Tiết 1 Văn bản: Con Rồng cháu Tiên
(Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Kể được truyện.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Học sinh: + Soạn bài
+ Sưu tầm những bức tranh đẹp, kì ảo về về lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay lên rừng xuống biển.
+ Sưu tầm tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập bộ môn.
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài:
Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó.
Ngày dạy: 16/08/2010 Tiết 1 Văn bản: Con Rồng cháu Tiên (Truyền thuyết) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Kể được truyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. - Học sinh: + Soạn bài + Sưu tầm những bức tranh đẹp, kì ảo về về lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay lên rừng xuống biển. + Sưu tầm tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và dụng cụ học tập bộ môn. 3. Bài mới *. Giới thiệu bài: Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. *. Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung I. Đọc và tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS - Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu? - Theo em trruyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - Đọc kĩ phần chú thích * và nêu hiểu biết của em về truyền thuyết? - Em hãy giải nghĩa các từ: ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh và tập quán? - 2 HS đọc - 2 HS kể - HS trả lời - HS trả lời 1. Đọc và kể: - Đọc Rõ ràng, rành mạch, nhán giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường 2. Bố cục: 3 phần a. Từ đầu đến...long trang ị Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ b. Tiếp...lên đường ị Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và LLQ và Âu Cơ chia con c. Còn lại ị Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên. 3. Khái niệm truyền thuyết: - Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện cí liên quan đến lịch sử thời quía khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - Gọi HS đọc đoạn 1 - LLQ và Âu cơ được giới thiệu như thế nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng) - Em có nhận xét gì về chi tiết miêu tả LLQ và Âu cơ? - Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì? * GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta. - Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào? * GV bình: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con ngươì, thiên nhiên, sông núi. - Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? đây là chi tiết ntn? Nó có ý nghĩa gì? * GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng để trứng. Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh ị nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt. - Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì? - Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau naỳ có được con cháu thực hiện không? * GV bình: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực. - Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? - Trong truyện này, chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào? - Gọi HS đọc đoạn cuối - Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? - Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào? * GV: Cốt lõi sự thật LS là mười mấy đời vua Hùng trị vì. còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành quân về cội nguồn: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở VN! - Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta? - Theo em, tại sao tuyện này được gọi là truyền thuyết? Truyện có ý nghĩa gì? - 1 HS đọc - HS theo dõi SGK và trả lời cá nhân - HS suy nghĩ trả lời - HS trao đổi cặp trong 1 phút - HS trả lời HS nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS đọc đoạn 2 - HS thảo luận nhóm trong 3 phút, các nhóm trình bày - HS quan sát và trả lời - Thảo luận nhóm trong 3 phút - HS trả lời cá nhân - HS đọc - HS trả lời Liên hệ và trả lời. II. tìm hiểu văn bản: 1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ: Lạc Long Quân Âu Cơ - Nguồn gốc: thần Tiên - Hình dáng: mình Xinh đẹp tuyệt trần rồng ở dưới nước - Tài năng: có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái ị Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí. 2. Diễn biến truyện: a. Âu Cơ sinh nở kì lạ: - Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi. ị Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con: - 50 người con xuống biển; - 50 Người con lên núi - Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước. ị Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh. * ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo: - Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định. - ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện: + Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện. + Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc. + Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. 3. Kết thúc tác phẩm: - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước. - Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên. ị Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật Hoạt động 3: Thực hiện phần ghi nhớ - Cho học sinh đọc ghi nhớ - HS đọc III. ghi nhớ:SGK- tr3 Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập 1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao? 2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết? - Kinh và Ba Na là anh em - Quả trứng to nở ra con người (mường) - Quả bầu mẹ (khơ me) 4. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, thuộc ghi nhớ. Đọc kĩ phần đọc thêm Soạn bài: bánh chưng, bánh giầy Tìm các tư liệu kể về các dân tộc khác hoặc trên thế giới về việc làm bánh hoặc quà dâng vua. -----------------------------------*****----------------------------------- Ngày dạy: 16/08/2010 Tiết 2: Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy (Tự học có hướng dẫn) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của chi tiết tưởng kì ảo. Tìm hiểu, tập phân tích nhân vật trong truyện truyền thuyết. Kể được truyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Sưu tầm tranh ảnh về cảnh nhân dân ta chở lá dong, xay đỗ gói bánh chưng, bánh giầy. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Em hiểu thế nào truyền thuyết? Tại sao nói truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyện truyền thuyết? 2. Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháuTiên"? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích? 3. Bài mới *. Giới thiệu bài Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay gạo, giã gạo. gói bánh. quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". *. Bài mới: Đây là tiết tự học có hướng dẫn nên GV tổ chức cho HS thảo luận nhiều hơn Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản I. Đọc và tìm hiểu chung: - GvVgọi HS đọc truyện - Em hãy kể tóm tắt truyện - Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: 1,2,3,4,8,9,12,13 - Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần? - HS đọc - HS kể - Nhận xét - Hs trả lời 1. Đọc - kể: - Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua. - Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua. - Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. 2. Chú thích: 3. Bố cục: 3 phần a. Từ đầu...chứng giám b. Tiếp ....hình tròn c. Còn lại Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu văn bản Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - Mở đầu câu chuyện muốn giới thiêụ với chúng ta điều gì? - Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? - ý định của vua ra sao?(qua điểm của vua về việc chọ ... động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn gian khổ. 4. Em hãy đặt câu với từ "học sinh" và giải nghĩa từ đó? - HS đọc - HS trả lời cá nhân - HS rút ra kết luận - HS đọc bài tập - 3 em mỗi em làm một câu - HS làm việc cá nhân, sau đó trình bày - 1 HS lên bảng - 3 HS đặt câu 1. Ví dụ: SGK - Tr35 * Nhận xét: - Mỗi chú thích gồm hai bộ phận: một bộ phận là từ và bộ phận sau dấu hai chấm để nói rõ nghĩa của từ ấy. - Bộ phận sau dấu hai chấm cho ta biết được tính chất mà từ biểu thị - Cho ta biết hoạt động, quan hệ mà từ biểu thị - Nghiã của từ ứng với phần nội dung 2. Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị * Bài tập ứng dụng 1- Lần lượt điền các từ sau: (đề đạt); (đề bạt); (đề cử); (đề xuất) 2 – điền từ: Hy sinh. Hoạt động 2: Tiết 2: Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ II. Cách giải thích nghĩa của từ - Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần I - Trong hai câu sau đây, hai từ tập quán và thói quen có có thể thay thế được cho nhau không? Tại sao? a. Người Việt có tập quán ăn trầu. b. Bạn Nam có thói quen ăn quàn vặt. - Vậy từ tập quán đã giải thích ý nghĩa như thế nào? - HS đọc phần giải nghĩa từ "lẫm liệt" - Trong 3 câu sau, 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm thay thế cho nhau được không? Tại sao? a. Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. b. Tư thế hùng dũng của người anh hùng. c. Tư thế oai nghiêm của người anh hùng. - 3 từ đó là những từ như thế nào? - Vậy từ lẫm liệt được giải thích như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách giải thích nghĩa của từ nao núng? - Tìm những từ trái nghiã với từ: cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi? - Các từ đó đã được giải thích ý nghĩa như thế nào? - Vậy theo em có mấy cách giải nghĩa của từ? - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - HS đọc - HS trả lời Trả lời, nhận xét và bổ xung - HS đọc - HS: 3 từ đó là những từ đồng nghĩa Nhận xét ị Các từ đó đã được giải thích bằng từ trái nghiã - HS đọc ghi nhớ HS câu a có, câu b không. Vì từ tập quán có nghĩa rộng, thường gắn với chú thể là số đông. Từ thói quen có nghĩa hẹp, thường gắn với chủ thể là cá nhân. - Có thể thay thế và chúng không làm cho nội dung và sắc thái của câu thay đổi 1. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Cao thượng: trái với nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ... - Sáng sủa: trái với tối tăm, u ám... - Nhẵn nhụi: trái với nham nhở 2. Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. * Ghi nhớ: SGK- Tr35 Hoạt động 3: Luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập - GV treo bảng phụ - HS đứng tại chỗ - HS lên bảng điền - HS lên bảng điền - HS đứng tại chỗ - HS đọc bài tập sau đó trả lời III. Luyện tập: Bài tập 1: Đọc một vài chú thích sau các văn bản đã học và cho biết mỗi chú thích được giải nghĩa theo cách nào? Bài 2: Điền các từ vào chỗ trống cho phù hợp – lần lượt điền: - Học tập; Học lỏm; Học hỏi; Học hành Bài 3: Điền các từ theo trật tự sau: - Trung bình; Trung gian; Trung niên Bài 4: Giải thích các từ: - Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước. - Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. - Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ) Bài 5: Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là không đúng "không biết ở đâu" - Mất hiểu theo cách thông thường là không được sở hữu, không có, không thuộc về mình. 4. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. -----------------------------------*****----------------------------------- Ngày dạy:31/08/2010 Tiết 11 + 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật. Hiểu đựoc ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người nói tới. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + bảng phụ viết VD - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là tự sự? lấy VD về một văn bản tự sự? Vì sao em cho đó là văn bản tự sự? 3. Bài mới *. Giới thiệu bài Sự việc và nhân vật là hai yếu tố cơ bản của tự sự. hai yếu tố này có vai trò quan trọng như thế nào, có mối quan hệ ra sao để câu chuyện có ý nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. *. Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ liên tục của sự việc trong văn tự sự I. đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn các sự việc trong truyện ST, TT. - Em hãy chỉ ra các sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên? Trong các sự việc trên có thể bớt đi sự việc nào được không? Vì sao? - Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy được không? - Trong chuỗi các sự việc ấy, ST đã thắng TT mấy lần? - Hãy tưởng tượng nếu TT thắng thì sẽ ra sao? - Qua việc tìm hiểu các sự việc, em hãy rút ra nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc? - Chỉ ra các yếu tố sau trong truyện ST, TT: + Việc do ai làm? (nhân vật) + Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm) + Việc xảy ra lúc nào? (thời gian) + Vì sao lại xảy ra? (nguyên nhân) + Xảy ra như thế nào? (diễn biến) + Kết quả ra sao? (kết quả) - Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm được không? - Nếu bỏ điều kiện vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao? - 6 Yếu tố trong truyện ST, TT có ý nghĩa gì? - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? - HS đọc - HS trao đổi cặp trong 1 phút - HS trả lời - HS rút ra kết luận - HS trả lời - HS rút ra kết luận 1. Sự việc trong văn tự sự: a. Tìm hiểu các sự việc trong truyện ST, TT * Ví dụ a: SGK - Tr37 - Sự việc mở đầu: 1 - Sự việc phát triển: 2,3,4 - Sự việc cao trào: 5,6 - Sự việc kết thúc: 7 - Trong các sự việc trên, không bớt được sự việc nào vì nếu bớt thì thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ. - Các sự việc được kết hợp theo qua hệ nhân quả, không thểvthay đổi. - ST đã thắng TT hai lần và mãi mãi. Điều đó ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của ST... - Nếu TT thắng thì đất bị ngập chìm trong nước, con người không thể sống và như thế ý nghĩa của truyện sẽ bị thay đổi * Kết luận: Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. b. Các yếu tố tạo nên tính cụ thể của sự việc: * Ví dụ b: - 6 yếu tố đó là: + Hùng Vương, ST, TT + ở Phong Châu + Thời vua Hùng + Diễn biến: cả 7 sự việc - Nguyên nhân, kết quả: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước - Không thể được vì cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết. - Không thể bỏ việc vua Hùng ra điều kiện vì không có lí do để hai thần thi tài - 6 yếu tố tạo nên tính cụ thể của truyện * Kết luận: Sự việc trong tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự 2. Nhân vật trong văn tự sự: - Em hãy kể tên các nhân vật trong văn tự sự? + Ai là người làm ra sự việc? + Ai được nói đến nhiều nhất? + Ai là nhân vật chính? + Ai là nhân vật phụ? + Nhân vật phụ có cần thết không? Có bỏ đi được không? - Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì? - Các nhân vật được thể hiện như thế nào? GV chốt: Đó là dấu hiệu để nhận ra nhân vật đồng thời là dấu hiệu ta phải thể hiện khi muốn kể về nhân vật. - Em hãy gọi tên, giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, việc làm của các nhân vật trong truyện ST, TT? - HS trả lời - HS trao đổi cặp - HS trả lời a. Vai trò của nhân vật trong văn tự sự: *. Ví dụ: - Người làm ra sự việc: Vua Hùng, ST, TT. - Người nói đến nhiều nhất: ST, TT - Nhân vật chính: ST, TT - Nhân vật phụ không thể bỏ đi được. * Kết luận: - Vai trò của nhân vật: + Là người làm ra sự việc + Là người được thể hiện trong văn bản. + Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm. + Nhân vật Phụ giúp nhân vật chính hoạt động. b. Các thể hiện của nhân vật: - Được gọi tên - Được giới thiệu lai lich, tính tình, tài năg. - Được kể việc làm - Được miêu tả * GV sử dụng bảng phụ để HS điền và nhận xét * GV nhấn mạnh: Không phải nhân vật nào cũng đủ các yếu tố trên nhưng tên NV thì phải có và việc làm của nhân vật. - HS lên bảng NV Tên gọi Lai lịch Chân dung Tài năng Việc làm Vua Hùng Vua Hùng Thứ 18 Không kén rể, ra diều kiện ST ST ở vùng núi Tản Viên Không - Có tài lạ, đem sính lễ trước - Cầu hôn, giao chiến TTđến TT ở vùng nước thẳm Không - Có tài lạ - Cầu hôn, đánh ST Mị Nương Mị Nương con vua Hùng Người đẹp theo St về núi Lạc hầu bàn bạc Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ II. Ghi nhớ: SGK - Tr 38 - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì? - HS đọc Hoạt động 4/ Thực hiện phần luyện tập III. Luyện tập: Bài 1: * Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện ST, TT đã làm? * Vai trò của các nhân vật? a. - Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn bạc. gả Mị Nương cho ST. - Mị Nương: theo chồng về núi. - ST: Cầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao chiến với TT - TT: đến cầu hôn... * Vai trò của các nhân vật: + Vua Hùng: nhân vật phụ: quan điểm cuộc hôn nhân LS + Mị Nương: đầu mối cuộc xung đột + TT: Nhân vật chính : thần thoại hoá sức mạnh của mưa gió.. + ST: nhân vật chính: người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ. b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính: Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ...ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn. Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng. c. Đặt tên gọi theo nhân vật chính: - Gọi: Vua Hùng kén rể : Chưa nói đựơc thực chất của truyện. - Gọi: Truyện Vua Hùng..: dài dòng, đánh đồng nhân vật, không thoả đáng. Bài tập 2: Tưởng tượng để kể Dự định:
Tài liệu đính kèm: