Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết số 1 - đến tiết 31

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết số 1 - đến tiết 31

1- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo

2- Rèn luyên các kỹ năng sau đây:

 Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo

 Độ dài trong 1 số tình huống thông thường

 Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo

 3-Rèn luyên tính cẩn thận ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

 Bố trí dụng cụ cho 4 nhóm ,mỗi nhóm 1 khay để dụng cụ gồm

 1thước kẻ có ĐCNNđến mm

 1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm

 in mẫu bảng 1.1 sgk cho 4 nhóm khổ A4 và 1 bảng trên phim chiếu trên đèn chiếu thước kẹp, kiểu thước compa , một ít phim trắng cắt nhỏ(20 miếng )

 

doc 55 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết số 1 - đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 : ĐO ĐỘ DÀI
I/MỤC TIÊU :
Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo
Rèn luyên các kỹ năng sau đây:
Biết ước lượng gần đúng 1 số độ dài cần đo 
Độ dài trong 1 số tình huống thông thường 
Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo
 3-Rèn luyên tính cẩn thận ,ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Bố trí dụng cụ cho 4 nhóm ,mỗi nhóm 1 khay để dụng cụ gồm
1thước kẻ có ĐCNNđến mm
1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm
in mẫu bảng 1.1 sgk cho 4 nhóm khổ A4 và 1 bảng trên phim chiếu trên đèn chiếu thước kẹp, kiểu thước compa , một ít phim trắng cắt nhỏ(20 miếng )
Tranh vẽ thước có GHĐ là 30 cm .45cm , 40 cm và ĐCNN là 2 mm, 1cm, 5cm ?
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Giới thiệu chương trình lý 6 , sách vở cần thiết , chia nhóm học tập , cử nhóm trưởng ,thư ký
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY 
Hoạt động 1: Giới thiệu bộ môn và chương trìnhlý 6
 GV giới thiệu về chương trình lý 6:
Mỗi tuần 1 tiết.HKI học hết bài ròng rọc.HKII học hết bài sự sôi.
Cách học: Tự đọc trước SGK ở nhà.Tham khảo và tự trả lời câu hỏi trước.Đến lớp làm thí nghiệm kiểm chứng.Về nhà học thuộc phần kết luận và làm hết bài tập ở SBT.
Phân công nhóm học tập
Hoạt động 2:Tạo tình huống học tập
GV phát cho mỗi nhóm 1 ống hút ,rồi yêu cầu cử 1 bạn đo chiều dài gang tay của mình tính từ ngón cái đến ngón giữa 
GV thu lại và cho HS nhận xét độ dài của các gang tay như thế nào ?
Nếu mỗi nơi tuỳ tiện sản xuất sản phẩm của mình theo gang tay mình thì khi lắp ghép các linh kiện với nhau thì sẽ như thế nào?
Từ đó dẫn đến chúng ta phải thống nhất điều gì ?
Hoạt động 3 :Oân lại đơn vị đo độ dài Ở lớp 4 em đã học những đơn vị đo độ dài nào ?Nêu ký hiệu đơn vị đo ấy ?
Gvghi vào bảng theo phát biểu của HS rồi nhận xét 
Em ước lượng độ dài 1 m trên bàn học rồi đánh dấu bằng thước ?
GV đi đo và nhận xét ?
GV hỏi tiếp câu hỏi C3 sgk, rồi lấy thước đo kiểm tra độ dài 1 gang tay ?
Ước lượng độ dài cần đo có ích lợi gì ?
Em nào biết người ta còn dùng đơn vị nào để chiều dài? (GV giới thiệu đơn inch,ft,năm ás)
Hoạt động 4:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
Cho hs quan sát hình 1.1 và cho biết dụng cụ đo chiều dài ?Cho HS quan sát thước kẹp và thước compa trên hình ?
GV đưa 2 thước mét và thước kẻ cho biết sự khác nhau giữa 2 thước ?
GV đưa ra khái niệm GHĐ ( cho hs ghi bài )
Treo tranh vẽ thước cho biết GHĐ của mỗi thước ?
Em thấy các thước này còn khác nhau ở điểm nào ?
GV đưa ra khái niêm ĐCNN? ĐCNN có tác dụng gì ?
Học sinh làm câu C6 , c7?
Vậy muốn đo độ dài ta phải làm như thế nào?
 Hoạt động 5 : Vận dụng đo độ dài
GV phát mỗi bàn 1 thước dây ,thước kẻ 30 cm rồi dùng chì điền vào bảng 1-1 SGK theo yêu cầu của bảng ?
Chọn thước để đo chiều dài bàn ? bề dày SGK ?
HS tự phân công công việc để tiến hành đo có kết quả nhanh nhất 
Giáo viên kiểm tra kết quả của 3 nhóm rồi nhận xét 
Qua bài học này ta biết đơn vị đo chiều dài hợp pháp của VN là gì?
Khi đo chiều dài ta cần biết điều kiện gì của thước ?
 Hoạt động 6:Dặn dò củng cố và hướng dẫn về nhà.
Về nhà suy nghĩ xem có thể dùng thước thẳng để đo đường kính của 1 vật hình trụ tròn đều được không ?
Bài tập về nhà 1,2,3,4,5,6,,8,9 SBT trang 4,5
Về nhà xem trước bài 2,giờ sau mỗi người phải có đầy đủ thước thẳng có vạch chia và GHĐ là 20 cm .
BÀI GHI CỦA
HỌC SINH
Bài 1:
ĐO ĐỘ DÀI
I/ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI :
1/ Ôn lại 1 số đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở Việt Nam
1m = 10 dm ; 1m = 100 cm 
1cm = 10 mmm; 
1km = 1000 m
 Ngoài ra ở trên quốc tế còn dùng đơn vị:
1 inch =2,54 cm
1 ft = 30,48 cm
2/ Ước lượng độ dài : Đoán xem vật đó dài khoảng bao nhiêu
II/ DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI
1/ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài 
-Dụng cụ đo độ dài là thước thẳng ,dây,kẹp.
-Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước ?
-Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiêp trên thứớc
2/ Đo độ dài 
a/ Chuẩn bị 
b/Tiến hành đo
c/ Kết luận : SGK
H/ ĐỘNG CỦA TRÒ
Nghe GV nói chuẩn bị sách vở và tài liệu tham khảo
Ghi nội dung chương trình và phương pháp học tập
Phân công nhóm, nhóm trưởng thơ ký của mỗi nhóm thực hành.
Nhận ống hút và tiến hành thí nghiệm mang nộp lại cho GV
Suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi của GV
HS ghi bài học 
Đọc lại các đơn vị đã học ở lớp 4
Nhóm thảo luận viết ra bảng giơ nhanh
Trả lời câu hỏi của GV
Thảo luận nhóm viết ra bảng
Ghi bài
Thảo luận nhóm trả lời
Cả nhóm tiến hành đo
Cử bạn đo ghi kết quả vào vơ û
Nghe ghi dặn dò về nhà
Rút kinh nghiệm:	
BÀI 2 : ĐO ĐỘ DÀI
I/MỤC TIÊU:
Biết đo độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo quy tắc đo.Biết tránh các sai số do người đo và do dụng cụ đo, biết lấy kết quả theo giá trị trung bình , biết ghi kết quả đo 
Rèn luyên tính trung thực,và tính cẩn thận thông qua viêc đo và ghi kết quả 
II/CHUẨN BỊ :
Hình vẽ to 2.1 ,2.2,2.3,lấy lại kết quả đo của bài trước ghi sẵn ở bảng 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A/ Kiểm tra bài cũ :Hoạt động 1
Em hãy cho biết dụng cụ đo chiều dài ? Khi đo độ dài ta cần biết yếu tố nào của thước ?Tại sao?
Kiểm tra bảng 1-1 nhận xét kết quả đo ,rút kinh nghiệm cách ghi kết quả ?Tại sao phải đo ít nhất 3 lần ?
Sửa bài 1-2.8 SBT ?Cho HS đổi đơn vị
B/Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách đo độ dài
 Thảo luận C1 đến C5 
Trên bảng kết quả đo hãy cho biết kết quả giữa ước lượng và đo sai lệch bao nhiêu ?
GV nhận xét kết quả va øtìm nguyên nhân của sai số.
GV treo tranh và hỏi Tại sao ta lựa chọn được thước này để đo?
Ước lượng độ dài cần đo có tác dụng gì ?
Ta đặt thước như thế nào để có kết quả đúng ?
Đặt mắt đọc kết quả như thế nào để cho kết quả đúng ?
Nếu vật ở các kết quả trong hình ta đọc kết quả sao cho kết quả đúng nhất ?
Các em đọc câu 6 ,cả nhóm cùng thảo luận và lấy chì viết vào SGK của mình ?
Cho 2 nhóm khác đọc lại bài làm ?GV nhận xét và cho các nhóm khác sửa lại để có KL ghi bài.
Hoạt động 3: Vận dụng 
Các nhóm thảo luận C7 đến C10
Đọc kết quả ở hình 2-3 ,GV ghi lên bảng ?
Cho HS đổi kết quả ra m,mm ?
Kết quả nào ghi đúng , kết quả nào ghi sai?
GV hướng dẫn cách ghi kết quả đúng theo quy định
GV đưa ra vd thước có ĐCNN là 1mm thì ghi theo mm
Nếu thước có ĐCNN là 2 cm thì ghi kết quả là bội của 2 cm. Vd l= 12 cm chứ không ghi 11cm 
Hoạt động 4:
Củng cô hướng dẫn về nhà
Vậy các nhóm hãy thảo luận lại và cho biết cách đo độ dài của 1 vật bằng thước ?
Nếu làm sai hoặc thiếu các bước trên thì kết quả đo sẽ như thế nào ?
Nêu ngắn gọn cách đo độ dài?
Dặn dò củng cố 
Làm bài tập 1-2.9 SBT trang 5 
Nêu cách xác định chu vi bút chì và đường kính sợi chỉ ?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà 10,11,12,13SBT trang 6 
GV gợi ý bài 12 ,13 
Về nhà :-Học thuộc bài đo độ dài
Đọc trước bài đo thể tích ? và tìm hiểu trong thực tế người ta đo thể tích bằng dụng cụ nào ?
BÀI GHI
Bài 2 :
 ĐO ĐỘ DÀI
I – CÁCH ĐO ĐỘ DÀI
Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước có GHĐ cho thích hợp
Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước 
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật 
Đọc ,ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật 
Lưu ý : Cách ghi kết quả ghi theo đơn vị nhỏ nhất chia trên thước 
 Cách đo độ dài 
Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước cho thích hợp
Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách
Đọc ,ghi kết quả đo đúng quy định
II – VẬN DỤNG
Đo chiều dài sải tay và độ dài bàn chân ghi kết quả vào vở 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gọi HS lên bảng kiểm tra 
Nhóm thảo luận C1 đến C5
Sẵn sàng trả lời câu hỏi của GV(Nhóm cử đại diện nói )
Nhóm khác nhận xét 
Các nhóm thảo luận C7 đến C10 và trả lời câu hỏi của GV
Ghi bài 
Các nhóm cử bạn đo , bạn làm mẫu tiến hành đo và mang kết quả lên nộp
Ghi bài về nhà 
RÚT KINH NGHIỆM:	
@&? 
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/MỤC TIÊU:
Biết 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng
Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp
Rèn tính cẩn thận và sự sáng tạo trong khi đong ,đo thể tích chất lỏng 
II/ CHUẨN BỊ
Dụng cụ cho 1 nhóm thực hành: 1 cốc 250ml đựng nước , 1 bình chia độ 250 ml , cốc nhỏ không ghi GHĐ 
In bảng 3.1 SGK ,1 bình chia độ 100ml ,1lon bia , chai nửa lít, can 1 lít 
Vẽ hình 3.1, 3.3,3.4,3.5
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ 
KIỂM TRA BÀI CŨ:
1-Nêu phương pháp đo chiều dài ? Và cho biết cách ghi kết quả sau khi đo ?
Nêu cách đo đường kính quả bóng bàn bằng thước thẳng và 2 vỏ bao diêm có độ chia nhỏ nhất là mm ?
Giáo viên nhận xét và cho điểm 
Hoạt đông 1:Tổ chức tình huống học tập 
Mọi vật dù to hay nhỏ đều chiếm 1 thể tích trong không gian ,vật thường tồn tại ở những dạng lỏng ,rắn ,khí .Vậy hôm nay chúng ta xét đo thể tích chất lỏng như thế nào ,mở vở ra học bài 
Hoạt động 2 : ôn lại đơn vị đo thể tích 
Hãy cho biết các đơn vị đo thể tích mà em biêùt ?
Khi đo thể tích chất lỏng thường dùng đơn vị nào ?
Khi 1 người hỏi cho mua 2 lít dầu là họ chọn đơn vị nào 
Cho học sinh làm c1?và chuyển sang hoạt động 3
Hoạt đông 3 Tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Giáo viên hỏi các dụng cụ trên bàn thường dùng để làm gì ?(GV giơ từng vật cho hs gọi tên )
Cho biết sự khác nhau giữa bìn ... -kết luận 
*Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc ) nhiệt độ của vật không thay đổi 
*Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở 1 nhiệt độ xác định .Nhiệt độ ấy gọi là nhiệt độnóng chảy .Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau 
Hoạt động 1 : (Tổ chức tình huống học tập )
1/Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào ?Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến như thế nào ?
2/GV nhận xét trả lời của học sinh cho điểm .
Hoạt động 2:
(Giới thiệu về hiện tượng đông đặc )
3/ GV giới thiệu thanh nhựa và nhận xét : Khi đốt trên ngọn đèn cồn thì hiện nào xảy ra ?
Nó liên quan đến hiện tượng nào mà em đã học ?
Nhận xét tiếp số nhựa chảy xuống cốc như thế nào đây?
Hiện tượng này chất chuyển như thế nào ?
So với quá trình nóng chảy thì em có nhận xét gì ?
Em hãy định nghĩa quá trình đông đặc ?
4/Cho HS ghi bài và định nghĩa 
5/ Lấy ví dụ về quá trình đông đặc ?
Hiện tượng đúc tượng đồng liên quan đến các hiện tượng nào mà em đã học ?
Hoạt động 3 (Giới thiệu tiếp thí nghiệm và phân tích kết quả )
6/ Ta xét tiếp đặc điểm về quá trình đông đặc 
Cho HS coi nốt băng hình thí nghiệm đông đặc
Và dán bảng kết quả rồi nhận xét và trả lời câu hỏi 
Thời gian để băng phiến nguội từ 860C xuống 60 0C là bao nhiêu ?
Băng phiến chuyển từ thể nào sang thể nào ?
Thời gian nào băng phiến tồn tại ở 2 thể ? Giai đoạn này cho ta biết gì ?
7/Gọi HS lên bảng chấm nhanh các điểm trên 
 đường đồ thị ?
Gọi hS lên nối đường đồ thị?.
Hoạt động 4 (Rút ra kết luận)
8/Căn cứ vào đường đồ thị trả lời C1,C2 ,C3,C4?
So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc ?
So sánh nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc ?Ghi KL ?
9/Theo dõi hiện tượng trên bảng và nhận xét sự khác nhau khi cùng đốt thanh chì và thanh đồng trên ngọn lửa đèn cồn ?
Điều đó cho ta biết gì ?
GV nhắc lại và giới thiệu bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất SGK ghi kết luận 
Hoạt động 5:(Vận dụng )
Trong bảng cho biết chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ? GV nêu ứng dụng để làm dây tóc đèn 
Chất nào có nhiệt độ đông đặc thấp nhất? Ứng dụng tạo nhiệt kế 
Cho biết nhiệt độ nóng chảy của chì và đồng ? Tại sao chì chảy mà đồng chưa chảy ?
Nhìn vào bảng nhiệt độ nóng chảy trả lời C5
Vận dụng trả lời C6,C7 ?
Nhìn lên đèn chiếu để trả lời 1 số câu hỏi sau 
Dăn dò :Về nhà học thuộc kết luận của bài , tập vẽ đồ thị vào vở bài học , tìm hiểu thêm trong thực tế các hiện tượng liên quan đến sự nóng chảy , đông đặc , bay hơi , ngưng tụ 
Đứng tại chỗ trả lời 
Quan sát hiện tượng để nhận xét 
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi ?
Quan sát băng hình 
Nhận xét trả lời 
Nhóm thảo luận trả lời 
Quan sát trả lời 
Ghi kết luận 
Trả lời câu hỏi theo nhóm vào bảng cá nhân 
Ghi dặn dò về nhà 
HDVN: 
Học bài theo sgk+vở ghi
Làm bài tập 24 trong sách bài tập vào vở bài tập
Xem trước bài Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Tuần 13(HKII) Ns: 12/4/2009 Nd: 13/4/2009
Tiết 30 : SỰ BAY HƠI VA SỰ NGƯNG TỤ 
A-MỤC TIÊU :
1/Kiến thức :
-Nhận biết được hiện tượng bay hơi ,sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ , gió mặt thoáng 
- Biết cách tìm hiểu tác động của 1 số yếu tố lên 1 hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động 1 lúc .
- Tìm được ví dụ về hiện tượng bay hơi và sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ , gió và mặt thoáng .
2/ Kỹ năng
-Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiêm kiểm chứng tác động của nhiệt độ , gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi 
- Rèn kỹ năng quan sát , so sánh , tổng hợp .
3/Thái độ : Trung thực , cẩn thận , có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
B-CHUẨN BỊ :
Cả lớp : Hình 26 phóng to 
Nhóm : - Giá đỡ thí nghiệm 
-1 kẹp vạn năng 
- 2 đĩa nhôm giống nhau 
- 1 bình chia độ ( có ĐCNN là 0,1 hoặc 0,2 ml)
- Một đèn cồn 
C-TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Bài ghi
SỰ BAY HƠI 
VA SỰ NGƯNG TỤ
I.Sự bay hơi :
Bôi cồn lên tay ta thấy cồn chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
II.Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nảo 
1/Quan sát hiện tượng 
HìnhA1,A2,B1,B2,C1,C2
SGK
2/Kết luận 
 Tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió , diện tích mặt thoáng của chất lỏng .
3/Thí nghiệm kiểm tra 
SGK
Hoạt động của thày
Hoạt động 1 :Kiểm tra và đặt vấn đề 
-Kiểm tra : Nêu đặc điểm của quá trình nóng chảy và đông đặc 
- Gọi HS sửa bài 24 – 25 . 1 ,
24 -25 . 2
-Đặt vấn đề : Giáo viên đổ 1 ít cồn ra tay và cho hs nhận xét xem cồn đã biến đi đâu 
Nó có giống 2 quá trình trước chúng ta đã học không ?Hôm nay ta xét tiếp sự chuyển thể từ lỏng sang hơi 
Cho 2 ví dụ về sự bay hơi của 1 chất không phải là nước ?
Sự bay hơi xảy ra nhanh khi nào?
Hoạt động 2 :Quan sát tranh và nhận xét 
_Quan sát hình 26.2a(A1,A2)trả lời C1,C2,C3
-Từ đó em cho biết tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Ghi KL 
-Các nhóm thảo luận và trả lời C5 ?
-GV nhân xét và sửa lại .
Hoạt động 3 :Thí nghiệm kiểm chứng 
-Làm thí nghiệm kiểm chứng 
-Trả lời C5 ?
-Trả lời C6 ?
-Trả lời C7?
-Mục tiêu của thí nghiệm muốn kiểm chứng điều gì ?
-GV giới thiệu các dụng cụ và cho HS nói cách tiến hành TN
-Các nhóm tiếm hành thí nghiêm và ghi kết quả vào bảng 
Hoạt động 4:(Vạch kế hoạch kiểm chứng các điều kiện còn lại)
-Vạch kế hoạch kiểm chứng các điều kiện còn lại ?
Hoạt động 5:Vận dụng 
-Cho HS vận dụng trả lời C9,C10
- Hướng dẫn bài 27-27
Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
-Làm thí nghiêm kiểm tra ghi kết quả thí nghiêm vào vở 
-Bài tập 26-27.1 đến 26-27,8 SBT
Hoạt động của trò
-3 HS có tên lên bảng làm bài 
-Cả lớp quan sát hiện tượng rồi giơ tay trả lời 
Ghi tựa bài 
Giơ tay trả lời cá nhân 
Mở SGK quan sát tranh thảo luận nhóm viết ra bảng con trả lời nhanh 
Giơ tay trả lời cá nhân
Ghi Kl vào vở 
Các nhóm thảo luận trả lời ra bảng 
Các nhóm thảo luận và trả lời ra bảng 
Giơ tay trả lời cá nhân
Thảo luận nhóm viết ra giấy rồi thu giấy đọc 
Thảo luận nhóm và trả lời ra bảng 
Ghi bài về nhà 
Tuần 15(HKII) Ns: 26/4/2009 Nd: 27/4/2009
 Tiết 31 	SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT)
MỤC TIÊU :
1/Kiến thức :
Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi .
Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ .
Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ .
Biết tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ .
 2/ Kỹ năng :
Sử dụng nhiệt kế 
Sử dụng đúng thuật ngữ : Dự đoán , thí nghiệm , kiểm tra dự đoán , đối chứng , chuyển từ thể  sang thể 
Quan sát ,so sánh .
 3/Thái độ : Rèn tính sáng tạo , nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý .
CHUẨN BỊ :
 	Chuẩn bị cho 7 nhóm : Mỗi nhóm gồm :
Hai cốc thuỷ tinh chứa sẵn nước mầu 
Hai nhiệt kế dầu 
1 khăn lau 
Nước đá đập nhỏ (một chút )
Cả lớp : Một cốc thuỷ tinh , 1 đĩa đậy trên cốc , 1 phích nước nóng .
C-TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài ghi
Bài 27
SỰ NGƯNG TỤ 
1,Tìm cách quan sát ngưng tụ :
a-Hiện tương ngưng tụ
Hiện tương chất khíbiến thành chất lỏng là sự ngưng tụ.Quátrình ngưng tụ ngược với quá trình bay hơi 
b-Dự đoán :
TNGVtrên lớp
c-Thí nghiệm kiểm tra
- Dụng cụ 
-Tiến hành 
-Kết quả :
d-Kết luận :
Hơi nước trong không khí gặp lạnh thì ngưng tụ thành nước.
Hoạt động của giáo viên
-Hoạt động 1 : Kiểm tra 10’ giấy 
Thu thí nghiệm đã soạn của các nhóm.Giáo viên nhận xét ,khuyến khích các em.
-Hoạt động 2 :Tổ chức tình huống học tập và dự đoán về sự ngưng tụ .
GV làm thí nghiệm đổ nước nóng vào cốc , cho HS quan sát thấy nước bốc lên. Đậy nắp (Cho HS quan sát đĩa trước khi đậy )
Một lát sau cho HS quan sát mặt đĩ a nêu nhận xét 
Hiện tượng này đã chuyển thể chất như thế nào ?
GV vào bài :Nó là quá trình ngược của bài trước ta học .
Muốn chất lỏng bay hơi ta phải làm nóng hay làm lạnh chất lỏng ?
Ngưng tụ là quá trình ngược của hiện tượng bay hơi thì muốn hơi ngưng tụ ta phải làm tăng hay giảm nhiệt độ?
Có cách nào làm giảm nhiệt độ của cốc nước này?
Ta làm thí nghiệm để xem dự đoán trên có đúng hay không .
GV giới thiệu 2 cốc nước .Tại sao cô phải pha nước mầu ?(So sánh nước trong ly và nước ngoài ly)
Cô cần nhiệt kế để làm gì ?
Trong không khí có hơi nước không ? Tại sao?
Nếu giảm nhiệt độ của hơi nước thì hơi nước có ngưng tụ không ?
Nếu có ngưng tụ thì có hiện tượng gì xảy ra?
Tại sao cô dùng 2 cốc ?(Một cốc để đối chứng )
Bây giờ ta tiến hành thí nghiệm (Có thể tiến hành thí nghiệm xong mới phân tích để đảm bảo thời gian .
Điều khiển học sinh làm thí nghiệm và trả lời C1,C2,C3,C4,C5 để rút ra kết luận. 
-Hoạt động 4 :(Ghi nhớ , vận dụng )
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hướng dẫn HS trả lời C6,C7,C8.
Hướng dẫn bài tập 26-27.3,.4
-Hoạt động 5 : hướng dẫn về nhà 
Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra dự đoán đặc điểm của sự ngưng tụ 
Bài tập 26-27 SBT
Chép bảng 28.1 vào 1 trang vở.
Hoạt động của 
học sinh
Nhận giấy làm kiểm tra.
Quan sát GV làm thí nghiệm và nhận xét 
Trả lời câu hỏi của GV
Ghi bài 
Trả lời câu hỏi của GV
Cùng thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm 
Nghe GV dẫn dắt thấy mục tiêu của thí nghiệm 
Trả lời câu hỏi của GV
Các nhóm thảo luận và tiến hành thí nghiệm 
Thảo luận trả lời câu hỏi C1,C2,C3,C4,C5
Ghi kết luận 
Ghi bài tập về nhà.
@&? 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Vat Ly 6.doc