Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 4 đến bài 6

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 4 đến bài 6

BÀI 4 - TIẾT 15: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài dạy:

- Giúp HS biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Các em biết cách đọc kỹ đề bài, nhận ra những yêu cầu của đề qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề.

- Biết lập dàn ý và bước đầu tập viết phần mở bài và kết bài.

B. Chuẩn bị:

- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án

- Trò: Đọc trước SGK

 

doc 19 trang Người đăng thu10 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 4 đến bài 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày dạy
Bài 4 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp HS biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Các em biết cách đọc kỹ đề bài, nhận ra những yêu cầu của đề qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề.
- Biết lập dàn ý và bước đầu tập viết phần mở bài và kết bài.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án
- Trò: Đọc trước SGK
C. Tiến trình:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Chủ đề trong bài văn tự sự? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần?
* Bài mới
GV Treo bảng phụ các đề bài văn tự sự
HS đọc các đề.
? Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì?
- Kể chuyện bằng lời văn của mình.
? Những từ ngữ nào trong đề bài cho em biết điều đó?
- HS gạch chân: kể chuyện – em thích – lời văn của em.
? Các đề (3) (4) (5) (6) không có từ kể, có phải là tự sự không? Vì sao?
- Là tự sự, vì ta tìm được đề tài, chủ đề của mỗi đề văn.
=> Như vậy trong đề văn tự sự có thể: kể câu chuyện về một sự kiện, một nhân vật nào đó vừa có thể chỉ nêu ra một đề tài của câu chuyện tức là chỉ nêu ra nội dung trực tiếp của câu chuyện hoặc có thể chỉ nêu chủ đề: Quê em đổi mới, Em đã lớn rồi.
? Theo em, đề văn tự sự có thể diễn đạt ntn?
? Cách ra đề văn như trên có tác dụng gì?
- Cho phép chúng ta tự sự một cách tự do. Có thể tự sự kết hợp với cả trữ tình miêu tả, nghị luận.
=> Những phương thức này sẽ được học tiếp theo sau trong chương trình ngữ văn THCS -> có thể phát huy trí tưởng ượng của mình.
? Từ trong tâm trong mỗi đề trên là từ nào?
Hãy gạch chân và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
=> Như vậy có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật sự việc.
? Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào tường thuật?
- Kể việc: (1) (3) (4)
- Kể người: (2)
- Tường thuật (5) (6)
? Khi tìm hiểu đề ta phải làm gì?
? Việc tìm hiểu đề có tác dụng gì trong làm văn tự sự?
HS đọc mục ghi nhớ SGK
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Đề văn tự sự.
- Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng:
+ Y/C tường thuật, kể chuyện tường trình 1 sự việc, câu chuyện, nhân vật.
+ Chỉ nêu ra 1 đề tài (nd trực tiếp) của câu chuyện.
+ Chỉ nêu chủ đề.
* Kết luận (SGK)
* Củng cố
HS đọc mục ghi nhớ SGK
* Dặn dò
Lập dàn ý truyện “Bánh chưng, bánh giầy” và “Sự tích Hồ Gươm”.
Chuẩn bị viết bài TLV số 1
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..
Ngày soạn:.
Ngày dạy
Bài 4 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(tiếp theo)
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp HS biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Các em biết cách đọc kỹ đề bài, nhận ra những yêu cầu của đề qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề.
- Biết lập dàn ý và bước đầu tập viết phần mở bài và kết bài.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án
- Trò: Đọc trước SGK
C. Tiến trình:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Chủ đề trong bài văn tự sự? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần?
* Bài mới
Cho đề văn sau:
“Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
? Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
- Chọn truyện “Thánh Gióng”
? Nêu chủ đề của truyện?
- Đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc, uy lực mạnh mẽ, vô địch của người anh hùng.
- Nguồn gốc thần linh của nhân vật và có ý chứng tỏ truyền thuyết là có thật còn để lại chứng tích ở tre đằng ngà, tên làng cháy.
=> Chúng ta có thể kể về chủ đề sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của TG.
? Như vậy, theo em bài viết có thể lược bớt đoạn nào?
- Việc mẹ TG giẫm chân vào vết chân to.
- Chuyện tre đằng ngà, làng cháy.
