Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 11: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 11: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)

* Kiến thức:

 + Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN của một lực kế.

 + Biết đo lực bằng lực kế.

 + Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng, hoặc ngược lại.

 * Kỹ năng:

 + Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.

 + Biết cách sữ dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.

 * Thái độ :

 

doc 16 trang Người đăng levilevi Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 11: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11:	 LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC
 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
	 Ngày soạn:18/10/2008
I. MỤC TIÊU:
	* Kiến thức:
	+ Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN của một lực kế.
	+ Biết đo lực bằng lực kế.
	+ Biết mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng, hoặc ngược lại.
	* Kỹ năng:
	+ Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.
	+ Biết cách sữ dụng lực kế trong mọi trường hợp đo.
	* Thái độ :
	+ Rèn luyện tính sáng tạo, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV : 1 cung tên; 1 xe lăn; 1 vài quả nặng;
HS : Nhóm ( 1 lực kế lò xo; 1 sợi day mảnh để buộc vào SGK ) 
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1) Ổn định tổ chức:	Sĩ số.
	2) Kiểm tra bài cũ:
	+ HS1: Lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? Lực đàn hồi có phương và chiều như thế nào?
	+HS 2: Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Em hãy chứng minh?
	3) Bài mới:
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống.
 Trong bài trước ta đã biết đo trọng lực bằng đơn vị Niutơn (N). Làm thế nào để biết rằng cái cặp của em nặng bao nhiêu Niutơn? Tay người kéo day cung bằng một lực bao nhiêu niutơn? Hai đội kéo co kéo nhau bằng một lực bao nhiêu niutơn?
 Ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt để đo lực , gọi là lực kế 
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế.
 1/ Cấu tạo của lực kế:
 GV yêu cầu các nhóm cầm lực kế lên.Gv cũng cầm một lực kế , vừa chỉ vào các bộ phận của lực kế vừa nêu tên .Tập trung chú ý vào ba bộ phận :
 - Cái lò xo
 - Bảng chia độ, đồng thời là giá treo lò xo
 - Kim chỉ thị gắn ở đầu dưới tự do của lò xo.
* Yêu cầu HS trả lời C1.
 2/ Tìm hiểu GHĐvà ĐCNN của lực kế 
 Yêu cầu HS quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình, cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế .
 Hỏi thêm:
 -GHĐ cho ta biết điều gì?
 - Lực kế của các em có thể phân biệt được lực nhỏ nhất là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
 Đầu tiên GV làm mẫu giới thiệu chung về cách đo, sau đó hướng dẫn HS chi tiết từng động tác để đảm bảo cho phép đo được chính xác.
 - GV vừa nói vừa làm động tác mẫu:
 Muốn đo 1 lực, ví dụ như lực kéo của tay, ta cho lực đó tác dụng vào đầu tự do của lò xo, cầm giá (vỏ) của lực kế sao cho lò xo hướng theo phương của lực, lò xo dãn ra, kim chỉ thị di chuyển rồi dừng lại. Lúc đó kim của lực kế chỉ cường độ lực cần đo.
 Các em hãy dùng lực kế của mình thử đo trọng lượng của quả cân 200g.
 GV đã cố ý điều chỉnh từ trước 1 số lực kế lúc đầu chưa có lực tác dụng, kim chỉ thị chỉ khác 0.
 Các lực kế của các em đều tốt, thế mà kết quả đo khác nhau.Nguyên nhân vì đâu? Có thể vì ta chưa sũ dụng lực kế đúng quy cách.
 Đầu tiên các em để lực kế thẳng đứng, đầu tự do hướng xuống dưới, khi chưa có lực tác dụng, kim lực kế chỉ bao nhiêu?
 Vậy việc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị thế nào?
 _ GV hướng dẫn cách điều chỉnh.
 Các em còn thấy nguyên nhân nào làm cho kim chỉ sai nửa không? Thử đặt lực kế nghiêng rồi treo quả nặng vào xem kết quả có khác với khi để thẳng đứng không?
 Hãy quan sát kỹ để tìm hiểu xem vì sao cầm lực kế nghiêng kết quả đo lại nhỏ hơn.
 - Vậy muốn kim chỉ đúng thì ta phải đặt lực kế thế nào?
Phải đặt lực kế sao cho lò xo song song với phương của lực để cho lò xo không chạm vào giá đỡ (hay vỏ lực kế).
 Yêu cầu HS trả lời C3 trong SGK.
 Tóm lại, muốn đo lực được chính xác phải lần lượt thực hiện các động tác nào?
Điều chỉnh số 0 của lực kế.
Cho lực cần đo tác dụng vào đầu tự do của lực kế.
Cầm giá của lực kế (hay vỏ lực kế) quay sao cho phương của lò xo trùng với phương của lực 
Điều chỉnh cho lò xo không chạm vào gia.ù 
Khi kim dừng lại, đứng im, đọc số chỉ. 
Hoạt động 4: Thực hành đo lực.
 Yêu cầu HS đo trọng lượng của cuốn SGK Vật lý 6.
 Hoạt động 5: Tìm công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng.
 Hãy dùng lực kế của nhóm lần lượt đo trọng lượng của các quả cân 50g, 100g, 150g, 200g, 300g.
 Từ đó suy ra mối liên hệ giữa số đo khối lượng m (tính ra kg) và số đo trọng lượng P (tính ra N).
Hoạt động 6: Vận dụng.
 Trả lời C7.
Hoạt động 7: Cũng cố 
 + Đọc phần ghi nhớ
 + Đọc có thể em chưa biết 
.
.
Trao đổi nhóm :
- Với cái cặp thì có thể cân khối lượng rồi tính ra trọng lượng.
- Với dây cung và kéo co thì chưa biết cách làm.
- HS quan sát GV giới thiệu, đối chiếu với lực kế của mình.
* Một HS đọc to câu trả lời C1, cả lớp bổ sung.
 -Vì cả lớp có lực kế giống nhau nên 1 HS đọc to, cả lớp bổ sung.
- Mỗi HS trong nhóm đo một lần, ghi lại kết quả rồi so sánh với nhau.
 Kết quả đo không giống nhau.
-Một số HS phát hiện kim lực kế chỉ số khác 0.
-Điều chỉnh cho lúc đầu kim chỉ số 0.
-Thep hướng dẫn của GV, các nhóm điều chỉnh số 0 trên lực kế của mình.
HS làm thử: nếu đặt nghiêng thì đo được một lực nhỏ hơn để thẳng đứng.
-HS thảo luận mhóm phát hiện ra một phần của lò xo bị chạm vào giá đỡ (hay vỏ lực kế).
Gọi 1 HS đọc to, cả lớp bổ sung.
*Gọi 1 HS phát biểu, cả lớp bổ sung.
- Mỗi HS đo 1 lần, ghi lại kết quả. So sánh kết quả đo của các bạn trong mhóm .Nếu sai khác nhiều thì tìm nguyên nhân
Khối lượng
(tính ra kg)
Trọng lượng
(tính ra N)
50g= 0,05 kg
100g= 0,10kg
150g= 0,15kg
200g= 0,20kg
300g=0,30kg
 .
I. TÌM HIỂU LỰC KẾ:
 1) Lực kế là gì? 
 2) Mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản:
 * C1:
 (1) lò xo 
 (2) kim chỉ thị 
 (3) bảng chia độ. 
* C2: 
II.ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ:
Cách đo lực 
* C3: 
(1) vạch 0
(2) lực cần đo 
(3) phương
Thực hành đo lực:
C4:
C5:
III.CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
* C6:
a) (1) 10
b) (2)200
c) (3) 10N
 P= 10m
IV. VẬN DỤNG:
* C7:
	4) Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học:
	+ Học thuộc phần ghi nhớ 
	+ Làm C8, C9 SGK
	+ Làm BT 10.1; 10.2; 10.3 SBT.
	b) Bài sắp học: Tiết 12: KHỐI LƯỢNG RIÊNG-TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
	+ Kẽ bảng khối lượng riêng của 1 số chất
Tiết 12:	KHỐI LƯỢNG RIÊNG-TRỌNG LƯỢNG RIÊNG.
	Ngày soạn:25/10/2008
 I. MỤC TIÊU:
	* Kiến thức:
	+ Hiểu khối lượng riêng và trọng lượng riêng là gì?
	+ Xây dựng được công thức tính m= D.V và P= d.V
	+ Xử dụng bảng khối lượng riêng của 1 số chất để xác định: Chất đó là chất gì? Khi biết khối lượng riêng của chất đó hoặc tính được khối lượng hoặc trọng lượng của 1 số chất khi biết khối lượng riêng.
	* Kỹ năng:
	+ Sử dụng phương pháp cân khối lượng và phương pháp đo thể tích để đo trọng lượng của vật.
	* Thái độ:
	+ Ngiêm túc, cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ :
	*GV: Bảng phụ (bảng khối lượng riêng của 1 số chất)
	*HS: + 1 lực kế có GHĐ từ 2 đến 2,5N
	+ 1 quả nặng bằng sắt hoặc đá 
	+ 1 bình chia độ có ĐCNN đến cm3
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1) Ổn định tổ chức:	Sĩ số.
	2) Kiểm tra bài cũ:
	-HS1: Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng vật lý nào? Em hãy nêu nguyên tắc cấu tạo của lực kế? Chữa BT 10.1?
	- HS2: Chữa BT 10.3 và 10.4 SBT.
	3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống.(5phút)
 Sử dụng câu chuyện ở đầu bài, nên thêm chi tiết để HS thấy sự khó khăn và tính hấp dẫn.
 Người ta tìm thấy ở Ấn độ một cái cột bằng sắt được dựng lên đã hơn 1000 năm thế mà vẫn nhẵn bóng, không bị rỉ .Nghiên cứu kỹ người ta biết được rằng, cái cột đó bằng sắt nguyên chất .Làm được sắt nguyên chất đến nay vẫn là việc rất khó. Không biết người Ấn Độ cổ xưa đã làm cái cột đó hết bao nhiêu kilôgam sắt nguyên chất? Không thể nhổå cột lên mà cân. Vậy làm thế nào mà biết được?
 Hơn nữa: Ở Ai Cập có những Kim tự tháp khổng lồ bằng đá được xây dựng từ hơn 2000 nẳm trước. Người ta đã xếp những tảng đá có thể tích đến vài chục mét khối để xây dựng kim tự tháp.Không biết muốn đưa một tảng đá đó lên cao thì phải dùng 1 lực là bao nhiêu? Bao nhiêu người mới có thể khiêng nổi 1 tảng đá đó? Em thử tính xem.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định khối lượng của 1 vật mà ta không thể đặt lên cân được.(5 phút)
 Rõ ràng không thể để cái cột sắt ở Ấn Độ hay khối đá ở kim tự tháp lên cân hoặc chia nhỏ rồi cân từng phần .Nhưng ta đã biết gì về cái cột hay tảng đá?
 Từ 2 thông tin đó ta làm cách nào để xác định được khối lượng của vật?
 Ta xét 1 trường hợp khác đơn giản hơn như sau: Biết 1 lít nước có khối lượng 1kg. Vậy 1 thùng chứa 2m3 nước có khối lượng là bao nhiêu? 2m3 = 2000lít.
 Hãy vận dụng cách làm này để tìm khối lượng cái cột sắt (hay tảng đá).
 Nói rõ ta phải làm những việc gì?
Hoạt động 3: GV thông báo khái niệm khối lượng riêng.
 Trong ví dụ trên, ta phải xác định khối lượng của 1 đơn vị thể tích chất làm cột (sắt), có thể là 1cm3,1dm3, hay 1m3 .Ở nước ta, chọn đơn vị hợp pháp của thể tích là 1m3.
 Khối lượng của một mét khối một chất gọi là Khối lượng riêng của chất đó.
 Đơn vị đo khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối .Kí hiệu là kg/m3.
 Yêu cầu HS nhắc lại: Khối lượng riêng là gì? Cho ta biết cái gì?
 Hãy căn cứ vào bảng KLR trong SGK để tìm xem 1m3 sắt,đồng,dầu hoả có khối lượng bao nhiêu?
Hoạt động 4: Lập công thức tính khối lượng theo khối lượng riêng.
 Yêu cầu HS trả lời C2 và C3 mà không phải giải thích lý do vì sao?
Hoạt động 5: Tìm hiểu trọng lượng riêng.
 GV thông báo .Tương tự như khối lượng riêng, nhiều khi ta cần biết trọng lượng riêng của 1 chất để tính trọng lượng của 1 vật mà ta không thể đo bằng lực kế .Ví dụ như tìm trọng lươ ... øm 3 phần ,cứ 2 HS giữ 1 phần để đo .Mỗi HS phải đo 1 lần. Mỗi nhóm chỉ có 1 cái cân và 1 bình chia độ nên phải luân phiên sử dụng.
- Hướng dẫn cho HS đo khối lượng sỏi trước rồi mới đo thể tích sau.
 * GV kiểm tra cẩn thận cách sử dụng cân và bình chia độ như đã học. Đặc biệt chú ý: Điều chỉnh mức thăng bằng ban đầu của cân và đặt bình chia độ thẳng đứng, cách đọc khối lượng tổng cộng của sỏi và mực nước trong bình.
- Sau mỗi lần đo, lấy sỏi ra khỏi nước, phải lau khô sỏi rồi mới đo lần sau.
Hoạt động 3: Tổng kết bài.
 1. GVthu các bản báo cáo.
 2. Nêu nhận xét về tình hình làm bài thực hành về các mặt :
 + Về việc chuẩn bị lý thuyết của HS.
 +Về sự phân công của các nhóm.
 +Về việc thực hiện các phép đo (có đúng quy tắc hay không).
 + Về độ chính xác của phép đo. (So sánh kết quả của các nhóm).
Hoạt động 4:(Dành riêng cho GV) 
 * Chấm và đánh giá bài thực hành :
 Đánh giá về ba mặt :
- Chuẩn bị lý thuyết cho bài thực hành : 2 điểm
-Kĩ năng thực hiện các phép đo, kết quả đo: 5 điểm
-Báo cáo kết quả: 3 điểm
- HS làm việc cá nhân.
- Một HS đọc to, cả lớp bổ sung.
- HS phân công trong nhóm để lần lượt sử dụng cân và bình chia độ.
-Mỗi HS lập 1 bảng kết quả đo riêng.
- Mỗi HS tính khối lượng riêng của phần sỏi mình đo.
 Sau đó lấy giá trị của bạn đo được để tính giá trị lhối lượng riêng trung bình.
 4) Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học:
	+ Nắm lại cách tính khối lượng riêng.
	b) Bài sắp học: Tiết 14: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.
	+ Kẽ bảng 13.1SGK
Tiết 14:	MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.
	Ngày soạn:08/11/2008
 I. MỤC TIÊU:	Ngày dạy : 10/11/2008
	* Kiến thức:
	+ Biết làm thí nghiệm so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lê theo phương thẳng đứng.
	+ Nắm được tên cảu 1 số máy cơ đơn giản thường dùng.
	* Kỹ năng:
	+ Sử dụng lực kế để đo lực.
	* Thái độ:
	+ Trung thực khi đọc kết quả đo và nhi viết báo cáo thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: Tranh vẽ phóng to H 13.1; 13.2; 13.4; 13.5; 13.6;
	* HS: - 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5N
	 - 1 quả nặng 2N.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DAỴ:
	1) Ổn định tổ chức:	Sĩ số.
	2) Kiểm tra bài cũ: 
	3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống
 Nhiều khi ta cần phải kéo 1 vật nặng lên cao, ví dụ như kéo 1 ống bê tông như ở H13.1 SGK lên.
 Có những cách nào và dùng những dụng cụ nào để kéo vật lên được dễ dàng, đỡ vất vả?
Hoạt động 2: Dùng day kéo lên.
 - Đơn giản nhất là luồn đây vào rồi dùng tay kéo lên.
- Các em đã học về 2 lực cân bằng, ở đây có 2 lực tác dụng tác dụng lên vật nặng: Trọng lượng P và lực kéo của day F. Muốn kéo vật lên thì phải có điều kiện gì?
- Dùng dây để kéo vật lên m như ở H1; H2; H3.
 Trong 3 cách thì cách nào cần phải dùng lực tổng cộng nhỏ nhất? Tại sao?
* Gợi ý: Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em.
 Ta dùng lực kế để đo lực và thay ống bê tông bằng một quả nặng.
Cho HS thảo luận về cách bố trí thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS cầm lực kế sao cho các day kéo có phương như hình 1, 2, 3.
* Ghi kết quả đo vào bảng kết quả.
Căn cứ vào bảng kết quả rút ra nhận xét :
- Trường hợp nào tổng các lực kéo lên nhỏ nhất?
- So sánh lực kéo lên nhỏ nhất với trọng lượng của vật (trả lời C1).
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
 Trả lời C2. Hoàn chỉnh câu kết luận. GV cần chú ý: Trường hợp bố trí như hình 4 thực chất là do trọng lượng của vật 
Hỏi thêm:Vậy nếu vật nặng,cần nhiều người hợp sức để kéo vật lên thì nên buộc day thế nào để mỗi người chỉ phải dùng một lực nhỏ nhất,tổng các lực cần dùng nhỏ nhất ?Yêu cầu HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét 
Hoạt động 4: Giới thiệu sơ bộ máy cơ đơn giản 
 Trong thực tế chúng ta thường thấy người ta còn dùng những dụng cụ nào để kéo vật lên cao được dễ dàng (ngoài việc dùng day kéo)?
 Gợi ý:
- Người thợ xây dùng cái gì để đưa xô vữa lên cao?
- Ở nông thôn, dùng dụng cụ nào để kéo gầu nước ở giếng lên được dễ dàng?
- Ở nhà tầng, làm thế nào để đưa xe đạp lên tầng trên được nhẹ nhàng?
Hoạt động 5: Củng cố bài
 Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6.
Với mỗi câu gọi một HS nêu câu trả lời trước lớp .Các HS khác bổ sung.
Hoạt động 6: Tổng kết bài:
 Yêu cầu 1 HS đọc to phần ghi nhớ.
 Nói rõ thêm: Nếu dùng nhiều day buộc để kéo vật lên thì nên bố trí các day thế nào để được lợi nhất, tổng lực kéo nhỏ nhất?
Để 2 phút cho HS suy nghĩ đề xuất cách làm, không thảo luận.
 H1: Một day
H2:Hai dây song song
H3: Hai dây choãi ra.
Cách buộc dây
Tổng các lực để kéo vật lên
Một dây
2 dây //
2 dây choãi ra,
.N
.N
.N
- Dùng 1 dây hoặc 2 dâykéo lên song song thì tổng lực kéo lên nhỏ nhất.
-Lực kéo lên nhỏ nhất bằng trọng lượng của vật.
H4:
 HS có thể nhận biết điều này qua thí nghiệm nhưng không yêu cầu giải thích vì sao.
 Thảo luận chung ở lớp.
Kéo sao cho 2 dây song song.
HS chỉ có thể mô tả sơ bộ dụng cụ được sử dụng mà chưa nêu được tên. GV giới thiệu tên các dụng cụ ứng với 3 trường hợp: ròng rọc, đòn bảy (cầu vượt), mặt phẳng nghiêng.
Chỉ cần nhận dạng mà chưa cần biết cấu tạo và cách sử dụng.
HS chuẩn bị cá nhân rồi tham gia ý kiến bổ sung nếu có.
I.KÉO VẬT LÊN THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG:
 1) Đặt vấn đề:
 2) Thí nghiệm:
* Nhận xét:
 C1: Bằng với trọng lượng của vật
3) Rút ra kết luận
 C2: Ít nhất bằng
 C3:
II.CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
* Các máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
C4:a) dễ dàng
 b)máy cơ đơn giản
 C5:Không.Vì tổng các lực kéo cả bốn người là 400N x 4=1600N< trọng lượng của ống bê tông(2000N)
 C6:
	4) Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học:
	+ Học thuộc phần ghi nhớ
	+Làm BT 13.1; 13.2; 13.3 SBT
	b) Bài sắp học: Tiết 15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
	+ Kẽ bảng 14.1 SGK.
	+ Đọc trước phần tiến hành thí nghiệm.
Tiết 15:	 MẶT PHẲNG NGHIÊNG.
	 Ngày soạn:15/11/2008
I. MỤC TIÊU:	Ngày dạy : 17/11/2008
	* Kiến thức:
	+ Nêu được thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
	+Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.
	* Kỹ năng:
	+ Sử dụng lực kế 
	+ Làm thí nghiệm kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao (chiều dài) mặt phẳng nghiêng.
	* Thái độ:
	+ Cẩn thận, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: Tranh vẽ phóng to H 14.1 và 14.2.
	 Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm.
	* HS: -1 lực kế có GHĐ 2N trở lên
	 - 1 khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng2N
	 - 1 mặt phẳng nghiêng (độ cao thay đổi được)
	 - Mỗi nhóm 1 phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
	1) Ổn định tổ chức:	Sĩ số
	2) Kiểm tra bài cũ:
	-HS 1: Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Cho thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống?
	-HS 2: GVtreo H13.2 lên bảng và nêu câu hỏi: Nếu lực kéo của mỗi người trong H13.2 là 450N thì những người này có kéo được ống bê tông lên không? Vì sao?
	3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
 Trên hình 13.4 là trường hợp người ta dùng mặt phẳng để kéo vật lên cao.
 Làm như thế công việc có dễ dàng hơn không so với khi nâng lên thẳng đứng? Xét về mặt dùng lực để đưa lên thì có gì lợi hơn? Hãy đưa ra dự đoán.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
a) Đề xuất phương án thí nghiệm.
-Muốn kiểm tra dự đoán ta phải làm gì?
-Làm thế nào để đo được hai lực đó?
-Yêu cầu một HS làm động tác đo, GV uốn nắn động tác, chú ý nhắc nhở cách cầm lực kế sao cho lò xo lực kế không bị chạm vào giá đỡ.
b) Tiến hành thí nghiệm, thực hiện phép đo.
-Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như ở hình 14.2 SGK và thực hiện như chỉ dẫn ở C1.
-Làm thí nghiệm ba lần với mặt phẳng có độ nghiên khác nhau và ghi kết quả vào bảng kết quả thí nghiệm như trong SGK.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
 Căn cú vào kết quả thí nghiệm, trả lời câu hỏi nêu lên ở đầu bài: Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên cao có dễ dàng hơn không? Có lợi hơn về mặt nào?
Hoạt động 4: Nêu câu hỏi bổ sung.
 Đặt mặt phẳng nghiêng như thế nào thì lực cần để kéo vật lên nhỏ hơn?
 Gợi ý cho HS: dựa vào bảng kết quả thí nghiệm để tìm ra mối liên hệ giữa cường độ lực kéo và độ nghiêng của mặt phẳng.
Hoạt động 5: Vận dụng.
 Trả lời C3.
 Thay C4 bằng câu sau đây: Tại sao khi kéo xe lên dốc, dốc càng thoai thoải càng dễ kéo hơn?
Hoạt động 6: Tổng kết bài.
 Bài tập về nhà: 14.2, 14.3, 14.4 sách BTVL6. 
 Dự đoán:
Có dễ dàng hơn người ta mới làm.
Có thể là chỉ cần một lực nhỏ hơn khi nâng lên thẳng đứng.
+Thảo luận chung ở lớp:
-Phải đo lực cần dùng trong hai trường hợp: Nâng vật lên thẳng đứng, kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng rồi so sánh hai lực đó. 
-Dùng lực kế móc vào vật để kéo lên. 
-Làm thí nghiệm theo nhóm. Mỗi HS trong nhóm thực hiện một lần đo.
-Mỗi người ghi lại kết quả đo của bạn trong nhóm vào bảng kết quả thí nghiệm của mình. 
+Thảo luận chung ở lớp về câu kết luận: Dùng mặt phẳng nghiêng thì có thể kéo vật lên cao bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
+Độ nghiêng càng nhỏ thì lực cần để kéo vật lên càng nhỏ.
1)Đặt vấn đề:
2) Thí nghiệm:
	4) Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học:
	+ Học thuộc phần ghi nhớ.
	+ Nắm lại cách tiến hành đo.
	b) Bài sắp học: Tiết 16:	ĐÒN BẨY
+Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
	**********************

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 6 tu tiet 11 den tiet 15.doc