Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 31

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 31

Kiến thức: + Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.

 + Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Kĩ năng: + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 + Biết đo độ dài của một số vật thông thường .

 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 + Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.

B/ Chủân bị :

- Các nhóm: + Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm.

 + Một thước dây có ĐCNN là 1mm.

 

doc 204 trang Người đăng levilevi Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1: Tiết 1
Chương 1: Cơ học.
 Bài 1: Đo độ dài.
Ngày soạn :
	 Ngày dạy:
A/ Mục tiêu:
 - Kiến thức: + Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
 + Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
- Kĩ năng: + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
 + Biết đo độ dài của một số vật thông thường .
 + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
 + Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.
B/ Chủân bị :
- Các nhóm: + Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm.
 + Một thước dây có ĐCNN là 1mm.
 + Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm.
 + Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài là 1.1.
- Cả lớp: + Tranh vẽ to thước kẻ co GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm
 + Tranh vẽ to bảng kết quả1.1.
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Tổ chức, giới thiệu kiến thức cơ bản của chương, đặt vấn đề ( )
Cho H đọc và cùng trao đổi xem trong chương nghiên cứu vấn đề gì?
H quan sát tranh. G nêu lại các kiến thức sẽ học của chương.
 2. Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập. ( ).
G cho H quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
? Câu chuyện của 2 bạn nêu lên vấn đề gì?
Hãy nêu các phương án giải quyết?
G: Để khỏi tranh cãi , hai chị em phải thống nhất với nhau về điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này?
H quan sát tranh và nêu phương án trả lời.
3. Hoạt động 3: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài ( ).
- Đơn vị đo dộ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu ?
Nêu một số đơn vị đo thường dùng ?
Yêu cầu H làm C1 :
G và H cùng kiểm tra và chốt kết quả đúng. Chú ý đơn vị chính là m, nên ta thường quy đổi về m để tính toán 
G giới thiệu thêm 1 vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế: 
 1inh = 2,54 cm; 1ft = 30,48cm ;
1 năm anh sáng đo khoảng cách lớn trong vũ trụ.
H ôn laị các đơn vị đo độ dài đã học.
Làm C1.
1m = 10dm; 1m = 100cm; 
1cm = 10mm; 1km = 1000m.
Vận dụng :
C2: Ước lượng đo độ dài 
- Yêu cầu H đọc và thực hiện C2 theo từng bàn 
C3: Yêu cầu H ước lượng độ dài gang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của em so với độ dài kiêm tra khác nhau bao nhiêu?
G: Các em có thể ghi vở kết quả ước lượng và kết quả kiểm tra. Tự đánh giá khả năng ước lượng của bản thân: Nếu sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt.
G lưu ý kiểm tra cách đo của H sau khi kiểm tra phương pháp đo.
? Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta thường phải ước lượng độ dài vật cần đo?
H: Ước lượng 1m chiều dài bàn .
 Đo bằng thước kiểm tra.
 Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo.
Tự đánh giá khả năng ước lượng.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài ( ).
- Yêu cầu H quan sát h1.1/sgk/7 và trả lời câu hỏi C4.
- Yêu cầu H tự đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN.
Cho H vận dụng trả lời C5.
G treo tranh vẽ to thước. Giới thiệu cách xác định ĐCNN và GHĐ của thước.
Yêu cầu H thực hành câu C6, C7.
? Vì sao lại chọn thước đo đó?
Việc chọn thước đo có ĐCNN và GHĐ phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác
Ví dụ: Đo chiều rộng sgk vật lí 6 mà ĐCNN là 0,5cm thì đọc kết quả không chính xác.
Hay đo chiều dài sân trường mà dùng thước có GHĐ là 50cm thì phải đo nhiều lần nên sai số nhiều.
H làm việc cá nhân trả lời câu hỏi và thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của 1 số thước.
Thợ mộc dùng thước: dây( cuộn).
H dùng thước kẻ.
Người bán hàng dùng thước: mét (thước thẳng)
Khi đo phải ước lượng độ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp .
 5. Hoạt động 5: Đo độ dài ( ).
G dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để hướng dẫn H đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1sgk.
Cho H thực hiện theo nhóm .
G quan sát các nhóm và hướng dẫn cụ thể cách tính giá trị trung bình.
Cho H so sánh kết quả giữa các nhóm.
Chọn 1 nhóm trình bày tiến trình đo.
G nêu chú ý khi chọn thước đo và cách đo.
H thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.1/sgk.
H so sánh kết quả và trình bày tiến trình đo .
	6. Hoạt động 6: Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( ).
- Đơn vị đo độ dài chính là gì?
- Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì?
Dặn H về nhà đọc trước mục I ở bài 2.
Trả lời các câu hỏi C1;2;3;4;5;6;7.
Làm bài tập : 1-2.1 đến 1-2.6.
 ************* 
Tuần 2: Tiết 2 
 Bài 2: Đo độ dài (tiếp).
 Ngày soạn :
	 Ngày dạy:
A/ Mục tiêu:
- Kĩ năng : + Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
 + Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
 + Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả.
 + Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
- Thái độ, tư tưởng: Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả .
B/ Chuẩn bị : 
- Cả lớp: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3.
- Các nhóm : + Thước đo có ĐCNN : 0,5 cm.
 + Thước đo có ĐCNN :mm.
 + Thước dây, thước cuộn , thước kẹp (nếu có).
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( ).
HS1: Hãy kể tên đơn vị đo chiều dài và đơn vị nào là đơn vị chính.
Đổi đơn vị sau:
 1km = .m; 1m = .km;1mm = .m.
0,5km =.m ; 1m = ..cm; 1m = mm.
1cm = m.
HS2: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
Xác định GHĐ và ĐCNN của 1 thước.
G và H cùng nhận xét và cho điểm H lên bảng.
H lên bảng kiểm tra:
1km= 1000m; .
H cả lớp theo dõi , nhận xét phần trả lời của các bạn.
	 2. Hoạt động 2: Cách đo độ dài ( ) .
Yêu cầu H hoạt động nhóm và thảo luận các câu hỏi C1; C2; C3; C4 ; C5. Ghi ra bảng nhóm.
G có thể hướng dẫn:
- C1: Sai số giữa giá trị ước lượng và giá trị trung bình tính được sau khi đo khoảng vài % thì có thể coi là ước lượng tương đối tốt.
- C2: Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp khi đo.Tại sao thước kẻ cũng đo được độ dài bàn học mà ta không dùng? 
- C3: Một đầu trùng với vạch số ) của thước
-C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- C5: Cách đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Gọi các nhóm trình bày câu trả lời.
G đánh giá độ chính xác của từng câu trả lời.
Cho H tự làm câu C6.
Hướng dẫn toàn lớp thảo luận để thống nhất phần kết luận .
Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của G.
H tự làm C6 như yêu cầu sgk và ghi vào vở kết quả .
H đọc lại toàn bộ kết luận C6.
 3. Hoạt động 3: Vận dụng ( ).
-G cho H làm lần lượt các câu từ C7 đến C10 trong sgk. G có thể hướng dẫn H thảo luận như thảo luận chung.
Yêu cầu H nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
( phần đóng khung).
C7: c.
C8: c.
C9: (1); (2); (3): 7cm.
C10: H tự kiểm tra .
 4. Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà ( ).
- Đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dụng cụ có ĐCNN là?
Chữa bài 1-2.8/sbt/5.
*) Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ.
- Bài tập: 1-2.9; 1-2.10; 1-2.11; 1-2.12; 1-2.13/
Đọc phần có thể em chưa biết.
Đọc trước bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng.
Tuần3 : Tiết 3
	 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng.
	 	Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A/ Mục tiêu:
- Kiến thức : + Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
 + Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
- Kĩ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Thái độ: Rèn tính trung thực,tỉ mỉ , thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B/ Chuẩn bị :
Một số vật dụng đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng( nước).
Mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ.
C/ Tổ chức hoạt động dạy học:
	1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đo thể tích chất lỏng ( ). 
- Kiểm tra:
GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao khi đo độ dài ta thường ước lượng rồi mới chọn thước?
Chữa bài tập 1-2.7/sbt.
- Đặt vấn đề vào bài: G cho H quan sát hình vẽ sgk ( ở phần mở bài) ? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi vừa nêu.
H lên bảng kiểm tra:
GHĐ, ĐCNN:
1-2.7: B. 50dm.
	 2. Hoạt động 2: Đơn vị đo thể tích ( ).
Cho H đọc phần và trả lời câu hỏi:
- Đơn vị đo thể tích là gì?
H đọc và trả lời câu hỏi:
- Đơn vị đo thể tích là mét khối (m3).
- Nêu một số đơn vị đo đã học?
Gọi H lên bảng làm C1.
Gọi các H bổ sung, G thống nhất kết quả đổi đơn vị đo.
- dm3; cm3; l ; ml; cc.
C1:
 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000cm3.
1m3 = 1000 lít = 1000000 ml = 106 cc.
 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích ( ).
Yêu cầu H tự làm việc cá nhân: Đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi C2; C3; C4; C5 vào vở.
G có thể hướng dẫn H thảo luận và thống nhất từng câu trả lời:
- C2: Gọi H trả lời. G nhận xét Kq và đưa ra kêt quả đúng.
- C3: Gợi ý:
+ Người bán xăng dầu lẻ thường dùng dụng cụ nào để đong?
+ Để lấy đúng lượng thuốc cần tiêm, nhân viên y tế thườgn dùng dụng cụ nào? 
- C4: Cho H quan sát và tìm GHĐ và ĐCNN của một số bình chia độ.
- C5: 
G điều chỉnh để H ghi vở. 
H tự đọc và trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của G:
- C2: Ca đong to có GHĐ 1lít; ĐCNN là 0,5lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít
Can nhựa có GHĐlầ 5lít và ĐCNN là 1l
- C3: Chai lọ đã biết sẵn dung tích: chai cocacôla 1lít; can 10 lít; 
- C4: Bình a: GHĐ:100ml; ĐCNN:2ml.
 Bình b:GHĐ: 250ml; ĐCNN: 50ml
Bình c: GHĐ: 300ml; ĐCNN: 50ml.
- C5: Chai lọ ca đong có sẵn dung tích ; các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm
	4. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng ( ).
Cho H thảo luận theo nhóm nhỏ thống nhất câu trả lời câu C6; C7; C8.
Gọi đại diện các nhóm trả lời.
G và H cùng nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu H tự nghiên cứu C9 và trả lời.
G gọi H đọc kết quả . G đưa ra kết luận .
Gọi H đọc lại C9 sau khi đã điền đủ các yêu cầu.
H thảo luận và trả lời câu hỏi:
- C6: b) đặt thẳng đứng.
- C7: b) đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
- C8: a)70cm3; b) 50cm3; c) 40cm3.
H làm việc cá nhân điền vào chỗ trống của câu C9 để rút ra kết luận về cách đo thể tích chất lỏng.
(1)- thể tích; (2)- GHĐ; (3)- ĐCNN; (4): Thẳng đứng; (5): ngang; (6): gần nhất.
 5. Hoạt động 5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình ( ).
G dùng bình 1 và 2 để minh hoạ lại 2 câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài ( xác định dung tích bình chứa và thể tích nước còn có trong bình), đông thời nêu mục đích của thực hành.
Cho H quan sát bảng 3.1 để hướng dẫn H thực hành theo nhóm và ghi kết quả thực hành.
? Nêu phương án đo thể tích của nước trong ấm và trong bình?
- Đo bằng ca mà nước trong ấm còn ít thì kết quả là bao nhiêu . Kết quả như vậy là gần đúng.
- Đo bằng bình chia độ.
So sánh kết quả đo bằng  ... ẻ ô vuông để vẽ đường biểu diễn.
iii. tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 2’).
G gọi H đọc phần mở đầu trong SGK. Đặt vấn đề cho bài mới: Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lý đó là sự nóng chảy và sự đông đặc. Đặc điểm của các hiện tượng này ntn? Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
H đọc sgk.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu TN về sự nóng chảy (5’).
G lắp TN về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn và giới thiệu chức năng của từng dụng cụ TN.
- Nhiệt kế.
- Đèn cồn dùng để đun nóng bình nước để làm nóng ống nghiệm đựng băng phiến nhúng trong bình nước...
G làm TN và yêu cầu H theo dõi để ghi lại được kết quả nhiệt độ và trạng thái của băng phiến.
H theo dõi G lắp ráp và tiến hành TN dưới sự hướng dẫn của G.
H theo dõi và ghi lại kết quả theo yêu cầu.
3. Hoạt động 3: Phân tích kết quả TN (30’).
G hướng dẫn H vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trên bảng phụ có kẻ sẵn ô vuông:
Vẽ trục nằm ngang là trục thời gian. Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ.
Mỗi ô vuông trên trục ngang biểu thị 1phút, trên trục đứng 10 C.Gốc của trục nhiệt độ là 600C, trục tg là 0’.
Xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị. G làm mẫu 3 điểm.
Nối các điểm biểu diễn.
G theo dõi và giúp đỡ H vẽ đường biểu diễn.
Dựa vào đường biểu diễn để trả lời C1; C2; C3; C4.
? Khi được đun nóng thì nhiệt độ băng phiến thay đổi ntn? Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm ngang hay nghiêng?
?Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này nó tồn tại thể nào?...
G và H cùng thảo luận trả lời câu hỏi. 
H vẽ đường biểu diễn theo sự hướng dẫn của G.
H: Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
800C. Rắn và lỏng.
C3: Không. Đoạn thẳng nằm ngang.
C4: Tăng. Đoạn thẳng nằm ngang.
4. Hoạt động 4: Rút ra kết luận ( 5’).
Gọi H đọc C5.
Gọi H trả lời .
? Hãy lấy VD về sự nóng chảy trong thực tế?
? Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ là bao nhiêu?
Kết luận chung: 
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Phần lớn các chất nóng chảy ở 1 nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Tuy nhiên vẫn có một số chất như: Thuỷ tinh; nhựa đường ... vẫn tiếp tục tăng.
H đọc và trả lời C5.
800 C. 
Không thay đổi.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3’).
- Vẽ lại đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng băng phiến.
- Học và làm bài tập 24- 25.5
Tuần 29: Tiết 29
Sự nóng chảy và sự đông đặc.( tiếp).
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
i. Mục tiêu:
- Kiến thức :
Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược của sự nóng chảy và những đặc điểm cơ bản của nó.
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Kĩ năng: Biết khai thác bảng ghi kết quả TN, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết.
- Thái độ : Cẩn thận, tỉ mỉ.
ii. Chuẩn bị :
H: Mỗi em một thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở H để vẽ đường biểu diễn.
Cả lớp:
Một bảng phụ có kẻ ô vuông ( đã vẽ được đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến dựa vào bảng 25.1)
Hình phóng to bảng 25.1
iii. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống dạy học 
( 3’).
? Nêu đặc điểm cơ bản của sự đông đặc?
- Dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần?
G: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là sự đông đặc. Quá trình đông đặc có đặc điểm gì chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
H trả lời.
Dự đoán: Băng phiến đặc lại (đông lại).
2. Hoạt động 2: Giới thiệu TN về sự đông đặc ( 3’).
G làm TN như tiết 28: Đun băng phiến lên tới khoảng 900C rồi tắt đèn cồn.
Lấy ống nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho nguội dần.
- Yêu cầu H theo dõi Tn và ghi lại kết quả về nhiệt độ và trạng thái của băng phiến khi để nguội. Quan sát bảng 25.1.
H theo dõi TN và ghi lại kết quả theo y/c.
3. Hoạt động 3: Phân tích kết quả TN ( 25’).
G hướng dẫn H vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ cua băng phiến trên bảng phụ có kẻ ô vuông. 
Kiểm tra một số H.
Cho H quan sát hình vẽ đúng trên bảng phụ ( đã vẽ sẵn).
Dựa vào đường biểu diễn hướng dẫn H thảo luận và trả lời C1; C2; C3.
? Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?
? Dạng biểu diễn có đặc điểm ntn trong các khoảng tg sau:
Từ phút 0 đến phút thứ 4?
Từ phút 4 đến phút thứ 7?
Từ phút 7 đến phút thứ 15?...
G chốt lại các kết quả đúng.
H thảo luận và trả lời các câu hỏi C1; C2; C3 theo sự hướng dẫn của G.
800C.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
Đoạn thẳng nằm ngang.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3: 
Giảm .
Không thay đổi.
Giảm.
4. Hoạt động 4: Rút ra kết luận ( 5’).
G gọi H đọc và trả lời C5.
G chốt lại kết luận chung về sự đông đặc:
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Phần lớn các chất đông dặc ở một nhiệt độ nhất định.
Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
? So sánh đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc?
H đọc và trả lời C5:
800C.
Bằng 
Không thay đổi.
H đọc phần ghi nhớ sgk.
5. Hoạt động 5: Vận dụng ( 7’).
? Đường biểu diễn ở h25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nanò?
Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
? Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
? Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?
- Khi đốt nến có những quá trình chuyển thể nào của nến?( paraphin).
Hướng dẫn H đốt nến để thấy rõ các quá trình.
H: Của nước đá.
Từ 0 phút đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ – 40C đến 00C. 
Từ 1 phút đến phút thứ 4 nước đá nóng chảy, nhiệt độ của nước đá không thay đổi.Từ 4 phút đến phút thứ 7 nhiệt độ của nước đá tăng dần .
- Đồng nóng chảy: từ thể rắn sang lỏng, khii nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: lỏng sang rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
H: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
6. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà ( 2’).
- Học bài theo sgk.
- Làm bài tập : 24-25.1; 24-25.4; 24-25.6; 24-25.7; 24-25.8/sbt.
iv. rút kinh nghiệm:
Tuần 30: Tiết 30
Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
i. Mục tiêu:
Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. Tìm được TD thực tế về những nội dung trên.
Bước đầu biết cách tìm hiểu t/đ cua một yếu tố lên 1 hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc.
Vạch được kế hoạch và thực hiện được TN kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng đến tốc độ bay hơi.
ii. Chuẩn bị:
- G: Chuẩn bị cho mỗi nhóm H:
1 giá đỡ TN.
1 kẹp vạn năng.
2 đĩa nhôm nhỏ.
1 cốc nước.
1 đèn cồn.
iii. Tiến trình lên lớp: a. ổn định tổ chức.
b. kiểm tra bài cũ:
? Nêu kết luận về sự nóng chảy và đông đặc của các chất?
c. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5’).
? Tại sao nước mưa trên mặt đường nhựa đã biến đi đâu mất ?
G: Các em đã biết nước và mọi chất đều có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể hơi.
H suy nghĩ trả lời.
2. Hoạt động 2: quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (5’).
Các em hãy quan sát h26.2 để rút ra nhận xét.
Cho H thảo luận để trả lời các câu C1; C2; C3.
? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Dựa vào phần trả lời trên hoàn thành C4.
G: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Muốn biết chính xác ta làm TN kiểm tra.
H thảo luận và trả lời C1; C2; C3.
C1: Nhiệt độ.
C2: Gió.
C3: Mặt thoáng.
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống C4.
Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.
Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn.
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại.
3. Hoạt động 3: Thí nghiệm kiểm tra ( 20’).
Muốn kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào tốc độ bày hơi ta làm TN thế nào?
Khi nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào thì các yếu tố khác phải giữ không đổi.
? Vậy kt sự tác động của nhiệt độ cần các dụng cụ ntn? Tiến hành ntn?
G: Phát dụng cụ cho H , y/c các nhóm H tiến hành TN theo hướng dẫn của sgk. Và trả lời C5; C6.
Sau khi hơ nóng 1 đĩa thì kq ntn?
Tại sao lại chỉ hơ một đĩa?
? Kết quả ntn thì có thể kđ dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ là đúng?
2 đĩa nhôm, đèn cồn, nước.
H :...
- Vì nước được hơ nóng bay nhanh hơn 
Đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn đĩa để đối chứng.
4. Hoạt động 4: Vạch kế hoạch Tn kiểm tra t/d của gió và mặt thoáng ( 5’).
Các nhóm thảo luận và đưa ra kế hoạch kiểm tra t/đ của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi. Xây dựng các bước tiến hành.
G cho H biết kh đúng để H t/h ở nhà kiểm tra dự đoán.
Các nhóm H thảo luận để xây dựng kế hoạch kt; các bước tiến hành.
5. Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố (7’).
? Tại sao khi trồng chuối , mía người ta phải phạt bớt lá đi?
? Để làm muối , người ta cho nước biển vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết ntn thì thu hoạch được muối ? Tại sao?
Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ítbị mất nước.
Nắng nóng và có gió. Vì...
6 .Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà ( 3’).
- Làm TN kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi, ghi lại kết quả TN vào vở. Từ kq Tn rút ra kết luận chung.
- Bài tập : 26 – 27.2; 26- 27.6; 26 -27.7/sbt.
Tuần 31: Tiết 31
Sự bay hơi và sự ngưng tụ ( tiếp).
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
i. Mục tiêu:
Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được VD thực tế về sự ngưng tụ.
Biết cách tiến hành TN để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
Thực hiện được TN trong bài và rút ra được kết luận.
Sử dụng đúng thuật ngữ : Dự đoán, thí nghiệm, kiểm tra dự đoán, đối chứng, chuyển từ thể ... sang thể...
ii. chuẩn bị:
G: Chuân bị cho mỗi nhóm H:
Hai cốc thuỷ tinh giống nhau.
Nước có pha màu.
Nước đá đập nhỏ.
Nhiệt kế.
Khăn lau khô.
iii. tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức.
b. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu kế hoạch làm TN kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng? 
c. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1: dự đoán về sự ngưng tụ ( ).
G làm TN: Đổ nước nóng vào cốc, cho H quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô ( cho H quan sát, sờ thấy trước khi đậy ) đậy vào cốc nước.
Một lát sau nhấc đĩa lên cho H quan sát

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 6 TRON BO HAY.doc