I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Cảm nhận được ýnghĩa của ngụ ngôn của truyện:
+ Trong một tập thể, mỗi cá nhân không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại.
+ Từng cá nhân phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
- Hiểu thêm một nét đặc sắc khác của truyện ngụ ngôn: Dùng rất nhiều yếu tố tưởng tượng.
- GDHS ý thức được “Mỗi người vì mọi người,mọi người vì mỗi người”.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số HS
2. KTBC: (4) - Kể tóm tắt truyện “Thầy bói xem voi” và cho biết sai lầm của 5 ông thầy bói là ở chỗ nào?
- Nêu bài học ngụ ngôn của truyện.
Ngày soạn :31/11/2010 Tuần 12 Ngày dạy :2/11/2010 Tiết 45 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM CHÂN , TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (Truyện ngụ ngôn) I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Cảm nhận được ýnghĩa của ngụ ngôn của truyện: + Trong một tập thể, mỗi cá nhân không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. + Từng cá nhân phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. - Hiểu thêm một nét đặc sắc khác của truyện ngụ ngôn: Dùng rất nhiều yếu tố tưởng tượng. - GDHS ý thức được “Mỗi người vì mọi người,mọi người vì mỗi người”. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng - Học sinh: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số HS 2. KTBC: (4’) - Kể tóm tắt truyện “Thầy bói xem voi” và cho biết sai lầm của 5 ông thầy bói là ở chỗ nào? - Nêu bài học ngụ ngôn của truyện. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Bác Hồ đã nói về sự phân công lao động trong XH:Không có nghề nào là thấp kém,mỗi người , mỗi nghề,giống như những chiếc kim đồng hồ,kim giờ,kim phút,kim giây.Bài học hôm nay cũng đề cập tới một số vấn đề tương tự.Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng,mỗi bộ phận cơ thể con người có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có chung một đích đảm bảo sự sống cho cơ thể.Chuyện về chúng như thế nào? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 9’ 20’ HOẠT ĐỘNG 1. HDHS TÌM HIỂU CHUNG GV. Đọc mẫu 1 đoạn 2HS. Đọc truyện, 1 HS kể lại truyện. GV. Kiểm tra phần tìm hiểu chú thích SGK. HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN. H. Truyện có bao nhiêu nhân vật? Cách đặt tên cho nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? (HS thảo luận, trả lời). - Truyện có 5 nhân vật, không có nhân vật chính: nhân vật lão Miệng đáng chú ý hơn vì đây là đầu mối của câu chuyện. - Cách đặt tên nhân vật: Rất giản dị nhưng có dụng ý: Lấy ngay tên các bộ phận cơ thể để đặt tên cho nhân vật. H. Em hãy nêu công việc của từng bộ phận: Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng? HS. Mắt phải nhìn, tay phải làm, chân phải đi, tai phải nghe, chỉ riêng miệng là được ăn. H. Theo cách nhìn ấy thì 4 nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt phục vụ cho nhân vật nào? (Miệng). GV chia câu hỏi nhỏ: H. Bộ phận nào được hưởng thụ tất cả? (Miệng) H. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? HS.Vì họ làm việc mệt nhọc, quanh năm còn lão Miệng chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không. H. Các bộ phận cơ thể của ta khỏe mạnh được nhờ đâu? (Nhờ Miệng ăn). H. Vậy lúc đầu Chân, Tay, Tai, Mắt đã thấy được sự thống nhất bên trong chưa? (Chưa). Sự thống nhất bên trong đó là gì? HS.Nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. H. Truyện được kết thúc như thế nào? HS. Cả bọn chăm sóc lão Miệng. Sau khi ăn cả bọn thấy đỡ mệt, khoan khoái, sống thân mật. GV giảng: Truyện này mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể vì cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng ma Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. H. Từ mối quan hệ này, truyện này nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta điều gì? HS. Thảo luận CH trên, trả lời. GV nhấn mạnh: Câu chuyện kể về sự so bì của các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai, thấy mình cứ làm mãi cho Miệng ăn thì đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau cùng nghỉ làm để Miệng không có gì để ăn nữa. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời không cất mình lên nổi. HS. đọc phần ghi nhớ /116 I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Đọc. 2. Chú thích. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng. - Đến một ngày nọ, họ nhận ra rằng: họ phải làm việc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Þ Họ so bì với lão Miệng vì họ chưa nhìn thấy sự thống nhất bên trong: Nhờ miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. 2. Bài học ngụ ngôn: Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là 1 phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng. III. TỔNG KẾT : GHI NHỚ.SGK/116 4. CỦNG CỐ: (6’) - Nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn - Qua câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” bản thân em phải sống như thế nào? Câu chuyện này muốn khuyên ta điều gì? - Nêu bài học ngụ ngôn của truyện? - Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra Tiếng Việt ( Tiết 48, tuần 12). Cụ thể như các bài: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, từ mượn,, nghĩa của từ, chữa lồi dùng từ, danh từ, cụm danh từ. + Học thuộc ghi nhớ . -+Tìm ví dụ minh họa, đặt câu 5. DẶN DÒ: (2’) - Đọc văn bản 2-3 lần + học thuộc ghi nhớ. SGK/116 - Xem lại định nghĩa của truyện ngụ ngôn. - Soạn bài mới: HS xem lại kiến thức Tiếng Việt đã được học từ đầu năm đến nay để chuẩn bị tiết sau làm BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN TIẾNG VIỆT,
Tài liệu đính kèm: