Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia

. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Qua bài này học sinh cần hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là số tự nhiên kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.

b. Kỹ năng: Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, trong phép chia hết, phép chia có dư.

c. Thái độ: Biết vận dụng tìm 1 số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát triển và giải toán.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, giáo án, Bảng phụ.

- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 9 - Bài 6: Phép trừ và phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày giảng: 
6A:
6B:
6C:
Tiết 9. § 6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: Qua bài này học sinh cần hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là số tự nhiên kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
b. Kỹ năng: Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, trong phép chia hết, phép chia có dư.
c. Thái độ: Biết vận dụng tìm 1 số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn luyện tính chính xác trong phát triển và giải toán.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
- SGK, giáo án, Bảng phụ.
- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu
b. Chuẩn bị của học sinh: 
- Thước thẳng có chia khoảng.
- Học và làm bài theo quy định.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (5')
*/ Câu hỏi: Xét xem có số tự nhiên x nào mà: a, 2 + x = 5 hay không
 b, 6 + x = 5 hay không
*/ Đáp án:
a, x = 3 vì 2 + 3 = 5 (5đ)
b, Không tìm đước giá trị của x để 6 + x = 5 (5đ)
*/ ĐVĐ(3’): Gv: Chúng ta đã học phép nhân và phép chia số tự nhiên
?: Cho biết phép cộng và phép nhân có luôn thực hiện được trong tập hợp STN không ?
Hs: Phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên.
Gv: Vậy còn phép trừ và phép chia có luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên hay không ? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta vào bài hôm nay. 
b. Dạy nội dung bài mới:
Gv
Giới thiệu kí hiệu.
1. Phép trừ hai số tự nhiên (10')
Gv
Quay lại bài kiểm tra: ở câu a, ta tìm được giá trị x = 3 vì 2 + 3 = 5.
Câu b: Không tìm được số tự nhiên nào để 6 + x = 5. Như vậy ở câu a ta đã có phép trừ: 5 - 2 = 3 với 2 số tự nhiên là 5 và 2 có 1 số tự nhiên 3 sao cho 2 + 3 = 5. Khi đó ta có phép trừ: 5 - 2 = 3
* Kí hiệu: 
 a - b = c
 (số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)
* Ví dụ: 5 - 2 = 3
Hs
Khi cho hai số tự nhiên a, b khi nào ta có phép trừ a - b ?
Hs
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì có phép trừ a - b = x
* Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì có phép trừ a - b = x
Gv
Khái quát lại và ghi bảng:
Giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số: (Bảng phụ)
- Xác định kết quả của 5 trừ 2 như sau:
Đặt bút chì ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên (GV dùng phấn mầu minh hoạ).
+ Di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị (dùng phấn mầu).
+ Khi đó bút chì chỉ điểm 3 đó là hiệu của của 5 và 2.
K?
Tương tự theo cách trên nêu cách xác định hiệu 7 trừ 3 ; 5 trừ 6
Hs
Thấy : 7 - 3 = 4
Không có hiệu 5 - 6 trong phạn vi số tự nhiên (5 trừ 6 không trừ được).
Gv
 Khi di chuyển bút chì từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì đầu di chuyển của bút vượt ra ngoài tia số. Cho thấy không có hiệu 5 - 6 trong phạm vi số tự nhiên.
* Chú ý: Phép trừ chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
Gv
Yêu cầu học sinh làm ? 1 (Sgk - 20) (Treo bảng phụ) 
? 1 ( Sgk- 20)
Hs
Trả lời miệng
Giải
Gv
Nhấn mạnh:
Số bị trừ bằng số trừ hiệu bằng 0
Số trừ bằng 0 số bị trừ bằng hiệu
Số bị trừ hiệu ta có hiệu a - b
a) a - a = 0 
b) a - 0 = a
c) ĐK để có hiệu a - b là a ≥ b
K?
Xét xem có số tự nhiên x nào mà:
a, 3.x = 12 hay không
b, 5x = 12 hay không
Hs
a, 3.x = 12 Vậy x = 4 vì 3.4 = 12
b, 5.x = 12 không tìm được giá trị của x.
Gv
Ở câu a ta có phép chia 12 : 3 = 4. Gọi đó là phép chia hết (2)
2. Phép chia hết và phép chia có dư (20')
Gv
Giới thiệu: Người ta dùng dấu ":" để chỉ phép chia a : b = c ; a gọi là số bị chia ,b gọi là số chia, c là thương 
a, phép chia hết: Cho 2 số tự nhiên a và b ( b0). Nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a : b = x
Người ta dùng dấu ":" để chỉ phép chia
 a : b = c
(Số bị chia) : (Số chia) = (Thương)
Gv
Cho học sinh làm bài ?2 (Bảng phụ)
Hs
Đứng tại chỗ trả lời:
0 : a = 0 ( a 0)
a : a = 1 ( a 0)
a : 1 = a
Gv
Giới thiệu 2 phép chia:
12 3 14 3
 0 4 2 4
? 2 (Sgk - 21)
Giải
a. 0 : a = 0 ( a 0)
b. a : a = 1 ( a 0)
c. a : 1 = a
Tb?
Hai phép chia trên có gì khác nhau ?
Hs
Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0
Phép chia thứ 2 có số dư khác 0.
Gv
Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0 là phép chia hết. Phép chia thứ 2 là phép chia có dư. ( b )
12 : 3 = 4
14 : 3 = 4 dư 2
Vậy 14 = 3 . 4 +2
 (Số bị chia) = (Số chia) . ( thương) + (số dư)
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần tổng quát (Sgk - 21)
b, Phép chia có dư:
Tổng quát:
a = b.q + r 
r = 0 thì a = b.q
r 0 thì a = b.q + r
K?
Có a, b, q, r dựa vào ví trên ta có dạng tổng quát như thế nào ?
Hs
a = b.q + r 
Hs
Đọc phần tổng quát sgk - 22
K?
Nếu r = 0 thì a = ? Khi đó ta nói ntn ?
Hs
Nếu r = 0 thì a = b.q Khi đó ta có phép chia hết.
K?
Nếu r 0 thì a = ? Khi đó ta nói ntn ?
Hs
Nếu r 0 thì a = b.q + r Khi đó ta nói đó là phép chia có dư.
K?
Bốn số: Số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ gì ?
Hs
SBC = SC . Thương + Số dư
Tb?
Số chia và số dư có điều kiện gì ?
Hs
Số chia 0 và số dư < số chia.
G?
Qua bài cho biết phép trừ và phép chia thực hiện được trong tập hợp N khi nào?
Hs
Điều kiện để phép trừ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
- Phép chia thực hiện được khi r = 0
Gv
Treo bảng phụ nội dung ? 3 cho hoạt động nhóm.
? 3 (Sgk- 22)
Hs
Lên bảng điền vào ô trống - Cả nhóm làm bài vào phiếu học tập.
a, Thương 35 số dư 5
b, Thương 41 số dư 0
c, Không xảy ra vì số chia bằng 0
d, Không xảy ra vì số dư > số chia.
Số bị chia
600
1312
15
Số chia
17
32
0
13
Thương
35
41
4
Số dư
5
0
15
Gv
Kiểm tra kết quả
c. Củng cố - luyện tập(5’)
Gv
Cho học sinh làm bài 44(Sgk - 24): Tìm x biết.
a, x : 13 = 41
d, 7x - 8 = 713
Bài 44 (Sgk-24): Tìm x biết
a, x : 13 = 41
d, 7 - 8 = 713
Giải:
a, x : 13 = 41
 x = 41.13
 x = 533
d, 7x - 8 = 713
 7x = 713 +8
 x = 721 : 7
 x = 103.
Gv
2 em lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở
Hs
Nhận xét bài của bạn
Gv
Nhận xét chữa bài hoàn chỉnh.
Tb?
Nêu cách tìm số bị chia.
Hs
Số bị chia = thương . số chia + số dư.
Tb?
Nêu cách tìm số bị trừ.
Hs
Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
K?
Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N. Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N.
Hs
+ Số bị trừ số trừ
+ a, b N, b 0 có
SBC = SC.Thương + Số dư
Số chia 0, số dư < số chia.
Hs
Đọc phần đóng khung (Sgk - 22)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
	- Lý thuyết: Đọc phần đóng khung chữ in đậm (Sgk - 22)
 	- Nắm được khi nào thực hiện được phép trừ, phép chia hai số tự nhiên. Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
	- BTVN: 41 đến 45 (Sgk - 22, 23), xem kỹ lý thuyết để làm bài tập.
	- Giờ sau: "Luyện tập 1".

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 9.doc