=> Khi chọn chủ đề nào thì tập trung vào chủ đề đó những chủ đề còn lại chúng ta chỉ kể lưới qua hoặc không kể -> không thể chép lại nguyên xi câu chuyện được.
? Trong trường hợp truyện “Thánh Gióng”, em bắt đầu kể từ đâu? kết thúc ở chỗ nào?
- Bắt đầu: Đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài đi đánh giặc -> bảo mẹ gọi sứ giả vào.
- Kết thúc: Vua nhớ công ơn, lập đền thờ ngay ở quê nhà.
? Vì sao chúng ta lại kể bắt đầu từ đó?
- Để không kể lại việc bà mẹ thụ thai, mang thai.
? Phần MB chúng ta nên giới thiệu nhân vật, thời gian, địa điểm ntn?
? Vì sao phải gthiệu như vậy?
- Nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không thể kể được.
-> Kể chuyện quan trọng nhất là xác định chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc.
-> Câu chuyện có diễn biến ra sao?
? Em hãy trình bày diễn biến các sự việc theo trật tự trước – sau.
Yêu cầu HS viết ý 1 phần thân bài.
? Phần kết bài trình bày ý nào?
? Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
? Em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự?
HS đọc ghi nhớ SGK.
2. Cách làm bài văn tự sự.
a. Tìm hiểu đề.
- Yêu cầu kể câu chuyện mình thích.
b. Lập ý:
- ND viết: Chủ đề sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Thánh Gióng.
c. Lập dàn ý.
* MB: Đời Hùng Vương thứ 6 ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão sinh được 1 đứa con trai, đã lên 3 mà không biết nói, biết cười...
* TB: + TG bảo vua làm ngựa sắt.
+ TG ăn khỏe, lớn nhanh.
+ TG vươn vai -> tráng sĩ.
+ TG xông trận, giết giặc.
+ Roi gẫy lấy tre làm vũ khí.
+ TG... bay về trời.
* KB: Vua nhớ công ơn, phong là PĐTV và cho lập đền thờ ngay ở quê nhà.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
- Tập viết lời kể -> yêu cầu HS chuẩn bị ra giấy nháp phần MB, KB.
GV: Có nhiều cách mở bài.
a. Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3 mà TG vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm...
b. Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ. Đã lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi...
c. Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi tìm người tài ra đánh giặc. Khi tới làng Gióng, một chú bé lên 3 không biết nói, biết cười, đi... tự nhiên nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy tên là Thánh Gióng.
? Những cách diễn đạt trên khác nhau ntn?
a. Giới thiệu người anh hùng.
b. Nói đến chú bé lạ.
c. Nói đến sự biến đổi
d. Nói đến một nhân vật mà ai cũng biết.
* Củng cố
HS đọc mục ghi nhớ SGK
* Dặn dò
Lập dàn ý truyện “Bánh chưng, bánh giầy” và “Sự tích Hồ Gươm”.
Chuẩn bị viết bài TLV số 1
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
 Tiết 17 - 18: Viết bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh vận dụng lý thuyết để viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
- Rèn kỹ năng viết bài tự sự.
- Giáo dục HS lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc qua đề văn.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: ra đề
- Trò: Ôn bài.
C. Tiến trình
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Viết bài 
I. Đề bài: 
Kể lại truyện truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
II. Đáp án - biểu điểm.
1. Mở bài:
- Truyện xảy ra từ xa xưa ở đất Lạc Việt.
- LLQ là thần, Âu Cơ là tiên, hai người tình cờ gặp nhau kết duyện vợ chồng.
2. Thân bài:
a. Việc sinh nở kỳ lạ của Âu Cơ.
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở thành trăm người con khôi ngô, tuấn tú, lớn nhanh.
b. LLQ và Âu Cơ chia tay nhau.
- LLQ là thần, mình rồng không thể sống lâu trên cạn được đành tạm biệt Âu Cơ về thủy cung.
- Âu Cơ ở lại một mình nuôi con.
- Âu Cơ gọi LLQ lên và chia con 2 miền -> giao ước khi cần có việc gì íup đỡ nhau.
3. Kết bài:
- Con trưởng theo Âu Cơ làm Vua Hùng.
- N đầu tiên đặc tên là Văn Lang.
- Vua chết truyền ngôi cho con trưởng lấy hiệu Hùng Vương.
- Người VN tự hào về nguồn gốc con Rồng – cháu Tiên.
* Biểu điểm: Bố cục đủ 3 phần MB, TB, KL (1 đ)
- Thiếu ý như trên 7-8đ
- Thiếu 1 ý (-1đ)
- Bài mắc lỗi chính tả, dùng từ chưa hay, chưa chính xác (-0,5đ)
* Củng cố
GV thu bài về chấm.
* Dặn dò
Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
Bài 5 - Tiết 19 : Từ nhiều nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp HS nắm được từ có thể có một hay có nhiều nghĩa, khái niệm từ nhiều nghĩa.
- Hiểu được hiện tượng chuyển nghĩa của từ – nhận biết đâu là nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Rèn kỹ năng dùng từ - đặt câu trong viết văn.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án.
- Trò: Đọc trước SGK
C. Tiến trình:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là nghĩa của từ? Lấy VD minh họa?
* Bài mới.
GTB: Khi mới xuất hiện thường thì từ chỉ có một nghĩa. Nhưng XH ptriển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật được phát triển nên nẩy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người có thể có hai cách để tạo ra một từ mới để gọi sự vật hoặc thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn. Theo cách thứ 2 này những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay có thêm nghĩa mới -> chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
GV: Cô có bài thơ sau đây của nhà thơ Vũ Quân Phương.
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc bài thơ.
? Trong bài thơ này nhà thơ VQP miêu tả cái chân của những nhân vật nào?
- Chân gậy, chân Compa, chân triềng, chân bàn chân.
? Tra từ điển để biết được các nghĩa của từ “chân”?
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người (đvật) dùng để đi, đứng.
2. Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tdụng đỡ các bộ phận khác.
3. Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
? Trong 8 câu thơ đầu, từ “chân” có nghĩa ntn?
(2)........... có t/dụng đỡ các bộ phận khác.
? Từ “chân” trong câu cuối có nghĩa ntn?
(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người (đvật) dùng để đi, đứng.
GV đưa VD:
“Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
? Em hãy giải nghĩa từ “chân” trong câu văn trên?
(3) Bộ phận dưới cùng của một đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
? Em có nhận xét gì về số lượng nghĩa của từ “chân”?
- Có nhiều nghĩa.
? Tìm thêm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”?
“Mắt”:
- Bé Lam mở đôi mắt tròn xoe nhìn mẹ.
- Quả na bắt đầu mở mắt.
- Cây bàng già có những cái mắt to hơn gáo dừa.
“Mắt”: Chỗ lồi lõm hình tròn hoặc hình thoi.
HS quan sát bài thơ.
? Trong bài thơ những từ nào chỉ có một nghĩa?
- Com-pa; tin-tơ-nét; toán học...
? Qua đó, em có nhân xét gì về nghĩa của từ vựng tiếng Việt?
? Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “Chân”?
(So sánh sự giống và khác nhau của các nghĩa đó?
-> Đây chính là cơ sở nghĩa chung giữa các nghĩa. Nhờ đặc điểm này mà ta phân biệt được sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
VD: “Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thày bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”.
? Em hãy giải thích nghĩa của từ “lợi”?
- Lợi (1-2): Cái có ích mà con người thu được nhiều hơn những gì mình bỏ r ... ntn với câu chủ đề?
? Từ đó, em rút ra nhận xét gì cho đoạn văn tự sự?
? Hãy viết đoạn văn nêu ý chính? Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết giặc Ân.
HS đọc ghi nhớ SGK
I. Lời văn tự sự.
1. Lời văn gthiệu nhân vật
- Đoạn I: Giới thiệu nhân vật Hùng Vương.
Đoạn II: gthiệu nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Các câu văn gíơi thiệu nhân vật thường dùng những từ: có, là cụm từ kể ngôi thứ 3.
* Nhận xét: Khi kể người thì có thể gthiệu: tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc
- Dùng nhiều động từ mạnh để kể hành động của nhân vật.
- Các động từ được kể theo thứ tự trước-sau.
* NX: Khi kể sự việc thì kể các hành động, việc làm, kquả và sự đổi thay do các hđộng ấy đem lại.
II. Đoạn văn tự sự.
- NX: Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính, diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính làm cho ý chính nổi lên.
III. Luyện tập
Bài tập 1/60
a. Kể về tài chăn bò giỏi của Sọ Dừa.
- Câu chủ đề: Câu chăn bò rất giỏi.
- Câu văn triển khai ý của chủ đề: Theo thứ tự: câu trước nói chung, câu sau giải thích, cụ thể hóa.
b. ý chính: Hai cô chị độc ác, cô út hiền lành.
- Câu (1) đóng vai trò dẫn dắt, giải thích cho ý chính.
c. ý chính: Tính cô trẻ con lắm (các câu sau giải thích cho ý chính).
Bài tập 2/60
- Câu a: Sai vì trật tự trước sau bị đảo lộn.
- Câu b: Đúng vì cách kể có thứ tự, lô gíc trước, sau
Bài tập 3/60
Viết câu giới thiệu Thánh Gióng.
- Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ đã lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc cứu nước, chú bé tự nhiên nói được, bảo mẹ mời sứ giả vào. Chú bé ấy chính là Thánh Gióng.
Bài tập 4/60
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
* Củng cố
