Tên bài dạy : CON RỒNG, CHÁU TIÊN. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY
Tiết chương trình : Tiết : 1; 2. Tuần : 01.
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của hai truyện : Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Chưng Bánh Giày; chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết , tưởng tượng kỳ ảo của hai truyện.
-Kể lại được hai truyện.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, sọan tốt giáo án, tranh, bảng phụ.
Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà, SGK, tập, viết.
III. Các họat động trên lớp :
(1) 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập, phần chuẩn bị.
2. Giảng bài mới :
(2) a. Giới thiệu bài mới :
Truyền thuyết là một trong những loại truyện dân gian tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Trong các loại truyện truyền thuyết phải nói đến “Con Rồng, Cháu Tiên” là một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các thời đời vua Hùng cũng như truyền thuyết về Việt Nam nói chung.
Tên bài dạy : CON RỒNG, CHÁU TIÊN. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY Tiết chương trình : Tiết : 1; 2. Tuần : 01. Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu nội dung ý nghĩa của hai truyện : Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Chưng Bánh Giày; chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết , tưởng tượng kỳ ảo của hai truyện. -Kể lại được hai truyện. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu, sọan tốt giáo án, tranh, bảng phụ. Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà, SGK, tập, viết. III. Các họat động trên lớp : (1’) 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập, phần chuẩn bị. 2. Giảng bài mới : (2’) a. Giới thiệu bài mới : Truyền thuyết là một trong những loại truyện dân gian tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Trong các loại truyện truyền thuyết phải nói đến “Con Rồng, Cháu Tiên” là một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về các thời đời vua Hùng cũng như truyền thuyết về Việt Nam nói chung. b. Tiến trình họat động dạy và học : TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 12’ 5’ 3’ 9’ 23’ 12’ 5’ 5’ I. Đọc và tìm hiểu chú thích : 1. Truyền thuyết : Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể II. Đọc và tìm hiểu văn bản : 1. Đọc văn bản : 2.Thể loại : Văn học dân gian, truyền thuyết. 3. Bố cục : 3 phần. +P1 : Từ đầu đến Long Trang : Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. +P2 : Từ ít lâu sau đến lên đường : việc sinh nở kì lạ và việc chia con. +P3 : Phần còn lại : việc lập nước và suy tôn nòi giống. III. Phân tích văn bản : 1. Lạc Long Quân và Âu Cơ : Đặc điểm Lạc Long Quân Âu Cơ Gốc tích Con thần Long Nữ, nòi rồng, sống ở nước. Dòng họ thần nông, dòng tiên, sống cạn. Hình dáng Mình rồng, sức khỏe vô địch. Xinh đẹp tuyệt trần. Tính cách Phép lạ, thương dân, giúp dân, dạy dân. Thích du ngoạn, tìm hiểu thế giới xung quanh. 2. Diễn biến câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ : -Việc kết duyên kì lạ : người miền núi, kẻ miền nước. -Việc sinh nở và nuôi con kì lạ. -Việc chia con cai quản các phương. 3.Kết thúc truyện : Việc thành lập triều đình và khẳng định nguồn gốc con rồng cháu tiên. IV. Tổng kết : (SGK trang 8) Họat động1 : Cho hs đọc chú thích về truyền thuyết, sau đó gọi hs tóm tắt khái niệm về thể loại truyền thuyết. Họat động 2 : GV đọc một đoạn trước đó, hướng dẫn hs cách đọc hoặc kể lại truyện – gọi hs đọc kể (nhận xét cho hs). ? Truyện “Con Rồng, Cháu Tiên” thuộc thể loại truyện gì ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs) ? Văn bản có bố cục ba phần, xác định mỗi phần và cho biết ý chính của từng phần. (HS trả lời – GV kết luận cho hs) Hoạt động 3 : GV cho hs quan sát phần 1 và nêu các câu hỏi. ? Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, về nguồn gốc, hình dáng, tính cách của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs) GV chuyển ý sang phần 2. GV yêu cầu hs quan sát truyện và nêu câu hỏi : ? Câu chuyện của LLQ và Âu Cơ có gì kì lạ ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs) GV chuyển ý sang phần 3 của bài học. GV cho hs đọc đoạn 3 của văn bản sau đó đặt câu hỏi cho hs nắm. ? Phần kết của truyện nêu lên giá trị ý nghĩa gì của truyện ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs) Sau đó GV khái quát lại nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện cho hs nắm – cho hs đọc ghi nhớ rút ra phần tổng kết. GV chuyển ý cho hs sang phần luyện tập. HS đọc to, rõ phần chú thích khái quát về nội dung khái niệm truyền thuyết và nắm bài. HS chú ý đọc và kể lại truyện đúng giọng, chuẩn xác, đúng từ ngữ của văn bản. Văn học dân gian truyền thuyết. P1: Từ đầu đến Long Trang: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. +P2 : Từ ít lâu sau đến lên đường : việc sinh nở kì lạ và việc chia con. +P3 : Phần còn lại : việc lập nước và suy tôn nòi giống. -HS quan sát và chú ý lắng nghe. -Nguồn gốc : thần, hình dạng : mình rồng, xinh đẹp; tính cách : phi thường, có phép lạ, thích du ngoạn. -HS chú ý lắng nghe. -HS chú ý. -người miền núi, kẻ miền biển, sinh nở kì lạ, chia con kì lạ. -HS chú ý theo dõi bài. -nêu lên ý nghĩa cao đẹp của truyện, cho biết sự hình thành nhà nước. -HS chú ý và đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ để nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện. -HS chú ý. (8’) V. Luyện tập : Bài tập 1,2 (SGK trang 8). -GV : Cho hs đọc 2 bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn hs cách trả lời; bài tập 1 cho hs khá giỏi trả lời, học sinh trao đổi độc lập trả lời. Gọi hs trình bày tại chỗ, lớp nhận xét, GV kết luận. -HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, hoạt động trao đổi độc lập làm bài, trình bày bài tập. *. Bài tập 1 : Truyện có nội dung giống truyện “Con Rồng, Cháu Tiên” của các dân tộc khác ở Việt Nam như truyện “Trứng to nở ra con người” (dân tộc Mường), “Quả bầu mẹ” (dân tộc Khơ Mú), Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa của các dân tộc người trên đất nước ta. *. Bài tập 2 : Kể lại truyện “Con Rồng, Cháu Tiên” với yêu cầu sau : -Đúng cốt truyện, đúng chi tiết cơ bản. -Cố gắng dùng lời văn nói của cá nhân để kể. -Kể diễn cảm. 3. Củng cố kiến thức : (4’) ? Nêu lại đặc điểm về nguồn gốc, hình dáng, tính cách của LLQ và Âu Cơ (GV vẽ lên bảng cho hs thi nhau lên điền, dãy nào điền đúng, nhánh; cho điểm, tuyên dương). ? Truyện “Con Rồng, Cháu Tiên ” nhằm giải thích điều gì ? A. Những tập tục của đất nước. B. Nguồn gốc, nòi giống của con người Việt Nam. C. Những sinh vật của thế giới tự nhiên. 4. Dặn dò : (1’) -Về nhà đọc và tập kể lại truyện, xem lại bài. -Chuẩn bị bài : Đọc nội dung bài và trả lời các câu hỏi “Từ và cấu từ TV” (trang 13).
Tài liệu đính kèm: