Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 32: Sự sôi (tiết 1)

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 32: Sự sôi (tiết 1)

1. Kiến thức:

- Học sinh tả được sự sôi và phân biệt được các đặc điểm của quá trình đun sôi nước

 - Học sinh thu thập số liệu từ thí nghiệm.

 2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước

 3. Thái độ

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1354Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 32: Sự sôi (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/04/10
Ngày giảng: 6A1: 17/04/10 6A2: 14/04/10 6A3: 15/04/10
Tiết 32: Sự sôi (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Học sinh tả được sự sôi và phân biệt được các đặc điểm của quá trình đun sôi nước
	- Học sinh thu thập số liệu từ thí nghiệm.
	2. Kỹ năng 
	Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ 	của nước
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm 
II. Đồ dùng day học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ bảng32.1, hệ trục toạ độ
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt kế. 
III. Phương pháp:
Vấn đáp, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: Nêu được khái niệm sự bay hơi và ngưng tụ, tốc độ sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng
- Cách tiến hành:
HĐ của HS
Trợ giúp của GV
HS làm bài ra giấy kiểm tra 15 phút đã chuẩn bị sẵn
2HS đọc 
HS dự đoán
B1: Kiểm tra 10’
Đề bài:
Câu1: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2: Lấy hai ví dụ về sự bay hơi, 2 ví dụ về sự ngưng tụ?
Hướng dẫn chấm:
Câu 1 (6điểm): Mỗi ý đúng được 2 điểm
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố
- Gió càng mạnh (yếu) tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ)
- Nhiệt độ càng cao (thấp) tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ)
- Diện tích mặt thoáng càng lớn (nhỏ) tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ)
Câu 2 (4điểm): Mỗi ví dụ đúng được 1 điểm
B2: Giới thiệu bài
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn đối thoại trong Sgk
- Theo các em trong đoạn hội thoại này ai đúng? Ai sai?
Hoạt động 1: Tiến hành làm thí nghiệm về sự sôi (20’)
- MT: HS tiến hành thí nghiệm và ghi lại được các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nược ở trong lòng và trên mặt nước
- ĐDDH: Giá TN, cốc đốt, nhiệt kế, đèn cồn, kẹp, kiềng đốt
- Cách tiến hành:
I. Thí nghiệm về sự sôi 
1. Tiến hành làm thí nghiệm
Hoạt động học sinh trả lời
Bảng phụ 
Học sinh làm thí nghiệm
Các nhóm báo cáo kết quả (ghi kết quả lên bảng phụ)
B1:
- Tìm hiểu thí nghiệm và nêu: Dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng cần quan sát
+ Yêu cầu học sinh đọc mục 1 để nắm vững cách làm thí nghiệm và cách quan sát thí nghiêm
+ Gv hướng dẫn học sinh cách ghi các hiện tượng vào bảng
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào bảng 28.1 đã chuẩn bị sẵn ở nhà
(15’)
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hiện.
B2:
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 2: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước (13’)
- MT: Vẽ được đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian trên trục toạ độ
- ĐDDH: Bảng phụ hệ trục toạ độ
- Cách tiến hành:
2. Vẽ đường biểu diễn
Bảng phụ
Học sinh vẽ đường biểu diễn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
B1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước mà các nhóm vừa làm thí nghiệm.
- Cách vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ.
- Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ 0 phút, trục nhiệt độ bắt đầu từ 400C.
- Cách xác định một điểm trên đồ thị. Để làm mẫu giáo viên có thể xác định 2 điểm đầu tiên tương ứng với các phút 0, 1 trên bảng có kẻ ô vuông.
- Cách nối các điểm thành đường biểu diễn. Để làm mẫu giáo viên nối 2 điểm trên.
B2:
+ Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp theo sự hướng dẫn của giáo viên?
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- Củng cố:
+ Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Trong cuộc tranh luận ở đầu bài thì ai đúng, ai sai?
- Hướng dẫn học ở nhà:
+ Yêu cầu học sinh nào chưa vẽ song thì về nhà thực hiện tiếp?
+ Yêu cầu học sinh xem trước các câu hỏi của bài sau và trả lời?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32.doc