HS đọc mục ghi nhớ SGK
* Dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..
Ngày soạn:
Ngày dạy:. 	 
Bài 6- Tiết 21: Đọc – Hiểu văn bản:
Thạch Sanh
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.
- Giáo dục tính thật thf, dũng cảm, ghét sự giả dối.
- Rèn kỹ năng nghe – nói - đọc – viết và kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án
 Tranh minh họa.
- Trò: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK
C. Tiến trình:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Định nghĩa truyện cổ tích? Nêu điểm giống và khác nhau giữa truyện cổ tích và truyện truyền thuyết?
* Bài mới.
GTB: Trong VHDG, cũng như truyền thuyết, truyện cổ tích là một thể loại rất tiêu biểu được mọi người ưa thích. Ngoài truyện SD kể về lốt người xấu xí. Truyện Thạch Sanh lại kể về lốt người có dũng sĩ, có tài năng kỳ lạ. Vậy với 2 kiểu nhân vật ấy thì truyện cổ tích còn kể về những kiểu nhân vật nào? Triết học...........
HS đọc chú thích * ở bài Sọ Dừa.
? Truyện cổ tích thường kể về những kểu nhân vật nào?
- Là loại truyện dân gian thời xưa kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc.
+ Nhân vật bất hạnh (mồ côi, em út, xấu xí....).
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ.
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
+ Nhân vật là động vật.
- Thường có yếu tố hoang đường.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân vật về chiến thắng cuối cùng của cái thiện...
-> Khi kể về cổ tích khác với truyền thuyết, cả người kể và người nghe đều không tin vào tính chất xác thực của câu chuyện.
GV đọc 1 đoạn -> 3 HS đọc hết văn bản.
GV uốn nắm sửa chữa.
HS xem lại các chú thích.
? Từ được giải nghĩa bằng cách nào?
? Trong truyện nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao em biết?
? Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích, hãy cho biết truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
- Kiểu nhân vật dũng sĩ.
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn?
- Đ1: Từ đầu -> “mọi phép thần thông”.
- Đ2: Tiếp -> “phong cho làm quận công”.
- Đ3: Tiếp -> “hóa kiếp bọ hung”.
- Đ4: Còn lại.
HS đọc đoạn 1
? Em hãy nêu chủ đề của đoạn 1?
? Dựa vào SGK, em hãy kể lại sự ra đời của Thạch Sanh?
- Con của người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai.
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm.
+ Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ.
? Vậy, em hiểu gì về sự ra đời của Thạch Sanh?
? Chi tiết bà mẹ mang thai gợi cho em liên tưởng đến chi tiết nào? Trong truyện nào? TG.
? Kể về sự ra đời và lớn lên của TS như vậy, theo em nhân dân có muốn thể hiện ước mơ gì?
- Những chi tiết này có ý nghĩa tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Nhân dân ta quan niệm rằng: nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến công như TG, Sọ Dừa. Và những con người bình thường cũnglà những con người có khả năng, phẩm chất kỳ lạ, khác thường.
I. Giới thiệu chung:
* Giới thiệu sơ lược về thể loại truyện cổ tích.
 (SGK)
- Đọc
- Tìm hiểu chú thích
- Bố cục: 4 đoạn
II. Tìm hiểu truyện.
1. Sự ra đời của Thạch Sanh.
- Sự ra đời của TS vừa bình thường lại vừa khác thường.
+ Là con của người nông dân bình thường, cuộc đời và số phận gần gũi với ndân.
* Củng cố
HS đọc mục ghi nhớ SGK
* Dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..
Ngày soạn:
Ngày dạy:. 	 
Bài 6- Tiết 22: Đọc – Hiểu văn bản:
Thạch Sanh (tiếp theo)
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.
- Giáo dục tính thật thf, dũng cảm, ghét sự giả dối.
- Rèn kỹ năng nghe – nói - đọc – viết và kể chuyện.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu + soạn giáo án
 Tranh minh họa.
- Trò: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK
C. Tiến trình:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
? Định nghĩa truyện cổ tích? Nêu điểm giống và khác nhau giữa truyện cổ tích và truyện truyền thuyết?
* Bài mới.
HS quan sát đoạn 2+3
? Hai đoạn văn có chủ đề là gì?
? Thạch Sanh gặp Lý Thông trong hoàn cảnh nào?
? Khi nghe lời đề nghị kết nghĩa anh em của Lý Thông, Thạch Sanh có biểu hiện gì?
- Cảm động, vui vẻ nhận lời.
? Từ sau khi từ giã gốc đa, đến sống cùng mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh đã gặp những thử thách gì?
- Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng.
- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chăn tinh, đại bàng báo thù -> bị bắt vào ngục.
- Hoàng tử 18 nước chủ hầu bị công chúa từ hôn -> tức giận, hội họp binh lính, kéo quân sang đánh.
? Em có nhận xét gì về mức độ khó khăn trong các lần thử thách?
- Trong truyện cổ tích, khó khăn, trắc trở do các lực lượng đối kháng gây ra cho nhân vật lý tưởng cứ tăng dần và do vậy thử thách sau thường bao giờ cũng khó khăn hơn thử thách trước. Muốn biết trong mỗi lần thử thách. TS có vượt qua được hay không và vượt qua ntn? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu từng cuộc thử thách của chàng.
? Cuộc thử thách lần 1 diễn ra ntn? Em hãy kể lại lần thử thách đó?
HS quan sát bức tranh SGK T63
? Bức tranh minh họa cho chi tiết nào trong truyện?
- Đại bàng quắp công chúa bay qua túp lều của TS.
Trông thấy TS giương cung tên và bắn theo.
? Thuật lại diễn biến cuộc thử thách lần 2?
? Quá 2 lần thử thách trên, TS đã bộc lộ những phẩm chất gì?
? Cuộc thử thách lần 3+4 diễn ra ntn? Kết quả ra sao?
? Theo em vì sao Thạch Sanh có thể vượt qua được hai lần thử thách đầy khó khăn này?
- Ngoài tài năng.....-> còn được sự giúp đỡ của các phương tiện thần kỳ.
? Trong truyện có rất nhiều chi tiết thần kỳ. Theo em, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết nào?
? Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu có ý nghĩa gì?
- Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát -> cứu công chúa khỏi câm..... Nhờ đó mà Lý Thông cũngbị vạch mạch -> Tiếng đàn thần là tiếng nói của công lý.
? Thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân?
GV: Tiếng đàn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kỳ, tiếng đàn còn là đại dịen cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hóa bình của ndân. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
? Những phẩm chất trên tiêu biểu cho những phẩm chất của ai?
- Thạch Sanh.
-> Tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
? Trong truyện này, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính chất và hành động. Em hãy chỉ ra sự đối lập này?
Thạch Sanh
- Thật thà, chất phác
- Nhân đạo, danh dũng
Tính cách hành động
Lý Thông
- Gian trá, xảo quyệt
- ích kỷ, độc ác, hèn nhát
GC: Trong truyện cổ tích, nhân vật chính diện và phản diện luôn tương phản, đối lập về hành động và tích cánh. Đây là đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại truyện cổ tích.
? ở phần kết thúc truyện, số phận của các nhân vật ra sao? Em suy nghĩ gì về kết thúc như vậy?
- TS được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua.
-> Đây là phần thưởng xứng đáng với những khó khăn, thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua.
- Mẹ con Lý Thông tuy được TS tha tội chết nhưng đã bị lưỡi tấm rét của Thiên Lôi và công lý nhân dân trừng trị, bị hóa thành bọ hung đời đời sống dơ bẩn -> là sự trừng phạt tương xứng với thủ đoạn, tội ác mà chúng đã gây ra.
? Cách kết thúc thể hiện ước mơ gì của nhân dân?
- Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích có thể gặp ở nhiều truyện: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần.
? Truyện thành công bởi những đặc sắc nghệ thuật nào?
? Qua đó truyện thể hiện nội dung cơ bản nào?
2. Những thử thách và phẩm chất của TS.
- Mức độ khó khăn trong từng lần thử thách tăng dần.
- Qua thử thách TS đã bộc lộ những phẩm chất quý báu: thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng.
- Vượt qua thử thách nhờ tài năng và các phương tiện thần kỳ.
+ Tiếng đàn: tiếng nói công lý, vũ khí đặc biệt cảm hóa kẻ thù.
+ Niêu cơm thần kỳ.
- Thạch Sanh có tấm lòng nhân hậu và yêu chuộng hòa bình.
- Lí Thông: gian trá, xảo quyệt, có hành động ích kỉ và độc ác.
- Cách kết thúc thể hiện công lý xã hội “ở hiền gặp lành” về mơ ước của nhân dân về sự đổi đời.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
-Có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ, độc đáo và giầu ý nghĩa.
-Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn.
- Cách kết thúc có hậu.
2. Nội dung:
-Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chăn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mạch kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
-Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý XH và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
* Củng cố
HS đọc mục ghi nhớ SGK
* Dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm.
.
 Duyệt ngày tháng.năm..

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 20102011.doc