Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi

A- MỤC TIÊU:

- Hs nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo)

- Trả lời được đặc điểm của vật đàn hồi.

- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.

- Hs có kỹ năng lắp ráp TN.

- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra qui luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.

- Hs có ý thức tìm tòi hiện tượng vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.

B- CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng:

 + GV: Dây cao su, bảng phụ sẵn bảng 9.1

 + Mỗi nhóm Hs: 1 giá TN, 1 lò xo, 4 quả nặng giống nhau (50g), 1 thước có độ chia đến mm, kẻ sẵn bảng 9.1

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 10: Lực đàn hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Lực đàn hồi
S:
G: 
A- Mục tiêu:
- Hs nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo)
- Trả lời được đặc điểm của vật đàn hồi.
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
- Hs có kỹ năng lắp ráp TN.
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra qui luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.
- Hs có ý thức tìm tòi hiện tượng vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng: 
 + GV: Dây cao su, bảng phụ sẵn bảng 9.1
 + Mỗi nhóm Hs: 1 giá TN, 1 lò xo, 4 quả nặng giống nhau (50g), 1 thước có độ chia đến mm, kẻ sẵn bảng 9.1
- Những điểm cần lưu ý:
 + Không đi sâu vào cơ chế vi mô của lực đàn hồi và biến dạng đàn hồi. Chỉ cần cho Hs nhận biết được vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu của nó khi lực gây ra biến dạng đàn hồi ngừng tác dụng.
 + Không đề cập đến lực đàn hồi là lực tương tác giữa các phần của vật với nhau.
 + Chỉ đề cập đến sự biến dạng của lò xo. Không yêu cầu Hs trả lời thế nào là biến dạng, biến dạng nhiều, biến dạng ít 
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp:
 I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số:  Vắng:  
 II- Kiểm tra bài cũ: 
 H1: Trọng lực là gì? Phương chiều của trọng lực? Trọng lực tác dụng lên 1 vật còn gọi là gì?
 H2: Trả lời bài tập 8.2 (13 – SBT).
ĐVĐ:
 Cho Hs quan sát dây cao su, lò xo.
- Dây cao su và lò xo có tính chất nào giống nhau?
Hs: 
Gv: Để tìm hiểu đặc tính chung đó -> vào bài.
III- Bài mới:
H/Đ của Thầy và TRò
Nội dung
Gv: Ta nghiên cứu xem độ biến dạng của lò xo có đặc điểm gì?
Hs: Hoạt động nhóm:
- Đọc nghiên cứu TN – kết hợp quan sát hình 9.1. Cho biết dụng cụ nào làm TN.
- Các bước tiến hành TN.
Gv: Treo bảng 9.1 – Giới thiệu.
Hs: Làm TN theo các bước:
- Lần lượt ghi các giá trị P, l0;  ghi vào bảng 9.1
- Lần lượt móc thêm 2; 3; 4 quả nặng vào lò xo. Đo l2; l3  và tính giá trị l1 – l0; 
l2 –l0;  ghi vào bảng 9.1.
Gv: Kiểm tra - điều khiển Hs làm TN. Yêu cầu Hs đo đạc đảm bảo kết quả chính xác.
Hs: Bỏ quả nặng ra đo lại chiều dài l0 của lò xo -> nhận xét.
Hs: Hoạt động cá nhân trả lời C1. 
Tìm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống.
Hs: Hoàn chỉnh C1.
- Biến dạng của lò xo có đặc điểm gì?
- Lò xo có tính chất gì?
Hs: Đọc thu thập thông tin. Cho biết độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào?
Hs: trả lời C2 – Ghi kết quả vào cột 4 bảng 9.1.
Gv: Lực đàn hồi là gì và đặc điểm của nó như thế nào? -> II, 
- Lực đàn hồi là gì? 
Hs: Nghiên cứu SGK – trả lời 
Hs: Đọc – Trả lời C3 
- Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của lực nào?
Hs: Đọc trả lời C4.
 Chọn câu đúng.
Hs: Đọc trả lời C5; C6.
Hs khác - nhận xét – bổ xung.
I- Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng.
 1- Biến dạng của lò xo.
- TN
+ Treo lò xo vào giá TN
 + Đo chiều dài tự nhiên của lò xo: l0 
 + Móc 1 quả nặng vào lò xo. Đo chiều dài l1 của lò xo.
 + Tính trọng lượng P của quả nặng.
+ Đo l2, l3 
 + Đo trọng lượng P2, P3 
 + Tính giá trị l1 – l0;  
* Rút ra kết luận:
C1: (1)- Giãn ra
 (2)- Tăng lên
 (3)- Bằng
- Kết luận:
 - Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi vì khi bị nén hoặc kéo giãn vừa phải, buông ra thì chiều dài của nó lại trở về chiều dài tự nhiên.
 - Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2- Độ biến dạng của lò xo
- Độ biến dạng của lò xo là l – l0.
II- Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
Lực đàn hồi
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
C3: Lực đàn hồi mà lò xo tác dụng quả nặng cân bằng với trọng lực của quả nặng.
- Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng trọng lượng của vật.
 2- Đặc điểm của lực đàn hồi
C4: 
 C- Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
III- Vận dụng
C5:
(1)- Tăng gấp đôi.
(2)- Tăng gấp ba.
C6: Sợi dây cao su và lò xo cùng có tính chất đàn hồi.
IV- Củng cố:
-Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
- Tả lời bài tập 9.1; 9.2 (14 – SBT).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 9.3; 9.4 (14- SBT).
- Đọc trước bài “ Lực kế – phép đo lực  ”.
D - Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc