. Kiến thức:
- Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
- HS vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Sử dụng máy tính bỏ túi
3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng. Có ý thức sử dụng máy tính bỏ túi.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi, Tranh vẽ máy tính bỏ túi phóng to,
HS: Máy tính bỏ túi, ôn lại t/c của phép nhân với phép cộng số tự nhiên.
III. Phương pháp:
Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần: Tiết 7: Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. - HS vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. 2. Kỹ năng: - Vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. Sử dụng máy tính bỏ túi 3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng. Có ý thức sử dụng máy tính bỏ túi. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi, Tranh vẽ máy tính bỏ túi phóng to, HS: Máy tính bỏ túi, ôn lại t/c của phép nhân với phép cộng số tự nhiên. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm, đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình dạy học: 1. Khởi động: a. Mục tiêu: - HS hứng thú tìm hiểu bài. b. Cách tiến hành: - HS 1: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất giao hoán của phép nhân, Làm bài 28/SGK - HS2: Phát biểu và viết dạng tổng quát tính chất kết hợp cảu phép cộng? Làm bài tập 43a,b Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: (’) a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 31 - GV nhận xét, chốt lại: Kết hợp các số hạng sao cho được số tròn chục hoặc tròn trăm - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 32 - 3 HS lên bảng, dưới lớp cùng làm và nhận xét. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp cùng làm, nêu nhận xét. Bài 31/SGK-17: Tính nhanh a/ 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600 b/ 463 + 318 + 137 + 22 = ( 463 + 137 ) + ( 318 + 22 ) = 500 + 340 = 840 c/ = 20 + 21 + ....+ 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 +26) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 50.5 + 25 = 275 Bài 32/SGK-17: Tính nhanh các tổng sau bằng cách áp dụng tính chất kết hợp: a/ 996 + 45 = 996 + (4 +41 ) = ( 996 + 4 ) + 41 = 1000 + 41 = 1041 b/ 37 + 198 = ( 35 + 2 ) +198 = 35 + ( 2 + 198 ) = 35 + 200 = 235 HĐ2: (’) a. Mục tiêu: b. Đồ dùng: c. Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 HS đọc to đề bài ? Hãy chỉ rõ qui luật của dãy số? ? Hãy viết tiếp 4 số nữa vào dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8 ? Viết tiếp 2 số nữa vào dãy số mới? + Gọi 1 hS lên bảng viết - GV chốt lại kết qủa đúng. - GV giới thiệu lại qui tắc tính tổng các STN liên tiếp + GV giới thiệu qua tiểu sử của nhà toán học Gau – xơ người Đức sinh năm 1777 mất năm 1855 thọ 78 tuổi. * áp dụng tính: A = 26 + 27 + 28 + ....+ 33 B = 2 + 4 + ........+ 18 - GV chốt lại cách tính - 1 HS đọc to đề - HS lần lượt trả lời - 1 HS lên bảng viết - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm và nhận xét. - H/s b/c cách tìm ra tổng qui luật của dãy số. Bài 33/SGK-17: Tìm qui luật của dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 Bài tập nâng cao: + Từ 26 đến 33 có: 33 – 26 + 1 = 8 (số). + Có 4 cặp, mỗi cặp có tổng bằng: 26 + 33 = 59 do đó: A = 59 .4 = 236. B = 2 + 4 + .... + 18 = = 90 HĐ3: Tổ chức trò chơi: (’) a. Mục tiêu: b. Đồ dùng: c. Cách tiến hành: - GV giới thiệu máy tính bỏ túi, các nút trên máy tính + GV hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính. - GV tổ chức trò chơi: chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS. Mỗi HS 1 máy tính xếp thành hàng lần lượt tính và điền kết quả - Yêu cầu HS dưới lớp cùng thực hiện và nhận xét. - Cho các nhóm NX đưa ra kết luận đội thắng cuộc - HS nghe GV giới thiệu - Các nhóm tiến hành chơi trò chơi, dưới lớp thực hiện và nhận xét. - Các nhóm nhận xét chéo Bài 34/SGK-17: Sử dụng máy tính bỏ túi 1364 + 4578 = 5942 6453 + 1469 = 7922 5421 + 1469 = 6890 3124 + 1469 = 4593 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185 Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’) - Cho HS đọc “ có thể em chưa biết “ - Xem lại các bài tập đã chữa - BTVN: 35; 36/SGK
Tài liệu đính kèm: