Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Tiết: 11 Ngày soạn

TÊN BÀI: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự, đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong văn tự sự

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, hăng say xây dựng bài.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Tự sự là gì? Tác dụng của tự sự?

 - Gọi hs lên bảng làm bài tập sgk

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 11 Ngày soạn
TÊN BÀI: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự, đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong văn tự sự
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện .
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, hăng say xây dựng bài.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi. 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tự sự là gì? Tác dụng của tự sự?
 - Gọi hs lên bảng làm bài tập sgk
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã hiểu thế nào là văn tự sự. Tiết học hôm nay nhấn mạnh việc tìm hiểu sự việc và nhân vật, cách lựa chọn sự việc và nhân vật sao cho có ý nghĩa.
 2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
HS: Xem lại các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
GV: Chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Các sự việc kết hợp nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc không?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Giới thiệu 6 yếu tố của văn tự sự.
GV: Hãy chỉ ra sáu yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh ,vua Hùng?
HS: Tìm kiếm sự việc. 
GV: Kết luận.
GV: Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì?
HS: Tìm kiếm sự việc. 
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận.
GV: Có thể để Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không?
HS: Tìm kiếm sự việc. 
GV: Kết luận.
GV: Có thể xoá bỏ sư việc : Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước... không?
HS: Tìm kiếm sự việc. 
GV: Kết luận.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
 1. Sự việc trong văn tự sự: 
 a. Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
- Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển: 2, 3, 4
- Sự việc cao trào: 5, 6
- Sự việc kết thúc: 7
- Các sự việc liên kết nhau theo quan hệ nhân quả, sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, không thể đảo lộn, bỏ bớt.
b. Sáu yếu tố của văn tự sự:
- Ai làm?( nhân vật)
- Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào? (thời gian)
- Vì sao xảy ra ? (nguyên nhân)
- Xảy ra như thế nào? (diễn biến )
- Việc kết thúc thế nào? ( kết quả)
* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
- Địa điểm: thành Phong Châu
- Thời gian:Thời vua Hùng thứ 18
- Nguyên nhân : do Thuỷ Tinh không 
lấy được vợ.
- Diễn biến:Thuỷ Tinh đánh trước, Sơn Tinh đánh trả, những trận đánh hàng năm.
- Kết quả: Thuỷ Tinh thua nhưng cứ trả thù.
c. Sự việc và ý nghĩa của sự việc.
- Giọng kể trang trọng, thành kính.
- Điều kiện kén rễ có lợi cho Sơn Tinh.
- Con người khắc phục ,vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.
- Không để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh - > Vì như thế là con người bị thất bại, bị tiêu diệt.
- Không xóa bỏ sự việc: Hằng năm....- > Vì không giải thích được vì sao có lũ lụt hằng năm.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 - Sự việc trong văn tự sự kết hợp nhau theo quan hệ nào?
 - Sáu yếu tố của văn tự sự là gì?
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Soạn tiếp bài tiết sau học.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 11.doc