Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 25: Nhiệt kế – nhiệt giai

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 25: Nhiệt kế – nhiệt giai

A- Mục tiêu:

 - Hs nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

 - Phân biệt được nhiệt giai xen xi út và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyểnnhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

 - Hs có khả năng đổi nhiệt độ từ 0C sang 0F và ngược lại.

 - Giáo dục tính cẩn thận.

B- Chuẩn bị:

 - Đồ dùng:

 + Gv: Bảng 22.1, tranh vẽ các loại nhiệt kế.

 + Mỗi nhóm Hs: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế,

 3 chậu thuỷ tinh. Các chậu đựng: ít nước, nước đá. Phích nước nóng.

 - Những điểm cần lưu ý:

 + NHiệt kế thường dùng chất lỏng vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nhưng không quá nhiều như chất khí, khi trở lại nhiệt độ ban đầu thể tích của chúng coi như đúng bằng thể tích ban đầu.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 25: Nhiệt kế – nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 Nhiệt kế – Nhiệt giai
S:
G:
A- Mục tiêu:
	- Hs nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
	- Phân biệt được nhiệt giai xen xi út và nhiệt giai Farenhai, có thể chuyểnnhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
	- Hs có khả năng đổi nhiệt độ từ 0C sang 0F và ngược lại.
	- Giáo dục tính cẩn thận.
B- Chuẩn bị:
	- Đồ dùng:
	+ Gv: Bảng 22.1, tranh vẽ các loại nhiệt kế.
	+ Mỗi nhóm Hs: 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế, 
 3 chậu thuỷ tinh. Các chậu đựng: ít nước, nước đá. Phích nước nóng.
	- Những điểm cần lưu ý:
	+ NHiệt kế thường dùng chất lỏng vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nhưng không quá nhiều như chất khí, khi trở lại nhiệt độ ban đầu thể tích của chúng coi như đúng bằng thể tích ban đầu.
	+ Chọn thuỷ ngân (Hg) vì dễ lấy ở dạng nguyên chất và là kim loại dẫn nhiệt tốt. Thuỷ ngân rất độc nên phải thận trọng khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân.
	- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
	I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số:  Vắng: 
	II- Kiểm tra bài cũ:
	H1: Phát biểu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất.
 Gv: ĐVĐ: SGK.
	III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Gv: Treo tranh vẽ 22.1; 22.2. ở tiểu học các em đã được học về nhiệt kế. Chúng ta cùng nhớ lại và quan sát tranh vẽ -> dự đoán câu trả lời C1.
Gv: Ghi dự đoán của Hs lên bảng.
Hs: Hoạt động nhóm làm TN 22.1; 22.2. Rút ra nhận xét.
Hs: Quan sát hình vẽ 22.3; 22.4 -> Trả lời C2. 
Gv: Treo tranh vẽ hình 22.5 – Hs quan sát.
Hs: Hoạt động nhóm tìm hiểu cấu tạo GHĐ, ĐCNN  của các loại nhiệt kế.
Gv: Treo bảng 22.1.
Hs: Lên điền.
Hs: Quan sát chỗ thắt của nhiệt kế y tế – Tìm hiểu tác dụng của nó.
Trảv lời C4.
Hs: Đọc – nghiện cứu a, b. Quan sát hình 22.5 (3).
Gv: Treo tranh vẽ – giới thiệu nhiệt giai xen xi út và nhiệt giai Farenhai.
- Nhiệt giai Farenhai được sử dụng nhiều ở các nước nói tiếng Anh.
Hs: Vận dụng làm C5. 
I- Nhiệt kế
C1: Cảm giác của tay ta không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh.
C2: Xác định nhiệt độ 00C và 1000C trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
C3:
C4:  chỗ thắt có tác dụng không cho Hg tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
II- Nhiệt giai
- Thang nhiệt độ xen xi út ký hiệu 0C mỗi phần chia ứng với 10C.
- Thang nhiệt độ Farenhai ký hiệu 0F.
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C ứng với 320F.
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C ứng với 2120F nghĩa là 1000C ứng với:
 2120F – 320F = 1800F.
 10C = 1,80F.
III- Vận dụng
C5: 
 300C = 00C + 300C
 = 320F + 30. 1,80F = 860F.
	IV- Củng cố:
Khái quát nội dung bài dạy.
Nêu cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế? Trả lời bài tập 22.1; 22.2 (SBT).
Đọc “Có thể em chưa biết”.
V- Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ – làm bài tập 22.1 -> 22.7 (SBT).
Đọc bài “Thực hành đo nhiệt độ”.
Chuẩn bị: Mỗi Hs – kẻ sẵn mẫu báo cáo TN. Trả lời sẵn C1 -> C9. 
Giờ sau thực hành.
D- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT25.doc