích rõ cho câu trước.
H: Câu ca dao này có phải là một văn bản không? 
TL: Đây là một văn bản. 
Tiếp tục hướng dẫn học sinh trả lời. 
H: lời phát biểu trong lễ khai giảng của thầy hiệu trưởng có phải là một văn bản không? Vì sao? 
TL: Phải. Vì nó diễn đạt ý trọn vẹn: tình hình năm học, đặc điểm của văn bản mới, phương hướng dạy và học. Có liên kết mạch lạc rõ ràng. 
H: Thư, đơn xin, thiệp mời, truyện cổ tích, thông báo, biên bản,  có phải là văn không? 
TL: Tất cả đều là một văn bản, vì có nội dung, hình thức liên kết. 
Dùng bảng phụ về các kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt và mục đích giao tiếp để HS tìm hiểu và hướng dẫn HS cho ví dụ.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. 
Vẽ bảng SGK/16
H: Nhìn vào bảng cho biết có mấy kiểu văn bản thường gặp. 
H: Mục đích giao tiếp của mỗi kiểu văn bản là gì? 
Hoạt động 2:
Bài tập: 
H: Hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp? 
GV hướng dẫn HS làm bài tập. 
HS tìm kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp với yêu cầu của đề. 
Lựa chọn kiểu văn bản
a. Hành chính công cụ
b. Tự sự
c. Miêu tả
d. Biểu cảm
e. Nghị luận
Đọc ghi nhớ 
Ghi nhớ: SGK/17
Hoạt động 3:
II. Luyện tập 
Gọi HS đọc bài tập 1 
Bài tập 1: 
H: Các đoạn thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào? 
Hướng dẫn HS nhận diện các kiểu văn bản. 
HS đọc từng đoạn và nhận diện 
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận
d. Biểu cảm
e. Thuyết minh 
4. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo:
Học bài, làm bài tập 2/18. Chuẩn bị bài mới “Thánh Gióng”
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 23/08/2010
Tiết 5
THÁNH GIÓNG 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh:
+ Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết tưởng kỳ ảo của truyện. : 
+ Đọc diễn cảm, kể được truyện. 
+ Lòng yêu mến anh hùng dân tộc và bảo vệ truyền thống anh hùng của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Sưu tầm tranh ảnh, thơ về Thánh Gióng, soạn giảng. 
2. Trò: 
+ Học bài cũ, đọc kỹ tác phẩm, trả lời câu hỏi đọc hiểu. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra:
+ Nêu các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và ý nghĩa của truyện “Bánh chưng bánh giầy”. 
Gợi ý trả lời: Chi tiết tưởng kỳ ảo: thần báo mộng dạy làm bánh.
Ý nghĩa của truyện: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy. Đề cao lao động và nghề nông, thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ngay từ buổi đầu dựng nước, Tổ tiên ta đã phải liên tục đấu tranh chống giặc giữ nước. Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về người anh hùng làng Gióng đẹp đẽ phi thường mà không một người Việt nào mà không tự hào kính phục. Chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện hào hùng ấy . 
Thầy
Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
I. Tìm hiểu chung:
GV đọc mẫu, đọc sáng tạo. 
GV nhận xét, sửa chữa 
HS đọc lại 
*Đọc. tìm hiểu từ khĩ:
H: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? 
H: Nêu nội dung từng đoạn? 
TL: chia làm 4 đoạn
1. Từ đầu  nằm đấy: sự ra đời.
2. Tiếp  cứu nước: tuổi thơ kỳ lạ.
*Bố cục: chia là 4 đoạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tuan 1.doc