I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “Giặc”: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
-Thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
+ Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Biết kính trọng các anh hùng có công với đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954.
- Các bông hoa ghi câu hỏi gài lên cây cảnh.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp HS lập được các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời .
Tiết 19: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. MỤC TIÊU - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ: + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch. + Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. - Biết kính trọng các anh hùng có công với đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK. - HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ . - Phiếu học tập cho HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: - GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV hỏi: ngày 7-5 hàng năm ở nước ta có lễ kỉ niệm gì? - GV giới thiệu bài. Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp. Cách tiến hành: - 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần 1 đã đề re nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? + Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. - HS:lễ kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ . - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu khái niệm: tập đoàn cứ điểm, pháo đài. - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí của Điện Biên Phủ. - GV nêu 1 số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - GV hỏi: Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông dương - GV nêu: Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. - HS đọc SGK và trả lời. - HS lên bảng chỉ. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời. Hoạt động 2:Làm việc nhóm. Mục tiêu: giúp HS hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ . Cách tiến hành: - GV chia HS làm 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận về 1 trong những vấn đề sau: Nhóm 1: vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị chiến dịch như thế nào? Gợi ý: muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta buộc phải tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm nào của địch? Và chúng ta cần sức người, sức của như thế nào? Nhóm 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó? Gợi ý: mỗi đợt tấn công của ta bắt đầu vào thời gian nào? Ta tấn công vào những vị trí nào? Chỉ vị trí đó trên lược đồ? Kết quả của từng đợt tấn công? Nhóm 3: vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Ta chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo như thế nào? Quân và dân ta thể hiện tinh thần chiến đấu như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động như thế nào đến quân địch, tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Nhóm 4:kể về 1 số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ? - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. - HS chia thành nhóm cùng thảo luận và thống nhất ý kiến. Nhóm 1: + Mùa đông 1953, tại Việt Bắc, trung ương Đang và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến. + Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất Nhóm 2: trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tấn công Nhóm 3: vì + Có đường lối lãnh đạo đúng đắn. + Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường. + Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch. + Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ. Nhóm 4: kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện - Đại diện 4 nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung. 2. Củng cố –dặn dò: - GV yêu cầu HS: nêu suy nghĩ về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. - 2 HS nêu. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 20: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Biết sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “Giặc”: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. -Thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + 19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 + Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 + Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Biết kính trọng các anh hùng có công với đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình minh họa trong SGK. - Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954. - Các bông hoa ghi câu hỏi gài lên cây cảnh. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động 1:Làm việc cá nhân. Mục tiêu: Giúp HS lập được các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954. Cách tiến hành: - 2 HS lên bảng trả lời . - GV gọi HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954 vào giấy khổ to. - GV nhận xét, thống nhất lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954. - HS đọc lại bảng thống kê, bổ xung ý kiến. 3. Hoat động 2: trò chơi-Hái hoa dân chủ. Mục tiêu: giúp HS ôn lại các sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ 1945-1954. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ + Cách chơi: Cả lớp chia thành 4 đội. Cử 1 bạn dẫn chương trình. Cử 3 bạn làm giám khảo. Lần lượt 4 đội cử đại diện lên hài hoa, đọc và thảo luận để trả lời. Ban giám khảo nhận xét. Đúng thì nhận thẻ đỏ, sai không được thẻ, 3 đội còn lại trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời đúng, nếu đúng nhận được thẻ đỏ. Cả 4 đội không trả lời được thì ban giám khảo trả lời. + Luật chơi: Mỗi đại diện chỉ bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt sau đến đội khác. Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất. + Các câu hỏi của trò chơi: 1. Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta trong tình thế”nghìn cân treo sợi tóc”.? 2. Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói, nạn dốt là”giặc đói, giặc dốt” ? - 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. 4. Hoạt động 3:Củng cố –dặn dò. Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói, nạn dốt là”giặc đói, giặc dốt” ? - HS trả lời. - GV nhận xét tiết học, - về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 21 : NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I.MỤC TIÊU : Sau bài học HS nêu được : Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta Để thống nhất đất nước, chúng ta phải cầm súng chống Mĩ-Diệm . Biết kính trọng các anh hùng có công với đất nước và có tinh thần đoàn kết dân tộc. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học GV giới thiệu bài mới :GV cho HS quan sát hình chụp cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam-Bắc . Hoạt động 1 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau : +Tìm hiểu nghĩa của các khái niệm : Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát . +Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ ? +Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ? +Hiệp định thể hiện sự mong ước gì của nhân dân ta ? -GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến về các vấn đề nêu trên . GV nhận xét phần làm việc của HS . -HS tự đọc SGK, làm việc cá nhân để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi . -Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP.Hiệp định kí ngày 21-7-1954 . +Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước . +Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập, tự do,và thống nhất đất nước của dân tộc ta . -Mỗi HS trình bày một vấn đề, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh . Hoạt động 2 VÌ SAO NƯỚC TA BỊ CHIA CẮT THÀNH HAI MIỀN NAM- BẮC ? -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng thảo luận để giải quyết các vấn đề sau +Mĩ có âm mưu gì ? +Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ +Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta ? +Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì ? GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. -HS làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến và ghi ra phiếu học tập của nhóm . +Mĩ âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam VN . *Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. *Ra sức chống phá lực lượng cách mạng . *Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước . *Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót “ +Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài . +Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mĩ và tay sai . -Đại diện từng nhóm nêu ý kiến của nhóm mình, mỗi nhóm chỉ phát biểu một vấn đề. Các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến . CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV tổng kết bài :Nước VN là một,dân tộc VN là một. Nhân dân hai miền Nam-Bắc đều là dân của một nước. Am mưu chia cắt nước Việt của đế quốc Mĩ là đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của dân tộc VN . GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, tìm hiểu về phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Bến Tre . ________________________________________ Tiết 22 : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I. Mục tiêu: - Biết cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam( Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”. - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. - Biết kính trọng các thế hệ đi có công với đất nước và có tinh thần đoàn kết dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ. + HS: Xem nội dung bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Nước nhà bị chia cắt “. Vì sao đất nước ta bị chia cắt? Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào? Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. G ... . 3. Giới thiệu bài mới: “Tiến vào dinh Độc Lập.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn. Mục tiêu: Học sinh thuật lại sự kiện tiêu biểu của việc giải phóng Sài Gòn. Phương pháp: Đàm thoại. thảo luận. Giáo viên nêu câu hỏi: “Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?” Học sinh đọc SGK đoạn “Sau hơn 1 tháng các tầng” ® thuật lại ”Sự kiện xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập”. ® Giáo viên nhận xét và nêu lại các hình ảnh tiêu biểu. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, đoạn còn lại. Thảo luận nhóm, chọn ý, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Giáo viên chốt + Tuyên dương nhóm diễn hay nhất. v Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975. Mục tiêu: Học sinh nắm ý nghĩa lịch sử. Phương pháp: Hỏi đáp. Giáo viên nêu câu hỏi: Chiến thắng ngày 30/ 4/ 1975 có tầm quan trọng như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Là 1 trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, Nam – Bắc được thống nhất. v Hoạt động 3: Củng cố. Ngày 30/ 4/ 1975 xảy ra sự kiện gì? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Hoàn thành thống nhất đất nước ”. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh nêu. Hoạt động nhóm 4, nhóm đôi. 1 học sinh đọc SGK. Học sinh thảo luận nhóm đôi. Mỗi em gạch dưới các chi tiết chính bằng bút chì ® vài em phát biểu. Học sinh đọc SGK. Thảo luận nhóm, phân vai, diễn lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Hoạt động lớp. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. Học sinh nhắc lại (3 em). Hoạt động lớp Học sinh nêu. –––––––––––––––– Tiết 29 : HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 -1976: + Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. + Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. + Biết kính trọng các anh hùng có công với đất nước và có tinh thần đoàn kết dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Ảnh tư liệu cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Tiến vào Dinh Độc Lập” + Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975 ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: “Hoàn thành thống nhất đất nước.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. Mục tiêu: Học sinh nắm nội dung cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Giáo viên nêu rõ câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm 6 câu hỏi sau: § Hãy thuật lại cuộc bầu cử ở Sài Gòn, Hà Nội. § Hãy kể lại một cuộc bầu cử Quốc hội mà em biết? v Hoạt động 2: Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. Mục tiêu: Học sinh nắm được những quyết định quan trọng của kì họp. Phương pháp: Thuật lại, bút đàm. Giáo viên nêu câu hỏi: § Hãy nêu những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử. Mục tiêu: Nắm ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện. Phương pháp: Hỏi đáp. Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. v Hoạt động 4: Củng cố. Học sinh đọc phần ghi nhớ. Nêu ý nghĩa lịch sử? 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh trả lời (2 em). Hoạt động nhóm 4, nhóm đôi. Học sinh thảo luận theo nhóm 6, gạch dưới nội dung chính bằng bút chì. Một vài nhóm bốc thăm tường thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội hoặc Sài Gòn. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ. ® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung. Hoạt động lớp Học sinh nêu. Học sinh nhắc lại. Học sinh đọc. Học sinh nêu Tiết 30 : XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH I. Mục tiêu: - Biết nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên xô. - Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ - GD hc sinh c ý thc b¶o vƯ m«i trngvà xây dựng đất nước II. Chuẩn bị: + GV: Anh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy) + HS: Nội dung bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước. Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI? Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI? ® Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 4. Phát triển các hoạt động: vHoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu. - Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ. - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. ® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng. “ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.” v Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. Phương pháp: Thảo luận, bút đàm. Giáo viên nêu câu hỏi: Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào? v Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Phương pháp: Hỏi đáp, bút đàm. - Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi. - Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 4: Củng cố. - Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình? ® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh Hoạt động nhóm. Học sinh thảo luận nhóm 4. (đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính) - Dự kiến: - nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979. - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình. - sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994) - Học sinh chỉ bản đồ. Hoạt động nhóm đôi - Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đoi, gạch dưới các ý chính. Dự kiến - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. - Thuật lại cuộc thi đua” cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng. - Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời. ®1 số học sonh nêu - Học sinh nêu ______________________________________ Tiết 31,32: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG __________________________________ Tiết 33,34: ÔN TẬP LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY I. Mục tiêu: - Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: + Thực dân Pháp xâm lược nước ta đã đứng lên chống Pháp. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. + Giai đoạn 1954 -1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miến Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho Miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất. Biết quý trọng v pht huy tinh thần dn tộc v tơn trong cc thế hệ cha ơng cĩ cơng bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. + HS: Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA H\S 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.” Nêu những mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ra đời có ý nghĩa gì? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nêu các sự kiện tiêu biểu nhất. Phương pháp: Đàm thoại. Hãy nêu các thời kì lịch sử đã học? v Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận. + Nội dung chính của từng thời kì. + Các niên đại quan trọng. + Các sự kiện lịch sử chính. ® Giáo viên kết luận. v Hoạt động 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử. Phương pháp: Đàm thoại, động não, thảo luân. Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên nêu: Từ sau 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ 1986 đến nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước nhà tiến vào giai đoạn CNH – HĐH đất nước. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập thi HKII”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh nêu (2 em). Hoạt động lớp. Học sinh nêu 4 thời kì: + Từ 1858 đến 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1954 + Từ 1954 đến 1975 Hoạt động lớp, nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận. Học sinh thảo luận theo nhóm với 3 nội dung câu hỏi. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập. Các nhóm khác, cá nhân nêu thắc mắc, nhận xét (nếu có). Hoạt động nhóm đôi. Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện. Cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. 1 số nhóm trình bày. Học sinh lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: