Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)

- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.

- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (3) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài:

 Văn tự sự (kể chuyện) phải có người kể. Vậy người kể chuyện đóng vai trò ntn đối với bài văn tự sự? Chúng ta sẽ .

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/10/2010 Tuần 9
Ngày dạy: 12/10/2010 	 Tiết 33
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (3’) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: 
 Văn tự sự (kể chuyện) phải có người kể. Vậy người kể chuyện đóng vai trò ntn đối với bài văn tự sự? Chúng ta sẽ .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
18’
18’
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
GV. Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng
 khi kể chuyện. Khi người kể xưng “tôi” thì kể theo 
 ngôi thứ nhất, khi người kể giấu mình gọi sự vật 
 bằng tên của chúng là kể theo ngôi thứ ba.
HS. Đọc 2 đoạn văn trong SGK/88.
H. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ mấy?
 Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
H. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ mấy?
 Làm sao nhận ra điều đó?
H. Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật hay tác 
 giả? 
H. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự 
 do, không bị hạn chế?
H. Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và 
 đã trải qua?
GV cho HS thay đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ bat hay tôi bằng Dế Mèn.
 Gọi HS đọc đoạn văn đã thay đổi ngôi kể cho cả 
 lớp nghe.
H. Em thấy đoạn văn có sự thay đổi gì?
H. Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành 
 ngôikể thứ nhất xưng “tôi” được không? Vì sao?
HS. Khó đổi vì khó tìm một người có thể có mặt ở 
 mọi nơi như vậy. 
GV .Hệ thông hóa kiến thức thành phần ghi nhớ SGK.
HS. Đọc ghi nhớ SGK/89.
HOẠT ĐỘNG 2. HD LUYỆN TẬP 
HS Đọc bài tập 1:
H. Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy?
 Thay ngôi kể thứ nhất thành ngôi kể thứ ba. HS 
 đọc đoạn văn cả lớp nghe. Nhận xét ngôi kể đem 
 lại điều gì mới cho đoạn văn?
HS đọc bài 2:
 Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy? (ngôi 3)
 Thay ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất khi thay đổi 
 ngôi kể em thấy đoạn văn có gì khác?
 (Sắc thái tình cảm).
HS làm bài tập 3:
 Truyện “Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ 
 mấy? Vì sao như vậy?
Bài tập 4:
 Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết, 
 người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không 
 kể theo ngôi thứ nhất?
Bài tập 5:
 Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào?
I. NGÔI KỂ VÀ VIA TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
1. Đoạn văn:
a. Kể theo ngôi thứ ba:
- Dấu hiệu: người kể giấu mình, 
 không biết ai kể.
b. Kể theo ngôi thứ nhất:
 Người kể xưng “tôi”.
c. Người xưng tôi là Dế Mèn.
d. Ngôi thứ ba người kể tự do hơn. 
 Ngôi thứ nhất “tôi” chỉ kể được 
 những gì “tôi” biết.
đ. Thay đổi ngôi kể thứ nhất thành ngôi thứ 3 à Đoạn văn chỉ thay đổi ngôi kể.
2. GHI NHỚ SGK/89
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/90 Thay “tôi” bằng 
 “Dế Mèn”, mang sắc thái 
 khách quan từ bên ngoài nhìn 
 vào để kể.
Bài tập 2/90 Thay “tôi” vào các
 từ: “Thanh”, “chàng”
 Ngôi kể thứ nhất tô đạm thêm 
 sắc thái tình cảm của đoạn văn.
 Xuất phát từ cái nhìn của 
 Thanh.
Bài tập 3/90 Truyện “Cây bút 
 thần” kể theo ngôi thứ ba. 
 Vì như vậy mới có thể kể tự do 
 thoải mái.không hạn định thời 
 gian, địa điểm và nới rộng các
 quan hệ giữa Mã Lương và các
 sự kiện.
Bài tập 4/90 Cổ tích và truyền 
 thuyết là truyện dân gian do 
 nhân dân sáng tác và truyền từ 
 đời này sang đời khác. Kể theo 
 ngôi thứ ba đảm bảo cho tính 
 bền vững của các sự kiện, lược
 bỏ cảm giác riêng lẻ của các 
 nhân vật.
Bài tập 5/90 Khi viết thư, sử dụng
 ngôi thứ nhất.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Nêu các ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc ghi nhớ SGK
 - Hoàn thành bài tập vào vở.
 - Tập kể một câu chuyện đã học theo ngôi thứ nhất.
 - Chuẩn bị bài mới :ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG.
 + Đọc và tóm tắt văn bản.
 + Trả lời theo câu hỏi SGK. Tham khảo ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 33.DOC.doc