Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 21 đến tuần 24

Bài 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC

I: Mục tiêu:

On lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học.

Vận dụng kiến thức trong thực tế , giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.

Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về cơ học.

Tạo sự yêu thích bộ môn.

II: Chuẩn bị

Mỗi nhóm : + Một quả cầu kim loại, và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước, khăn sạch.

Cả lớp : Tranh vẽ phóng to hình tháp épphen , 18.1, 18.2.

III:Hoạt động dạy học:

 1: Ổn định lớp:

 2: Kiểm tra bài cũ:

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	21	Ngày soạn: 02/01/2009	
Tiết PPCT: 20	Ngày dạy: 05/01/2009
Bài 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC
I: Mục tiêu:
On lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học.
Vận dụng kiến thức trong thực tế , giải thích các hiện tượng có liên quan trong đời sống và sản xuất.
Củng cố và đánh giá viếc nắm vững kiến thức về cơ học.
Tạo sự yêu thích bộ môn.
II: Chuẩn bị
Mỗi nhóm : + Một quả cầu kim loại, và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước, khăn sạch.
Cả lớp : 	Tranh vẽ phóng to hình tháp épphen , 18.1, 18.2.
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS thông qua lớp phó học tập hoặc các tổ trưởng.
GV: Trực tiếp kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của một số HS nêu nhận xét chung việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 
HS: Đưa phần chuẩn bị cho lớp phó học tập kiểm tra.
Hoạt động 2 . Hệ thống hoá kiến thức 
GV: Hướng dẫn HS hệ thống các câu hỏi trong phần I theo từng phần.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận từ câu 1 đến câu 7 để hệ thống phần một số đại lượng vật lý.
Câu 1 : Muốn đo độ dài , đo thể tích , đo khối lượng , đo lực ta dùng dụng cụ nào để đo?
Câu 2: Hãy kể tên đơn vị đo độ dài , đo thể tích, đo khối lượng, đo lực thường dùng?
Câu 3: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào?
Câu 4 : Thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
Câu 5: Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì?
Câu 6: Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng? Đơn vị của trọng lượng riêng và khối lượng riêng là gì?
Câu 7: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11 để hệ thống về phần máy cơ đơn giản.
Câu 8: Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?
Câu 9: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 10 : Đòn bẩy được cấu tạo từ mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?
Câu 11: Dùng ròng rọc có lợi gì?
I. ÔN TẬP 
1 Tìm hiểu về một số đại lượng vật lý:
HS: Đại diện HS đọc câu hỏi và phần trả lời của các câu từ câu 1 đến câu 7. 
HS: Chú ý theo dõi nhận xét và sửa chữa nếu có sai sót.
Câu 1: Muốn đo độ dài ta dùng thước, đo thể tích ta dùng bình chia độ, đo khối lượng ta dùng cân Rôbecvan, đo lực ta dùng lực kế.
Câu 2: Các đơn vị đo độ dài là: m; km. đo thể tích là: m3. đo khối lượng là : kg; đo lực là : N.
Câu 3: + Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
+ Lực tác dụng vào vật có thể gây ra 3 kết quả:
Làm biến đổi chuyển động.
Làm biến dạng.
Vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 5: Lực hút của trái đất tác dụng lên vật gọi là trọng lực hay trọng lượng của vật. 
Câu 6 : + ; ;
+ đơn vị của KLR là kg/m3, đơn vị của TLR là : N/m3.
Câu 7 : + CT liên hệ: P = 10.m.
 + d = 10.D.
2. Tìm hiểu về máy cơ đơn giản
HS: Hoạt động nhóm thảo luận tiếp câu 8 đến câu 11. sau đó đại diện từng nhóm trả lời các câu.
Câu 8: Các loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Câu 9 : Dùng mặt phẳng nghiêng làm biến đổi độ lớn và hướng của lực.
+ Có 3 cách : giảm chiều cao của vật kê; tăng chiều dài mpn; vừa giảm chiều cao của vật kê vừa tăng chiều dài mpn.
Câu 10: Cấu tạo của đòn bẩy gồm:
+ điểm tựa là O.
+ điểm tác dụng của lực F1 là điểm O1.
+ điểm tác dụng của lực F2 là điểm O2.
Câu 11: + Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo.
+ Dùng ròng rọc động có lợi về lực.
Hoạt động 3: Hướng dẫn một số bài tập về Cơ học. 
GV: Gọi HS lên bảng chữa bài tập. Một HS chữa bài tập 1 . 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận chữa bài tập của các em làm trên bảng.
GV: Lưu ý HS cách ghi tóm tắt đề bài, sử dụng kí
 h iệu, cách trình bày phần bài giải.
Bài 1: Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5kg.
Tính khối lượng riêng của cát. 
Tính thể tích của 5 tạ cát.
 GV: Đặt câu hỏi;
Bài toán đã cho biết những gì? ( m=7,5kg; V= 0,005m3 ), cần tìm gì ? (D = ? ; V` = ? ).
Muốn tìm được KLR ta sử dụng công thức nào ? ( ) . thể tích 5 tạ cát ().
Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc đầm sắt có thể tích là 60 dm3.
Tương tự GVhướng dẫn HS làm các bài tập 2. trước khi gọi HS lên bảng chữa bài 2, GV cho HS tự nêu các dự kiện cho đề bài.
II. BÀI TẬP:
HS: Lên bảng chữa bài tập theo các bước đã hướng dẫn. Các HS khác tham gia nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
Bài 1: Tóm tắt
V = 5 lít = 5 dm3 = 0,005 m3. m = 7,5 kg.
a) D = ? 
b) V`= ? biết m` = 5 tạ = 500kg.
 Giải
a) Khối lượng riệng của cát là:
 (kg/m3).
b) Thể tích của 5 tạ cát là:
 (m3).
Tương tự HS tham gia thảo luận các bài tập2.
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ theo thể lệ trò chơi:
+ Chia 2 đội, mỗi đội 4 người.
+ Bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi tương tự với thứ tự hàng dọc của ô chữ.
+ Trong vòng 20 giây ( có thể cho HS ở dưới đếm từ 1 đến 20) kể từ lúc đặt câu hỏi và điền vào chỗ trống. Nếu quá thời gian không được tính điểm.
+ Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
- Phần nội dung ô chữ hàng ngang GV gọi một HS đọc sau khi đã điền đầy đủ từ hàng dọc. 
III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ. 
HS: Chia thành 2 nhóm, tham gia trò chơi
HS: Ở dưới là trọng tài và cổ vũ cho các bạn tham gia.
4: Củng cố:
5: Về nhà: Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”.
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT
Tuần:	22	Ngày soạn: 08/01/2009	
Tiết PPCT: 21	Ngày dạy: 12/01/2009
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I: Mục tiêu:
Tìm được các hiện tượng thực tế chứng tỏ vật nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiết khác nhau.
Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Biết sử dụng bảng độ tăng chiều dài của các thanh kim loại bằng các chất khác nhau để rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
Rèn tính cẩn thận , trung thực trong khi hoạt động nhóm.
II: Chuẩn bị
Mỗi nhóm : + Một quả cầu kim loại, và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước, khăn sạch.
Cả lớp : 	Tranh vẽ phóng to hình tháp épphen , 18.1, 18.2.
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
Hoạt động 2 . Tiến hành thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn
GV: Giới thiệu đồ dùng thí nghiệm
GV: Tiến hành TN theo đúng trình tự ba bước trình bày trong SGK.
GV: Yêu cầu một HS mô tả lại TN vừa được xem theo đúng trình tự. 
GV: Qua kết TN GV hướng dẫn HS thảo luận câu C1, C2.
Từ thí nghiệm vừa xem chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
GV: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
GV: Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại lên bảng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu C4.
HS: Quan sát TN do GV làm để có thể mô tả lại quá trình diễn biến của TN.
HS: Thảo luận về các câu theo hướng dẫn của GV.
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C3.
C3: a) Thể tích của quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.
HS: Đọc bảng và trả lời câu C4.
C4: Các chất rấn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
1. THÍ NGHIỆM
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
3. KẾT LUẬN
 Thể tích của quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
 Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.
 Các chất rấn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu C5, C6, C7.
GV: Yêu cầu HS tiến hành lại TN kiểm tra câu C6. 
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu C5, C6, C7.
C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ tra vào cán khi nguội đi, khâu co lại xiết chặt vào cán dao, liềm.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên , thép nở ra , nên thép dài ra. ( tháp cao lên).
III: Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà: Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”.
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT
Tuần:	23	Ngày soạn: 16/01/2009	
Tiết PPCT: 22	Ngày dạy: 19/01/2009
Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I: Mục tiêu:
Nắm được thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi , các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được một số ví dụ và giải thích được về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Tiến hành được thí nghiệm chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin.
II: Chuẩn bị
Mỗi nhóm : một bình thuỷ tinh đáy bằng, một ống thuỷ tinh thẳng có thình dày, một nút cao su có đục lỗ, một chậu thuỷ tinh, nước có pha màu, một phích nước nóng, nước lạnh.
Cả lớp : Tranh vẽ phóng to hình 19.3
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
Hoạt động 2 . Giải quyết tình huống học tập 
GV: Giới thiệu các dụng cụ cần thiết để làm TN, nhắc nhở HS cần chú ý khi tiến hành TN khi dùng bình thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, phích nước nóng để tránh đổ vỡ và bỏng.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN theo các bước như trong SGK.
GV: Theo dõi việc làm TN của các nhóm, kịp thời biểu dương các nhóm làm đúng và uốn nắn các nhóm làm sai quy trình.
Sau khi các nhóm làm song TN.
GV: Ghi tên mục 2 lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu C1:
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN và trả lời câu C2.
GV: Treo hình 19.3 phóng to lên bảng.
GV: Yêu cầu HS mô tả TN trong hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trên hình để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
HS: Nhận dụng cụ TN.
HS: Tiến hành TN theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra : Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên.
HS: Nghiên cứu trả lời câu C1.
C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
HS: Tiến hành TN để kiểm chứng:
C2: Mực nước trong ống thuỷ tinh tụt xuống, vì nứoc lạnh đi, co lại.
HS: Quan sát hình 19.3 và mô tả TN ở hình này.
Nhận xét : Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
1. Thí nghiệm
a) Chuận bị
b) Tiến hành thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Rút ra kết luận chung
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời câu C4. 
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung cho bài học hôm nay: 
GV: Gọi HS đọc kết luận của nhóm mình và nhận xét.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4:
C4 : (1) tăng (2) giảm
không giống nhau
3: Kết luận
 Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C5, C6, C7. và thảo luận về các câu trả lời khi cần thiết. 
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C5, C6, C7:
C5: Vì khi đun nóng nước trong ấm nóng lên , nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn.
4: Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà: Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”.
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT
Tuần:	24	Ngày soạn: 23/01/2009	
Tiết PPCT: 23	Ngày dạy: 26/01/2009
Bài 20 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I: Mục tiêu:
Học sinh hiểu được: Chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Tìm được ví dụ và giải thích được một số hiệt tượng về sự nở vì nhiệt của chất khí.
Làm được thí nghiệm trong bài và biết cách đọc biểu bảng để rút ra được kết luận.
Rèn tính cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm, yêu thích bộ môn.
II: Chuẩn bị
Mỗi nhóm : một bình thuỷ tinh bằng đáy , một ống thuỷ tinh thẳng, một lỗ cao su có lỗ, một cốc nước màu, 
Cả lớp : Tranh phóng to hình 20.3 và bảng 20.1.
III:Hoạt động dạy học:
 1: Ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài cũ:
Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Chữa bài tập 19.2 (SBT).
3: Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập
GV: Yêu cầu HS đọc phần đối thoại giưã An và Bình trong phần mở đầu SGK.
GV: Tiến hành thí nghiệm minh hoạ.
GV: Thông báo : Như vậy hiện tượng quả bóng bàn nhúng vào trong nước nóng phồng lên là đúng, nhưng do nguyên nhân nào ? Vậy chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
HS: Đọc phần thông tin đầu bài sau đó thảo luận trả lời câu hỏi.
HS: Dự đoán nguyên nhân:
+ Vì nước nóng làm quả cầu dãn nở.
+ Vì khí bên trong làm cho quả cầu phồng lên. 
Hoạt động 2 . Giải quyết tình huống học tập 
GV: Giới thiệu thí nghiệm ở hình 20.2 SGK và phân công đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
GV: Yêu cầu một HS đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm ( Lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên gần miệng ống có thể bỏ tay áp vào bình cầu để trấnh giọt nước màu ra ngoài).
GV: Điều khiển HS trả lời câu C1, C2, C3, C4.
GV: Nhận xét các câu trả lời khi học sinh trả lời.
HS : Đọc các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của HS.
HS: Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu.
HS : Thảo luận trong nhóm để trả lời C1 , C2, C3, C4.
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm.
C3: Do không khí trong bình nóng lên.
C4: Do không khí trong bình lạnh đi.
1. Thí nghiệm
a) Chuận bị
b) Tiến hành thí nghiệm
2: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau.
GV: Treo bảng 20.1 cho HS quan sát.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
GV:Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí.
GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận của cả bài. Thông qua chọn điền vào ô trống.
HS: Quan sát bảng 20.1 để rút ra những nhận xét.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
HS : Tiến hành cá nhân để hoàn thành câu C6:
C6 : (1) tăng (2) lạnh đi
 (3) ít nhất (4) nhiều nhất.
3: Kết luận
 Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
 Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu C7, C8. 
GV: Treo hình 20.3 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng trong hình vẽ.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C7, C8. 
C7: Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: Trọng lượng riêng của không khí được xác định băng công thức: .
4: Vận dụng
4: Củng cố:
5: Về nhà: Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết”.
Học bài theo vở ghi + Ghi nhớ
Làm các bài tập SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docVatLy6.3.doc