Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2011 - Tiết 95: Ẩn dụ

Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2011 - Tiết 95: Ẩn dụ

Tiết 95

ẨN DỤ

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học này học sinh có được

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được khái niệm Ẩn dụ

- Các kiểu Ẩn dụ

- Tích hợp với nhau, phần văn ở các văn bản “Buổi học cuối cùng”, “Đêm nay Bác không ngủ”, với tập làm văn ở luyện nói về văn miêu ta, và phương pháp tả người.

2. Kĩ năng

- Phát hiện và phân tích được giá trị biểu cảm của ẩn dụ.

- Biết vận dụng Ẩn dụ trong nói và viết.

3. Thái độ

 - Yêu quý tiếng việt.

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2011 - Tiết 95: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 10/11/2011
	Ngày giảng: /11/2010
	Người soạn: Hạ Thị Kim Nhung
Tiết 95
ẩn dụ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học này học sinh có được
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được khái niệm ẩn dụ
- Các kiểu ẩn dụ
- Tích hợp với nhau, phần văn ở các văn bản “Buổi học cuối cùng”, “Đêm nay Bác không ngủ”, với tập làm văn ở luyện nói về văn miêu ta, và phương pháp tả người.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và phân tích được giá trị biểu cảm của ẩn dụ.
- Biết vận dụng ẩn dụ trong nói và viết.
3. Thái độ
 - Yêu quý tiếng việt.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học. 
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc bài mới.
- Học bài cũ.
1. ổn định tổ chức: - Tổng số lớp:
	 - Vắng
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là Nhân hoá? Em lấy ví dụ?
3. Bài mới
 Trong các giờ trước, chúng ta đã được đi tìm hiểu về so sánh. Các kiểu so sánh. Vậy ẩn dụ có mối liên hệ gì với so sánh thì trong bài học hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu bài “ẩn dụ”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
GV: Treo bảng phụ khổ thơ
“Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho con nằm”.
GV: Gọi 1 học sinh đọc ví dụ
Các em quan sát vào khổ thơ và cho biết: 
? “Người cha” được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví dụ như vậy?
Hs: - Người cha à Bác
- Có thể ví như vậy vì: Giữa “Người cha” và Bác có những nét tương đồng (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo) à được thể hiện rõ trong ngữ cảnh bài thơ.
GV: Nhận xét
 Như vậy, qua cách nói này em có nhận xét gì?
 Nó có điểm gì giống và khác với phép so sánh.
HS: 
- Giống nhau: Đều so sánh những hình ảnh có nét tưong đồng.
- Khác nhau: ẩn dụ không có vẻ so sánh.
GV: Hình ảnh “người cha” đây chính là hình ảnh ẩn dụ.
GV: Vậy em hiểu thế nào là ẩn dụ?
HS: Trả lời
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tưọng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
GV:
 Chúng ta đã hiểu thế nào là ẩn dụ.
 Vậy em có nhận xét gì về tác dụng của sử dụng phép ẩn dụ?
HS: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
GV: Nhận xét: 
- Đây chính là nội dung phần ghi nhớ 
SGK tr68 à gọi 1 học sinh đọc.
GV: Chuyển ý
GV: Gọi 1 học sinh đọc ví dụ à yêu cầu học sinh chú ý 2 từ in đậm “thắp” và “lửa hồng”
HS: Các từ in đậm chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
HS: - “Thắp” à chỉ sự nở hoa
 - “Lửa hồng” à chỉ màu đỏ
Có thể như vậy vì :
“Lửa hồng”và “màu đỏ”có hình thức tương đồng.
 “Thắp” và sự “nở hoa” có cách thức thể hiện tương đồng.
GV: Đây chính là 2 hình ảnh ẩn dụ nó cũng thể hiện 2 kiểu ẩn dụ: 
 - ẩn dụ hình thức 
 - ẩn dụ cách thức
GV: Gọi 1 học sinh đọc ví dụ 3
- Các em chú ý từ in đậm “nắng giòn tan” , “giòn tan” thường nêu lên đặc điểm của cái gì?(bánh) 
 Vậy “bánh” được cảm nhận quan của giác quan nào?
HS: Qua vị giác.
- Còn “nắng” vị giác của chúng ta có cảm nhận được không?
HS: không
GV : Như vậy trong ví dụ 2 đã có sự chuyển đổi cảm giác từ vị giác à thị giác sử dụng “giòn tan” để nói về cái nắng.
à Đây chính là kiểu ẩn dụ 3
 ? Qua phân tích ví dụ em hãy cho biết đây là kiểu ẩn dụ gì?
HS: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
GV: Như vậy từ những ví dụ đã phân tích I , II em hãy cho biết có mấy kiểu ẩn dụ.
HS: Có 4 kiểu ẩn dụ.
GV: Đây chính là nội dung phần ghi nhớ thứ 2.
* Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
GV: Chuyển ý.
GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
GV:gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- gọi học sinh lên bảng làm bài tập
GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm, chia lớp 4 nhóm
Bài tập 4Về nhà
I, ẩn dụ là gì?
ví dụ:
2. Nhận xét
- Gọi tên sự vật có nét tương đồng. 
- Tăng sức gợi hình gợi cảm
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ 1
* Nhận xét: 
2. Ví dụ 2
III. Luyện tập
Bài tập1
* Cách diễn đạt 1: Diễn đạt trực tiếp , mang sắc thái bình thường
à Có tác dụng nhận thức lý tính
*Cách 2: Sử dụng phép so sánh.
à Tác dụng định danh
*Cách 3: Sử dụng ẩn dụ
à Tác dụng hình tượng hoá
Bài tập 2:
ẩn dụ hình tượng
a. ăn quả, kẻ trồng cây.
b. Mực đen, đèn sáng.
c, Thuyền, Biển.
d. Mặt trời (câu 2)
_ Trong câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ăn quả” có nét tương đồng về cách thức, sự hưởng thụ thành quả lao động, còn “kẻ trồng cây” có nét tương đồng về phẩm chất với nhười tạo ra thành quả.
Trong câu “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
“Mực đen” có nét tương đồng về phẩm chất “cái xấu” còn “đèn sáng”có nét tương đồng về phẩm chất “cái tốt cái hay”.
Trong câu (c) : Đây là ẩn dụ phẩm chất. 
Thuyền à Người đi xa.
Biển à Người ở lại.
Bài tập 3
a. Thấy mùi: Khứu giác àxúc giác à liên tượng mới lạ.
b. Chảy: Xúc giác à Thị giác à mới lạ độc đáo
c. Mỏng: Xúc giác à Thính giác
*Củng cố:
- Gọi học sinh đọc lại nội dung 2 ghi nhớ SGK.
* Dặn dò: 
- Các em về học bài và hoàn thành tiếp bài tập
:- Chuẩn bị bài sau “Hoán dụ”.
Rút kinh nghiệm giờ dậy.

Tài liệu đính kèm:

  • docAn du.doc