Tiết: 2 Ngày soạn
TÊN BÀI: HDĐT:SỰ TÍCH HỒ GƯƠM.
( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được nội dung, ý nghĩa và vẻ dẹp của một số hình ảnh trong truyện.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ.
Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức:
GV:Kiểm tra sĩ số, nhắc ngở HS trật tự.
HS:Trật tự và ổn định chỗ ngồi.
II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XV. Cuộc k/n kéo dài mười năm, kết thúc bằng sự kiện Lê Lợi dời đô về Thăng Long. Lê Lợi là người anh hùng. Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài.mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian.
Tiết: 2 Ngày soạn TÊN BÀI: HDĐT:SỰ TÍCH HỒ GƯƠM. ( Truyền thuyết) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được nội dung, ý nghĩa và vẻ dẹp của một số hình ảnh trong truyện. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.Ổn định tổ chức: GV:Kiểm tra sĩ số, nhắc ngở HS trật tự. HS:Trật tự và ổn định chỗ ngồi. II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XV. Cuộc k/n kéo dài mười năm, kết thúc bằng sự kiện Lê Lợi dời đô về Thăng Long. Lê Lợi là người anh hùng. Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài...mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian. 2. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại khái niệm về truyền thuyết. GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. HS: Đọc văn bản. GV: Nhận xét. GV: Nêu từng từ khó cho HS giải thích. GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: GV: Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét. GV: Ai đã tìm thấy lưỡi gươm? Ở đâu? HS: Dựa vào văn bản trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Ý nghĩa của hai chữ “ Thuận Thiên”? HS: Kiếm tìm, phát hiện. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Ai đã tìm thấy chuôi gươm? Ở đâu? HS: Thảo luận, trình bày. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Ai đã dâng gươm cho Lê Lợi? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Việc Lê Thận và Lê Lợi nhận được lưỡi gươm và chuôi gươm có ý nghĩa gì? HS: Trả lời. GV: Các bộ phận của gươm rời nhau nhưng khớp lại thì vừa như in có ý nghĩa gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi có ý nghĩa gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Gươm thần có sức mạnh như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào? HS: Thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Sự tích Hồ Gươm? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk. HS: Đọc ghi nhớ ở sgk. Hoạt động 4 : GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm. I.Tìm hiểu chung: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: 2. Bố cục: 3 đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu - > đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc. - Đoạn 2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần. II. Trả lời câu hỏi: 1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc. - Giặc Minh xâm lược, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân oán giận. - Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần nổi dậy chống lại nhưng bị thua. - Đức Long Quân quyêt định cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc. = > Cuộc k/n được tổ tiên, thần linh giúp đỡ, ủng hộ. 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần. Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm. a. Lê Lợi đã nhận được gươm thần. - Lê Thận đánh cá bắt được lưỡi gươm, chàng gia nhập nghĩa quân. Lưỡi gươm gặp Lê Lợi thì sáng rực lên hai chữ "Thuận Thiên" - Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng, thấy ánh sáng lạ chính là chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, đã lấy đem về. - Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi. b. Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm. - Khả năng cứu nước có ở khắp nơi. - Nguyện vọng của dân tộc là trên dưới một lòng nhất trí đánh giặc. - Đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, nhân dân trao cho Lê Lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc. 3. Sức mạnh của gươm thần. - Làm cho nhuệ khí nghĩa quân tăng. - Làm cho quân Minh bạt vía. - Uy tín của nghĩa quân vang khắp nơi. - Giúp nghĩa quân đánh thắng giặc Minh. 4. Long Quân đòi lại gươm. a. Hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm. - Đất nước đã sạch bóng quân thù. - Lê Lợi đã lên ngôi và dời đô về Thăng Long. b. Cảnh đòi gươm và trả gươm. - Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng. - Thuyền đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên đòi gươm, vua trả gươm, rùa đớp lấy lặn xuống hồ. III.Tổng kết: 1. Nội dung: Ghi nhớ sgk. 2. Nghệ thuật: IV. Luyện tập: IV. Củng cố: 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 2. HS đọc phần đọc thêm ở sgk trang 43. V. Dặn dò: Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. Kể lại truyện. Soạn: Nghĩa của từ. &
Tài liệu đính kèm: