Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 24

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 24

 . Kiến thức :

 - Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài .t xác định giới hạn đo và độ chai nhỏ nhất của dụng cụ đo.

 . Kỹ năng :

Biết ước lượng gần đúng chiều dài cần đo va sử dụng thước đo phù hợp.

Biết đo độ dài trong thực tế cuộc sống .

Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 . Thái độ :

 Rèn tính cẩn thận ,ý thức hợp tác làmviệc trong nhóm.

II. Chuẩn bị :

 Đồ dùng dạy học :

-Cho cả lớp :bảng 1.1 SGK phóng to,tranh vẽ phóng to các dụng cụ đo để xác định ĐCNN.

-Cho mỗi nhóm HS :

 + 1 thước kẻ ĐCNN 1mm , 1 thước dây , 1 thước cuộn có ĐCNN 0,5cm.

 + Bảng kết quả đo (có ghi tên )

 

doc 80 trang Người đăng levilevi Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 
Tiết : 1 
Bài 1 :ĐO ĐỘ DÀI
I.MỤC TIÊU :
 . Kiến thức :
 - Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài .t xác định giới hạn đo và độ chai nhỏ nhất của dụng cụ đo.
 . Kỹ năng :
Biết ước lượng gần đúng chiều dài cần đo va sử dụng thước đo phù hợp.
Biết đo độ dài trong thực tế cuộc sống .
Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
 . Thái độ :
 Rèn tính cẩn thận ,ý thức hợp tác làmviệc trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
 Đồ dùng dạy học :
-Cho cả lớp :bảng 1.1 SGK phóng to,tranh vẽ phóng to các dụng cụ đo để xác định ĐCNN.
-Cho mỗi nhóm HS :
 + 1 thước kẻ ĐCNN 1mm , 1 thước dây , 1 thước cuộn có ĐCNN 0,5cm.
 + Bảng kết quả đo (có ghi tên )
Phương án tổ chức lớp học :
 Nội dung học sinh ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà: 
 Kẻ bảng 1.1SGK trang 8 vào vở .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
NỘI DUNG
TRỢ GIÚP CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu kiến thức chương I +Tổ chức tình huống học tập (5’)
-Yêu cầu học sinh mở SGK trang 5 và cho biết trong chương nghiên cứu vấn đề gì?
-GV chốt lại kiến thức sẽ nghiên cứu trong chương 1.
Tổ chức tình huống học tập:
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài .
-Để trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài thì chúng ta sẽcùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. (Ghi tựa bài)
Mở SGK và trả lời cá nhân :
-Quan sát tranh và trảlời :
+ Gang tay của 2 chị em không giống nhau.
+ Độ dài của gang tay trong mỗi lần đo không giống nhau.
+ Đếm số gang tay đo được không chính xác.
Hoạt động 2: Ôân lại đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài (10’)
I . Đơn vị đo độ dài
C1 : (1) 10dm
 (2) 100cm
 (3) 10mm
 (4) 1000m.
C2 : độ dài ước lượng và độ dài đo được không giống nhau.
C3: độ dài ước lượng và độ dài đo được không giống nhau.
-Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu.
-GV nhận xét và cho học sinh ghi vở.
-Yêu cầu HS trả lời C1 
-GV kiểm tra lại kết quả và cho học sinh thảo luận để thống nhất kết quả.
-Nhắc lại đơn vị chính để đo độ dài là mét,vì vậy khi tính toán phải đưa về đơn vị chính là mét.
-Giới thiệu thêm 1 vài đơn vị đo độ dài khác sử dụng trong thực tế.
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời C2 và C 3 
-Yêu cầu HS nêu nhận xét về giá trị ước lượng và giá trị đo được.
-Yêu cầu HS ước lượng độ dài gang tay và kiểm tra lại bằng cách dùng thước đo.
-GV sửa cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
-Độ dài ước lượng và độ dài đo được bằng thước có giống nhau không ?
-Tuyên dương những HS có kết quả ước lượng và đo được gần giống nhau.
-Tại sao trước khi đo độ dài chúng ta cần phải ước lượng độ dài cần đo?
-Hoạt động nhóm ,trao đổi ,thống nhất trong nhóm và trảlời:đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét ,kí hiệu là m.
- Ghi vở.
-HS điền vào C1 và đọc kết quả :
1m=10dm,1m=100cm
1cm=10mm,1km=1000m.
-HS lắng nghe và tự ghi vở:dm,cm,mm,km
-Hoạt động nhóm: 
+Ước lượng chiều dài bàn .
+Dùng thướckiểm tra lại chiều dài ước lượng. 
-Đại diện nhóm nhận xét :độ dài ước lượng và độ dài đo được không giống nhau.
-Cá nhân HS ước lượng độ dài gang tay ,ghi nhận và dùng thước đo để kiểm tra lại .
-Cá nhân HS trả lời : Không giống nhau hoặc gần giống nhau.
-Cả lớp vỗ tay.
Hoạt động 3:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (15’)
II. Đo độ dài :
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài :
C4 : +Thợ mộc dùng thước cuộn .
+ Học sinh dùng thước kẻ.
+ Người bán vải dùng thước mét
-Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN)của thước là độ dàigiữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước 
C6.
 *Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng cuốn sách vật lí 6.
 * Dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6.
 * Dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài của bàn học.
C7 : Thợ may thường dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh vải ,thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
BT vận dụng
+ 1-2.1:Câu B
+ 1-2.2 : câu B
-Treo hình 1.1 lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời C4 
-Yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả của nhau.
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời :giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ là gì 
-Cho học sinh khác nhắc lại và yêu cầu cả lớp ghi vào vở.
-Yêu cầu HS vận dụng để trả lời C5 
-Treo tranh vẽ to thước và giới thiệu cách xác định GHĐ ,ĐCNN.
+Cách xác định ĐCNN :đếm số vạch từ 0 đến 1,sau đó lấy 1 chia cho số vạch ,được bao nhiêu chính là ĐCNN của dụng cụ đó.
-Gọi vài HS lên xác định GHĐ và ĐCNN của 1 số thước mà GV đưa ra.
-Yêu cầu HS hoàn thành C6, C7.
-GV kiểm tra HS tại sao lại chọn thước đo đó.
-Tại sao ta phải ước lượng độ dài trước khi đo?
-Vậyviệc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo 
-Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.1&1-2.2 trang 4 SBT.
BT 1-2.1: cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
! ! ! ! !   ! ! ! ! !
0 1 2 98 99 100cm
 Hình 1-2.1
GHĐ & ĐCNN của thước trong hình 1-2.1 là :
A .1m và 1mm
B . 10 dm và 0,5 cm
C . 100cm và 1cm
D . 100cm và 0,2cm
BT 1-2.2
Trong các thước sau đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A .Thước thẳng có GHĐ1m và ĐCNN 1mm
B . Thước cuộn có GHĐ5m và ĐCNN 5mm
C . Thước dây có GHĐ150cm và ĐCNN 1mm
D . Thước thẳng có GHĐ1m và ĐCNN 1cm
-Sau mỗi BT cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
-Hoạt động nhóm :quan sát hình 1.1 và trả lời C4 :
+Thợ mộc dùng thước cuộn .
+ Học sinh dùng thước kẻ.
+ Người bán vải dùng thước mét.
-Đại diện nhóm nhận xét kết quả của các nhóm bạn.
-HS đọc tài liệu và trả lời :
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
-2 HS nhắc lại ,cả lớp ghi vở.
-Cá nhân HS dựa vào khái niệm GHĐ và ĐCNN quan sát thước kẻ của mình để trả lời C5 
-Theo dõi hướng dẫn của GV,ghi nhận lại cách xác định.
-2 HS lên xác định GHĐ và ĐCNN của các thước mà GV yêu cầu.
-Cá nhân HS trả lời :
+ C6 : *Dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng cuốn sách vật lí 6.
 * Dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6.
 * Dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài của bàn học.
+ C7 : Thợ may thường dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh vải ,thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
-Có thể trả lời : nếu dùng thước khác thì đo không phù hợp,dùng thước dây mới có thể đo những đường cong của cơ thể.,.
- Để chọn thước có GHĐ 
- Cá nhân HS nêu được :
+ 1-2.1:Câu B
+ 1-2.2 : câu B
Hoạt động 4 : Vận dụng đo độ dài (10’)
2. Đo độ dài :
GV vẽ bảng 1.1 (Kết quả đo độ dài ) trên bảng phụ .
Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu SGK.
- GV theo dõi phần thực hành đo của các nhóm.
-Có thể hỏi trong lúc HS đo : vì sao em lại chọn thước đo đó?
-Hoạt động nhóm :
+ đọc SGK 
+ ước lượng chiều dài bàn học và bề dài cuốn sách vật lí 6.
+Chọn dụng cụ đo :xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó.
+ Đo độ dài mỗi vật 3 lần,ghi kết quả vào bảng 1.1 rồi tính kết quả trung bình. 
-Đại diện các nhóm trả lời.
Hoạt động 5 : Củng cố + hướng dẫn về nhà (5’)
* Củng cố:
Yêu cầu HS trả lời :
+Đơn vị chính để đo độ dài là gì?
+ Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì ?
+ Tại sao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài vật cần đo ?
* Hướng dẫn về nhà :
-Làm BT 1.2.3 đến 1.2.5 trong SBT.
Cá nhân HS trả lời :
+ Đơn vị chính đo độ dài là mét.
+ chú ý GHĐ và ĐCNN.
+ để chọn thước có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp ,đo cho kết quả chính xác.
Bảng 1.1 
Độ dài vật cần đo
Đọ dài ước lượng
 Chọn dụng cụ đo độ dài
 Kết quả đo (cm )
Tên thước 
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
Lần 2 
Lần 3
Chiều dài bàn học của em
..cm
Tuần : 2 	 
Tiết : 2 	 
Bài 2 :ĐO ĐỘ DÀI (tt) 
I . Mục tiêu :
 1 Kiến thức : 
Biết tại sao phải dùng dụng cụ đo thích hợp để cho kết quả chính xác nhất.
 2 .Kỹ năng :
Biết đo độ dài đúng cách để có sai số nhỏ nhất.
-Ước lượng độ dài cần đo 
-Chọn thước đo phù hợp .
-Cách đặt thước đo
-Cách đọc giá trị đo được và giá trị trung bình .
 3.Thái độ :
Rèn tính trung thực thông qua kết quả đo.
II. Chuẩn bị :
ĐDDH:
GV : hình 2.1,2.2,2.3phóng to. Bảng phụ ghi phần kiểm tra bài cũ. 
Phương án tổ chức lớp học :
Nội dung HS ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà :
Đọc trước ở nhà bài 2 :đo độ dài và dựa vào bảng kết quả 1.1 ở tiết trước để trả lời C1 đến C5 .
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
NỘI DUNG
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ + Vào bài mới (10’) 
-Treo bảng phụ và gọi 1HS lên trả lời: 
1/ Kể tên các đơn vị đo độ dài ,đơn vị nào là đơn vị chính?
2/ Đổi các đơn vị sau :
1km=..m, 1m=..cm
1mm=.m, 0,5m=mm
1dm=.m
-Yêu cầu HS 2 :
3/ GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì ?
4/Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
-GV nhận xét ,cho điểm.
2 HS lên trả lời
-HS dưới lớp theo dõi phần trả lời của bạn,nhận xét.
1/ Đơn vị đo độ dài là km,dm,cm,mm,
m.Đơn vị chính là mét (m) (4đ)
2/ 1km=1000m, 1m=100 cm
1mm=0.001m, 0,5m=500mm
1dm= 0.1m (5đ)
3/ -GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên dụng cụ . (3đ)
 - ĐCNN là độ dài của 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ .(3đ)
4/ Xác định đúng GHĐ ,ĐCNN (3đ)
Hoạt động 2 :Cách đo độ dài (18’)
1.Cách đo độ dài 
+ C2 : Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần .Chọn thước kẻ để đo bề dày cuốn sách vật lí 6 vì thước kẻ có ĐCNN 1mm nên kết quả đo chính xác hơn.
+ C3:Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo , ... su có ống cắm xuyên qua nút cao su, sau đó lắp vào bình cầu.
 * Chà sát 2 bàn tay vào nhau, áp sát vào bình cầu.
- HS tiến hành thí nghiệm ,quan sát hiện tượng và nêu được : giọt nước trong ống thuỷ tinh đi lên là vì không khí trong bình cầu nóng lên và nở ra .
- HS khác nhận xét –bổ sung 
- HS dự đoán : khi thôi áp tay vào bình cầu hoặc đặt bình cầu vào nước lạnh thì giọt nước trong ống thuỷ tinh hạ xuống . 
- HS ghi nhận.
-HS nêu được:
C3: do không khí trong bình nóng lên.
C4:do không khí trong bình lạnh đi.
HS nhận xét.
Hoạt động 3: Chứng minh các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau (7 phút)
* C5: 
+ Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.
+ Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, các chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hở chất rắn.
- Treo bảng 20.1 ,cho HS nhận xét.
-GV hỏi: Đối với các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt có giống nhau không ?
Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
- HS quan sát õ và nhận xét - HS nêu được : Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.
Các chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, các chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hở chất rắn.
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5’)
3. Rút ra kết luận :
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- Cho HS hoàn thành C6.
- HS khác nhận xét –bổ sung . 
- Cho HS nhắc lại 
- Cá nhân HS nêu được :
+ a. (1) tăng 
+ b. (2) lạnh
+ c. (3) ít nhất, (4) nhiều nhất
- HS khác nhận xét ,bổ sung câu trả lời .
- HS nhắc lại, ghi nhận.
Hoạt động 5 : Vận dụng và củng cố (10’)
4. Vận dụng :
* C7: không khí trong quả bóng bị nóng lên , nở ra làm quả bóng phồng lên như củ
* C8: Công thức tính trọng lượng riêng: d = 10m / v.
 khi tăng nhiệt độ, m không đổi, v tăng, d giảm. Vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh, do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
* C9: + Thời tiết nóng không khí trong bình nở, mực nước trong ống tuột xuống.
 + Thời tiết lạnh không khí trong bình co lại, mực nước dâng lên
- Cho HS trả lời C7, C8, C9
- HS nhận xét ,thống nhất câu trả lời .
 * Củng cố :
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối bài 
- Cho HS nêu ví dụ thực tế liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất khí .
– Cho HS đọc mục “Có thể em chưa biết ”
- HS nêu được :
+ C7: không khí trong quả bóng bị nóng lên , nở ra làm quả bóng phồng lên như củ
+ C8: Công thức tính trọng lượng riêng: d = 10m / v.
 khi tăng nhiệt độ, m không đổi, v tăng, d giảm. Vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh, do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
+ C9: .Thời tiết nóng không khí trong bình nở, mực nước trong ống tuột xuống.
 .Thời tiết lạnh không khí trong bình co lại, mực nước dâng lên
– HS nhận xét –bổ sung câu trả lời .
-HS đọc ghi nhơ.
- HS nêu ví dụ.
-HS đọc “Có thể em chưa biết ”
Hướng dẫn về nhà (1’)
- Dặn dò : + Làm BT 20.1 đến 20.7 SBT / 24,25,26 
 + Tìm thêm ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
- Xem trước bài 21 “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”
Tuần : 24 Ngày soạn :20 / 02 / 07
Tiết : 24 Ngày dạy: 28 / 02 / 07 
Bài 21 : MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT. 
I . Mục tiêu :
1Kiến thức :
- Giúp HS nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
- Tìm được những thí dụ trong thực tế về hiện tượng này.
- Mô tả dược cấu tạo và hoạt động của băng kép.
2Kỹ năng :
 - Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
 - Mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2, 21.3, 21.5.
3. Thái độ :
 Rèn luyện tính cẩn thận ,trung thực ,ý thức tập thể trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị :
1Đồ dùng dạy học :
- GV : 1 bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự co dãn vì nhiệt, 1 lọ cồn, bông, 1 chậu nước lạnh, khăn lau, tranh vẽ các hình: 21.2, 21.3, 21.5.
- Cho mỗi nhóm : 1 băng kép và giá để lắp băng kép, 1 đèn cồn.
2. Phương án tổ chức lớp học :
Thực nghiệm, trực quan, đàm thoại gợi mở.
3.Nội dung học sinh ôn tập ,chuẩn bị trước ở nhà :
 Soạn từ C1 đến C10 trang 65, 66, 67 SGK.
 III. Tổ chức hoạt động dạy học :
NỘI DUNG
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ + Vào bài mới (8’) 
* Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: 
 Chất khí nở ra, co lại khi nào? Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
Câu 2: Làm bài tập 20.1, 20.2 SBT 
*Vào bài :Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kĩ thuật. Bài học hôm nay giúp cho các em biết được một số ứng dụng thường gặp.
- HS trình bày .
Câu 1 : Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi .Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 2 : 20.1 : câu C, 20.2 câu C
Lấy vở ra ghi bài mới.
Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt ? (12 phút)
I.Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt:
1/ Quan sát thí nghiệm
2/ Trả lời câu hỏi
* C1: Thanh thép nở ra, 
* C2: Chốt ngang bị gẩy. Chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
* C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
3/ Rút ra kết luận
* C4: (1) nở ra, (2) lực, (3) vì nhiệt, (4) lực
-GV giới thiệu dụng cụ hình 21.1
-GV tiến hành thí nghiệm hình 21.1a
 Hỏi: Khi đốt thanh thép nóng lên thì có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép?
 Hỏi: Hiện tượng gì xảy ra với chốt ngang?
 Hỏi: Qua thí nghiệm này chứng tỏ được điều gì?
-Tiếp tục GV bố trí thí nghiệm hình 21.1b
 Hỏi: Khi thanh thép gặp lạnh sẽ như thế nào?
 Hỏi: Có hiện tượng gì xảy ra với chốt ngang? Qua đó ta rút ra được kết luận gì?
 Hỏi: Từ 2 thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì?
-Gọi HS nhận xét
- Nhận biếtdụng cụ thí nghiệm và quan sát GV làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi :
+ Thanh thép bị nóng thìø nở ra
+ Chốt ngang bị gẩy.
+ Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
+ Thanh thép gặp lạnh sẽ co lại
+ Chốt ngang cũng bị gẩy. Chứng tỏ khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn
-HS tìm từ thích hợp điền vào chổ trống câu C4
(1) nở ra, (2) lực, (3) vì nhiệt, (4) lực
- HS khác nhận xét –bổ sung 
Hoạt động 3: Vận dụng (5 phút)
4/ Vận dụng
* C5:Có để một khe hở. KHi trời nóng, đường gây nở và dài ra. Nếu không để hở, sụ nở vì nhiệt của đường gây bị cản trở sẽ làm cong đường gây.
* C6: Không giống nhau.Tạo điều kiện khi cầu nóng lên dài ra mà không bị cản trở.
-GV treo hình 21.2, 21.3 
Cho HS thảo luận trong 2 phút để trả lời câu C5, C6 
-GV gọi HS địa diện của nhóm trả lời câu C5,C6
-Gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS thảo luận để tìm ra câu trả lời.
* C5: Có để một khe hở. KHi trời nóng, đường gây nở và dài ra. Nếu không để hở, sụ nở vì nhiệt của đường gây bị cản trở sẽ làm cong đường gây.
* C6: Không giống nhau.Tạo điều kiện khi cầu nóng lên dài ra mà không bị cản trở.
-HS nhận xét , bổ sung.	
- HS ghi nhận.
Hoạt động 4 : Nghiên cứu băng kép (10 phút)
II. Băng kép:
1/ Quan sát thí nghiệm
2/ Trả lời câu hỏi
* C7:Đồng và thép nở vì nhiệt có khác nhau
* C8:Băng kép luôn cong về phía thanh đồng. Vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
* C9:Nó sẽù bị cong về phía thanh thép, vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép.
- Giới thiệu cấu tạo của băng kép
-GV phát dụng cụ cho HS làm thí nghiệm. GV cho 2 nhóm hơ nóng băng kép có mặt đồng ở phía dưới, 2 nhóm hơ nóng băng kép có mặt đồng ở phía trên.
 Hỏi: Đồng và thép nở vì nhiệt có giống nhau hay không?
 Hỏi: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn cong về phía nào? Tại sao?
 Hỏi: Nếu băng kép đang thẳng, ta làm lạnh nó có bị cong không? nếu có thì cong về phía thanh nào? Tại sao?
- HS khác nhận xét –bổ sung . 
-Nhận biết cấu tạo của băng kép.
-Các nhóm nhận dụng cụ và làm theo HD của GV: nhóm 1&2 hơ băng kép có mặt đồng ở dưới; nhóp 3&4 hơ nóng băng kép có mặt đồng ở phía trên
- HS khác nhận xét qua thí nghiệm, trả lời các câu hỏi.
+ Đồng và thép nở vì nhiệt có khác nhau
+ Băng kép luôn cong về phía thanh đồng. Vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép.
+ Nó sẽù bị cong về phía thanh thép, vì đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép.
-HS nhận xét , bổ sung
Hoạt động 5 : Vận dụng (8 phút)
4. Vận dụng :
* C10: khi đủ nóng , băng kép cong về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện, khi băng kép nguội nó thẳng ra, mạch điện kín, dòng điện đi qu, băng kép tiếp tục nóng và bị cong lại.
Thanh đồng nằm trên.
-GV treo hình 21.5 lên cho HS quan sát
- Yêu cầu HS giải thích hoạt động của băng kép trong hình 21.5 
- HS nhận xét ,thống nhất câu trả lời .
 * Củng cố :
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối bài 
- Cho HS nêu những ứng dụng thực tế liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất.
- HS quan sát hình 21.5
-HS giải thích được: khi đủ nóng , băng kép cong về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện, khi băng kép nguội nó thẳng ra, mạch điện kín, dòng điện đi qu, băng kép tiếp tục nóng và bị cong lại.
Thanh đồng nằm trên.
– HS nhận xét –bổ sung câu trả lời .
-HS đọc ghi nhơ.
- HS nêu ví dụ.
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Dặn dò : + Cho HS đọc mục “Có thể em chưa biết ”
 + Làm BT 21.1 đến 21.6 SBT / 26,27 
 + Tìm thêm ứng dụng thực tế liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất..
- Xem trước bài 22 “Nhiệt kế – Nhiệt giai”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LY 6.doc