Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077 (tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết

Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077 (tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt

2. Kĩ năng :

Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi

3.Thái độ:

 Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược .

B. Phương pháp: Đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm

C. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Lược đồ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

- Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.

2. Học sinh: Soạn bài

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định :

II. Bài cũ :6p

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với nước ta ? Nhà Lý đã đối phó như thế nào ?

- Trình bày diễn biến trận tập kích vào đất Tống của nhà Lý ?

III. Bài mới :

1. Đặt vấn đề: Trước âm mưu của nhà Tống, Lý thường Kiệt đã chủ động lấy tấn công để phòng thủ và đã thành công trong cuộc tấn công quân Tống ngay trên đất Tống,.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 62Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077 (tiếp theo) - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16.Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
( 1075 – 1077 )( Tiếp theo)
I. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077)	
NS: 12/10/08	ND: 14/10/08
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt
2. Kĩ năng : 
Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi 
3.Thái độ: 
 Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược .
B. Phương pháp: Đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Lược đồ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
- Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.
2. Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định :
II. Bài cũ :6p
Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với nước ta ? Nhà Lý đã đối phó như thế nào ?
Trình bày diễn biến trận tập kích vào đất Tống của nhà Lý ?
III. Bài mới : 
1. Đặt vấn đề: Trước âm mưu của nhà Tống, Lý thường Kiệt đã chủ động lấy tấn công để phòng thủ và đã thành công trong cuộc tấn công quân Tống ngay trên đất Tống,...
2. Triển khai bài:
. Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1 Cả lớp
? Sau khi rút khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì ? Nêu cụ thể ?
- Sử dụng lược đồ à giải thích những khu vực bố phòng.
- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ?
HS:Đọc in nghiêng SGK à trả lời.
? Sau thất bại nhà Tống đã làm gì ?
HS: Tấn công nước ta,...
GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
? Kết quả như thế nào ?
* Hoạt động 2 . Cả lớp, nhóm nhỏ
? GV cho HS đọc phần diễn biến trận chiến SGK/41+42 à GV tường thuật trên lược đồ.
HS: Tường thuật lại trên lược đồ.
GV và HS: Cùng miêu tả tường thuật xuất xứ và phân tích bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt à ý nghĩa.
? Kết quả cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt ?
HS: Quân LTK thắng lợi,
? Tại sao trên đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt không tấn công mà đề nghị “giảng hoà với giặc” à GDHS
HS: Để đỡ hao binh tổn tướng,
? Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân ta ?
HS: Sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt,...
? Chiến thắng quân Tống mang ý nghĩa gì đối với nhân dân ta ?
HS: Thất bại âm mưư của nhà Tống,...
18
16
1. Kháng chiến bùng nổ:
a. Chuẩn bị:
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng .
- Ông cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.
 b. Diễn biến :
- Cuối 1076 quân Tống ồ ạt kéo vào nước ta .
- Tháng 1/1077, nhà Lý cho đánh nhiều trận nhỏ à cản bước tiến của địch.
- Lý Kế Nguyên mai phục và chặn đánh quân thuỷ của địch.
c. Kết quả : Quân Tống không lọt sâu vào nước ta buộc phải đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt :
a. Diễn biến : 
- Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt và tấn công quân ta nhưng đều thất bại.
- Lý Thường Kiệt chỉ huy quân vượt sông đánh úp trại giặc
b. Kết quả : 
- Quân giặc “mười phần chết đến 5 – 6 “
- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi :
- Sự đoàn kết, anh dũng trong chiến đấu của nhân dân ta .
- Sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt.
 d. Ý nghĩa lịch sử : 
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
-Bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước
- Nhà Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
IV. Củng cố :4p
Tường thuật cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt trên lược đồ 
.V. Dặn dò : 1p
Ôn các bài từ 1- 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16.doc