I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu được tưởng tượng và vai trò tưởng tượng trong văn tự sự.
- Điểm lại một vài bài tưởng tượng đã học và phâm tíh vai trò trong một só bài văn.
- GDHS ý thức học tập tự giác, nghiêm túc .
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ.
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số
2. KTBC: (4)
- Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường ?
( Là kể những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nào đó. Một trong những yêu cầu hằng ngày của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chân thực ,không nên bịa đặc, thêm thắt tùy ý.)
- Em có thể nêu một số đề văn kể chuện đời thường ?
(Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. Kể về một người bạn mới quen. Kể về thầy giáo, cô gio. Kể về một người thân của em ).
Ngày soạn:14/11/2010 Tuần 14 Ngày dạy :16/11/2010 Tiết 53 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Hiểu được tưởng tượng và vai trò tưởng tượng trong văn tự sự. - Điểm lại một vài bài tưởng tượng đã học và phâm tíh vai trò trong một só bài văn. - GDHS ý thức học tập tự giác, nghiêm túc . II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ. - Học sinh: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số 2. KTBC: (4’) - Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường ? ( Là kể những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nào đó. Một trong những yêu cầu hằng ngày của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chân thực ,không nên bịa đặc, thêm thắt tùy ý.) - Em có thể nêu một số đề văn kể chuện đời thường ? (Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. Kể về một người bạn mới quen. Kể về thầy giáo, cô giáo. Kể về một người thân của em ). - Khi kể về một nhân vật ta cần phải chú ý đến những đặc điểm gì ? ( Chú ý kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa ). 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Điều gì sẽ xảy ra nếu tự nhiên chúng ta có cánh ? Đó có phải là tưởng tượng không ? Vậy tưởng tượng là gì ? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 8’ 10’ 15’ HOẠT ĐỘNG 1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG. GV.Ghi bài tập lên bảng. Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố tưởng tượng. H. Truyện “Chân, Tây, Tai, Mắt, Miệng” có những nhân vật và sự việc chính nào ? HS. - Nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng . - Sự việc: + Chân, Tay, Tai, Mắt sống với nhau hòa thuận. + Cô Mắt lôi kéo Chân, Tay,Tai để trừng trị lão Miệng. + Lão Miệng mệt mỏi cả bọn bị tê liệt. + Chân, Tay, Tai, Mắt nhận ra sai lầm, từ đó sống hòa thuận. H. Dựa vào những sự việc trên , hãy tóm tắt truyện ? HS. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn. 1 HS. Tóm tắt, HS dươiù lớp theo dõi ,nhận xét góp ý. H. Truyện này có những chi tiết nào là thật, chi tiết nào là tưởng tượng ? HS. Thảo luận trả lời. HS và GV nhận xét ,bổ sung. GV dẫn : Sự tưởng tượng làm nổi bật một sự thật thông thường : Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được. GV chốt lại : Những yếu tố không có thật được gọi là yếu tố tưởng tượng . H. Vậy yếu tố tưởng tượng do đâu mà có ? HS. Do người viết, người kể tưởng tượng ra ( hư cấu ) bằng trí tưởng tượng của mình. * HDHS tìm hiểu truyện tưởng tượng. H.Tưởng tượng trong câu chuyện có được tùy tiện không ?(Tưởng tượng phải có lí, dựa trên cơ sở thực tế ) H. Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? HS. - Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn, tạo tình huống bất ngờ thú vị. - Là cách nói bóng gió, kín đáo thể hiện chủ đề của truyện. GV nhấn mạnh : Tưởng tượng không nhằm được tùy tiện mà dựa vào logic tự nhiên. Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng ( chủ đề) tức là khẳng định các logic tự nhiên không thể thay đổi được. Vậy em hiểu thế nào là tưởng tượng ? HS. Đọc ghi nhớ 1 . HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU TRUYỆN “LỤC SÚC TRANH CÔNG”. HS. Đọc truyện. H. Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì ? HS. Phát hiện trả lời. GV nhận xét, bổ sung. H. Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? Nhằm mục đích gì ? GV giảng : - Để kể tưởng tượng được chúng ta cần : + Tìm yếu tố có thật, có ý nghĩa. + Từ yếu tố có thật, tưởng tượng thêm yếu tố không có thật là cho câu chuyện thú vị, nổi bật. + Xác định ý nghĩa của truyện. - Muốn có được những yếu tố tưởng tượng người viết chúng ta cần phải làm : + Sử dụng phép nhân hóa. + Đặt mình vào sự vật mà tưởng tượng, tâm tình, số phận của sự vật, nhìn và cảm nhận mọi vật xung quanh theo đặc điểm của sự vật ấy. H. Vậy dựa vào đâu có thể kể được chuyện tưởng tượng ? ( Ghi nhớ 2) . HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LÀM BÀI TẬP. HS. Đọc truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”. HS. Tóm tắt truyện. H. Trong truyện này người ta tưởng tượng những gì ? GV nhấn mạnh : Đáng chú ý nhất là mấy câu hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ làm ra bánh chưng. Câu hỏi tiếp theo cho thấy không phải vì nghèo ,mà vì có tình cảm với đồng ruộng, với sản vật nước nhà. Câu hỏi 3: Để Lang Liêu cho biết, không phỉa chỉ thần giúp đỡ, mà bản thân phải lao tâm khổ tứ thần mới mách bảo – tức là con người phải suy nghĩ, sáng tạo mới làm ra được bánh chưng.Câu chuyện tưởng tượng này giúp chúng ta hiểu sâu thêm truyền thuyết về Lang Liêu. H. Những tưởng tượng dựa trên sự thật nào ? H. Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? GVHD HS ĐỀ 3 LÀM Ở LỚP. Đề : Do bị một lỗi lầm em bị phạt biến thành mèo ba ngày . GV gợi ý : - Hãy tưởng tượng em bị phạt do lỗi gì ? + Lười học, nói dối, ăn vụng kẹo, bánh + Gây gỗ với người lớn - Hãy tưởng tượng khi em bắt đầu biến thành mèo : + Trên người có gì khác ? Còn nói được không ? Em lo sợ hay thấy thích thú ? - Trong 3 ngày làm mèo : + Có bắt được con chuột nào không? + Có ăn vụng cá rán không ? + Có ngủ vùi ở bếp, lò sưởi hay với chú bé người nhà ( là anh, em, chị ). Cảm tưởng lúc đó như thế nào ? HS. Thảo luận trình bày. HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung. GV. Nhận xét, kết luận. GVHD HS ĐỀ 1. SGK. HS VỀ NHÀ LÀM. 1. Mở bài: - Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2008 ở đồng bằng sông Cửu Long. - Thủy Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới. 2. Thân bài: - Cảnh Thủy Tinh khiêu chiến, tấn công với vũ khí nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội. - Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben, xe ka- ma, tàu hỏa, trực thăng, thuyền , ca nô, xe lội nước, cát, sỏi, bê tông đúc sẵn . - Phương tiện giao thông hiện đại, thông tin hiện đại : Vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời. - Cảnh bộ đội, công an giúp dân. - Cảnh cả nước quyên góp, ủng hộ đồng bào cả nước bị lũ lụt . - Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân. 3. Kết bài: Thủy Tinh một lần nữa thua chàng Sơn Tinh cuối thế kỉ XXI. I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG. 1. Bài 1 : Truyện ngụ ngôn CHÂN, TÂY , TAI, MẮT, MIỆNG * Tóm tắt: Chân,Tay,Tai,Mắt tị nạnh với lão Miệng là lão chẳng lamø gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để lão Miệng không có cái gì để ăn. Qua đôi ba ngày bọn Tay, Chân, Tai, Mắt cảm thấy mệït mỏi không muốn làm gì nữa.Chúng mới vỡ lẽ ra nếu Miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng lại cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khỏe, cả bọn hòa thuận như xưa. * Chi tiết có thật : - Chân, Tay, Tai,Mắt, miệng là những bộ phận của cơ thể. - Các bộ phận có quan hệ với nhau :Miệng có ăn thì các bộ phận khác mới khẻ mạnh. * Chi tiết tưởng tượng : - Các bộ phận được coi là những người riêng biệt , được gọi là : Cô, cậu, bác, lão .... - Mỗi nhân vật đều có nhà riêng. - Chân, Tay, Tai, Mắt bàn cách chống lại Miệng . Cuối cùng hiểu ra lại sống hòa thuận như cũ. * GHI NHỚ 1. SGK/133. 2. Bài 2 : Truyện : LỤC SÚC TRANH CÔNG. - Tưởng tượng: + Sáu con gia súc nói được tiếng người. + Sáu con gia súc kể công và kể khổ. - Sự thật: Về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. ( Trâu kéo ruộng, Chó giữ nhà, Ngựa kéo xe ...). = > Mục đích : Các giống vật tuy giống nhau nhưng đều có ích cho con người,không nên so bì nhau. 3. GHI NHỚ SGK/133. II. LUYỆN TẬP. Truyện : GIẤC MƠ TRÒ CHUYỆN VỚI LANG LIÊU - Tưởng tượng: Mơ gặp Lang Liêu đi thăm dân tình nấu bánh chưng, hỏi chuyện Lang Liêu và Lang Liêu trả lời. - Sự thật: Nhân vật kể chuyện đêm 29 nấu bánh chưng. - Mục đích : Thể hiện tư tưởng : Con người phải suy nghĩ, sáng tạo mới làm ra bánh chưng, hiểu sâu hơn về truyền thuyết Lang Liêu. 4. CỦNG CỐ: (5’) - Truyện tưởng tượng là truyện như thế nào ? - Yếu tố tưởng tượng phải dựa vào đâu ? - Kể chuyện tưởng tượng có gì giống, khác với kể câu chuyện đã biết và kể chuyện đời thường ? ( HS thảo luận trình bày ). GV gợi ý : * Giống : Có nhân vật và có phương tiện tự sự. * Khác nhau : - Kể câu chuyện đã biết : Là truyện có trong sách vở, được ghi chép lại. - Kể chuyện đời thường : Là chỉ kể chuyeenjchir xảy ra trong thực tế. - Kể chuyệ tưởng tượng : Thêm yếu tố tưởng tượng, do người kể sáng tạo ra, không có trong sách vở. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. ( BẢNG PHỤ) 1.Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng ? A. Chân, Tay, Tai, Mắt rủ nhau không làm gì . B. Cậu Tay, cậu Chân thấy mệt mỏi cả người. B. Lão Miệng thấy nhợt nhạt cả hai môi. C. Mắt nhìn, tai nghe, miệng ăn. 2. Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố tưởng tượng ? A. Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng, dù bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó. B. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy ngwoowif bạn thức canh nấu bánh chưng. C. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả, mọi vật đều im lặng. D. Bỗng em nghe một tiếng nói lạ và thấy một người tóc búi củ hành, ăn mặc kiểu xưa cũ, nhìn em mỉm cười. 3. Ý nào sau đây không cần có trong yếu tố tưởng tượng ? A. Truyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể. B. Truyện tuy không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. C. Truyện được kể một phần dựa trên những điều có thật rồi tưởng tượng thêm. D. Các chi tiết tưởng tượng cần phải hoang đường, li kì mới thú vị. 5.DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc ghi nhớ. Đọc lại 2 câu chuyện trong SGK. - Soạn bài : ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN. Trả lời 5 câu hỏi trong SGK. + Nắm được các định nghĩa : Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. + Đọc lại những truyện dân gian đã học và nhớ tên truyện, thuộc thể loại truyện nào ? + So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
Tài liệu đính kèm: