Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2010 - Con rồng, cháu tiên

Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2010 - Con rồng, cháu tiên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

 KT: Hiểu biết bước đầu về truyền thuyết: khái niệm ,nhân vật , sự kiện, cốt truyện.

 Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, quan niệm của người Việt về nguồn gốc dân tộc.Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện.

KN: Kể được truyện, bước đầu làm quen với thể loại truyền thuyết và kiểu VB tự sự. Khai thác thông tin tích hợp từ môn Sử và Âm nhạc phục vụ cho bài học

TĐ: Tự hào về nguồn gốc dân tộc. Yêu quý các dân tộc cùng chung sống trong cộng đồng. Có cảm nhận tốt về môi truòng sống thân thiện.Qua học tập bộ môn, giáo dục nhân cách học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: + Tìm hiểu tài liệu: Sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 Tranh, ảnh tư liệu về Đền Hùng hoặc Phong Châu. Bài hát: Đất nước

 + Soạn giáo án

 + ĐHDH: Tích hợp, đa phương pháp.

- HS: Đọc tìm hiểu bài trước ở nhà

Vẽ tranh minh họa

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 năm 2010 - Con rồng, cháu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:12/08/2010
NTH:
Tiết:01
Phân môn: văn
CON RỒNG, CHÁU TIÊN
Ngày d
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
	 KT: Hiểu biết bước đầu về truyền thuyết: khái niệm ,nhân vật , sự kiện, cốt truyện...
 Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, quan niệm của người Việt về nguồn gốc dân tộc..Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện.
KN: Kể được truyện, bước đầu làm quen với thể loại truyền thuyết và kiểu VB tự sự. Khai thác thông tin tích hợp từ môn Sử và Âm nhạc phục vụ cho bài học
TĐ: Tự hào về nguồn gốc dân tộc. Yêu quý các dân tộc cùng chung sống trong cộng đồng. Có cảm nhận tốt về môi truòng sống thân thiện.Qua học tập bộ môn, giáo dục nhân cách học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV:	+ Tìm hiểu tài liệu: Sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
 Tranh, ảnh tư liệu về Đền Hùng hoặc Phong Châu. Bài hát: Đất nước
	+ Soạn giáo án 
	+ ĐHDH: Tích hợp, đa phương pháp.
HS: Đọc tìm hiểu bài trước ở nhà 
Vẽ tranh minh họa
III/NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
	1/ Nội dung:
	2/ Phương pháp:
III. TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài :Kiểm tra bài soạn của học sinh (1p)
	3/ Bài mới:
	-Mời học sinh hát bài Đất nước
 Hoặc GV chuẩn bị cho hs nghe đĩa
GT bài mới:
Bài hát gắn liền với một truyền thuyết tiêu biểu, truyền thuyết” Con Rồng Cháu tiên” mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết VN nói chung. Nội dung, ý nghĩa của Con Rồng Cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung ý nghĩa ấy truyện đã dùng hình thức nghệ thuật độc đáo nào ? Vì sao nhân dân ta qua bao đời rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Thầy và trò chúng ta hãy bắt đầu hành trình khám phá nội dung trên
HOẠT ĐỘNG
 CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG 
CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
2. HĐ2: Hướng dẫn Đọc –Hiểu chú thích
MT:Giúp hs hiểu sơ bộ về thể loại và từ khó
- Gọi HS đọc chú thích và SGK T7
- Thế nào là truyền thuyết ?
- GV giảng:
Truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử 
+ Cơ sở lịch sử: là những sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan đến tác phẩm
+ Cốt lõi sự thật lịch sử: là những sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm. 
3’
-Đã chuẩn bị trước
-Nghe
Tuần 1-Tiết : 01
CON RỒNG CHÁU TIÊN 
(Truyền thuyết)
I. Giới thiệu 
 1/ Thể loại: 
Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể 
3’
- Đọc 
- Trả lời 
- Nghe 
VD: Sự sùng bái tổ tiên, một tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc ta đã có từ thời cổ, sự kết hợp giữa các bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật 
- Tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử nhưng truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn.
- Truyền thuyết không phải là lịch sử bởi đây là tác phẩm nghệ thuật dân gian 
- Người kể, người nghe tin truyền thuyết như là có thật 
- Truyền thuyết VN có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Chất thần thoại ấy thể hiện chẳng hạn ở nhận thức hư ảo về con người và tự nhiên (Con Rồng Cháu Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh) hoặc về mô hình thế giới (trời tròn, đất vuông, bánh chưng, bánh giầy)
CRCT thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu. 
- Kiểm tra hiểu từ khó 
2/Từ khó:
2.HĐ2: Hướng dẫn Đọc- Hiểu văn bản
MT: HD học sinh nắm Nội dung-Nghệ thuật văn bản, đạt mục tiêu cần đạt của bài
Rèn kỹ năng lựa chọn, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và đúc kết tri thức.
Bước đầu có những ý niệm kiến thức cơ bản lý luận về Truyền thuyết.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 
B1;- Hướng dẫn: cần đọc to, rõ, phát âm chính xác, ngừng nghỉ đúng chỗ 
Đọc dieãn caûm, chuù yù gioïng cuûa caùc nhaân vaät 
(có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn và yêu cầu 3 HS đọc)
+ Đoạn 1: Từ đầu “Long Trang”
+ Đoạn 2: Tiếp theo lên đường”
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và sửa chữa cách đọc cho HS 
5p
- Nghe 
-HS đọc theo chỉ định
- Nhận xét 
- Nghe 
1. Đọc:
2/ Phân tích
2.1/ Nội dung:
HD: HD phân tích:
H: Trong trí tưởng tượng của người xưa, LLQ và Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh ?
23’
1. Đọc thầm đoạn 1:
Thảo luận nhóm
- Trả lời 
1. Những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ 
H: Sự phi thường của LLQ là biểu hiện một vẻ đẹp như thế nào?
H: Những điều đáng quí ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào ?
H: LLQ kết duyên cùng Âu Cơ, có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp. Theo em qua mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
- Vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng 
- Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ
- Dân tộc ta cónguồn gốc cao quý, thiêng liêng 
Lạc Long Quân Âu Cơ 
- Con thần Biển - ConThần Nông
- Ở dưới nước - Ở trên núi
- Có nhiều phép lạ - Xinh đẹp 
sức mạnh vô địch,-Yêu thiênnhiên 
 diệt yêu quái  -> vẻ đẹp của bậc -> vẻ đẹp cao 
 anh hùng quý của người 
 phụ nữ
H: Qua việc này, người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào đối với cội nguồn dân tộc ?
- Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống CRCT
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 
H: Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ? Chi tiết này có ý nghĩa gì ?
- GV giảng:
- Từ “đồng bào” Bác Hồ nói có nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều có chung 1 nguồn gốc ->
- Giống nòi ta thật cao quí thiêng liêng 
- Từ trong cội nguồn, dân tộc ta đã là một khối thống nhất 
H: LLQ và Âu Cơ đã chia con như thế nào ?
H: Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng và xuống biển ?
H: Qua sự việc LLQ và Âu Cơ mang con lên rừng và xuống biển người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ?
- Đọc thầm đoạn 2
- Chúng ta đều là anh em ruột thịt 
- Nghe 
- Trả lời 
- Rừng núi : quê mẹ, biển :quê cha, các con ở hai bên nội ngoại cân bằng,->đặc điểm địa lí nước ta có nhiều rừng và biển 
- Ý nguyện phát triển dân tộc, làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai 
- Ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc, mọi người ở mọi vùng đều có chung nguồn gốc ý chí và sức mạnh 
2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp 
- Năm mươi con theo mẹ lên núi 
- Năm mươi con theo cha xuống biển 
-> Thể hiện ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất dân tộc 
H: Truyện còn kể rằng các con của LLQ và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, lấy danh hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. Theo em các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc ?
Chốt: Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước
H: Các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng yếu tố kỳ ảo. Em hiểu gì về các yếu tố kì ảo đó?
GV giảng: 
- Là một loại chi tiết đặc sắc của các truyện dân gian như truyền thuyết, thần thoại, cổ tích 
- Chi tiết kỳ ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn giữa thần và người 
- Dân tộc ta có từ lâu đời trải qua các triều đại Hùng Vương, Phong Châu là đất tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết thống nhất và bền vững
- Là chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường 
2.2/ Nghệ thuật
1/Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo
-> Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện 
H: Em thấy những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản Con Rồng, Cháu Tiên? Xây dựng những chi tiết trên nhằm mục đích gì?
Chốt ý chính:
-Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện 
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện 
-Trả lời
2/ Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp của thần
->Thiêng liêng hóa nguồn gốc giống nòi
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện 
3. HĐ5: Hướng dẫn- Tổng kết
MT: Giúp hs:
 Nhận định giá trị ND và NT của văn bản.
Rèn kỹ năng tư duy, tổng hợp vấn đề
H: Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên? 
H: Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên đã bồi đắp cho em những tình cảm nào ?
H: Các truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử xa xưa. Theo em, truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ ?
H: Nét nghệ thuật đặc sắc nào được sử dụng ở truyện này cũng như ở truyền thuyết nói chung ?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ 
- GV chốt lại cho HS dễ nhớ 
* Ý nghĩa và nghệ thuật truyện chính là nội dung cơ bản cần đạt đến của bài học.
3p
- HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày- nhóm khác nhận xét
- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người 
- Thời đại các vua Hùng, đền thờ của vua Hùng ở Phong Châu, giỗ tổ Hùng Vương hằng năm ở Phú Thọ
- Trả lời 
- Đọc 
- Nghe 
IV. TỔNG KẾT:
1. Ý nghĩa truyện:
Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt 
2. Nghệ thuật:
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo 
* Ghi nhớ: SGK T8
4. HĐ6: Hướng dẫn luyện tập:
MT:Rèn tư duy: kỹ năng nhận biết, vận dụng và thông hiểu của HS
- Gọi HS đọc BT1- chỉ ra yêu cầu BT1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở VN cũng giải thích nguồn gốc tương tự như truyện Con Rồng, Cháu Tiên ?
5’
V; LUYỆN TẬP:
* Ở lớp: 
BT1. Những truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc tương tự như truyện Con Rồng Cháu Tiên 
- Người Mường có truyện quả trứng to nở ra người 
- Người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ 
-> khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa của các dân tộc trên đất nước ta 
? Sự giống nhau ấy nhằm khẳng định điều gì ?
BT2. Kể diễn cảm truyện theo các yêu cầu sau:
- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản 
- Cố gắng dùng lời văn (nói) củacá nhân để kể cho diễn cảm
GV nhận xét- ghi điểm 
- Nghe 
- HS kể- nhận xét
BT2. Kể diễn cảm truyện 
* Ở NHÀ:
BT3: Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt ở mọi miền đất nước. Theo em, nhận xét đó đúng không ? Vì sao ?
BT3: 
Hướng dẫn trả lời
Nhận xét đó đúng vì người Việt coi mình là con cháu của LLQ và Âu Cơ những nhân vật linh thiêng, cao quí, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng; đồng thời cũng là những nhân vật thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại 
- Mọi người trên đất nước Việt đều có chung cội nguồn 
4. Dặn dò:
- Chép ghi nhớ và học thuộc 
- Tập kể diễn cảm truyện 
1’- Nghe
Làm bài tập 
 -* Câu hỏi mở: Có người nói VB: CRCT đã đề cập đến vấn đề môi trường, theo em đó là chi tiết nào? Vì sao em chọn chi tiết đó?
- Đọc Trước Văn Bản Bánh Chưng, Bánh Giầy, trả lời câu hỏi ở phần Đọc hiểu 
5. Nhận xét lớp: 
1’- Nghe 
6. Rút kinh nghiệm:
Thuận lợi:
Hạn chế:
Cần điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tiet 1 chuan kien thuc.doc