1. Kiến thức: HS hiểu được quy tắc dấu ngoặc.
2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc khi làm phép tính.
3. Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ,
2. HS: Bảng nhóm, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 49 S: /12/2010 G: /12/2010 § 8. QUY TẮC DẤU NGOẶC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu được quy tắc dấu ngoặc. 2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc khi làm phép tính. 3. Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ, 2. HS: Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) GV: Đặt vấn đề: Hãy tính giá trị biểu thức: 5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17) Hãy nêu cách thực hiện HS: Trả lời (thực hiện trong ngoặc trước) GV: Em có nhận xét gì về các số hạng trong biểu thức? HS: Ngoặc 1 và 2 đều chứa 42 + 17 Hoạt động 2: Xây dựng quy tắc (20’) GV: Xây dựng quy tắc dấu ngoặc Cho HS thực hiện ?1 HS: Thực hiện ?1 GV: Em có nhận xét gì về số đối của 1 tổng và 1 tổng các số đối HS: Trả lời GV: So sánh số đối của tổng (-3 + 4 + 5) và tổng các số đối của các số hạng HS: Thực hiện GV: Qua ví dụ hãy nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước ta phải làm như thế nào? HS: Trả lời và thực hiện ?2 GV: Qua ví dụ hãy nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước ta phải làm như thế nào? HS: Trả lời GV: Đưa ra quy tắc dấu ngoặc treo bảng phụ GV: Cho HS thực hiện ví dụ: HS: Thực hiện GV: Có thể bỏ () trước hoặc có thể bỏ [] , cho hs thực hiện ví dụ lúc đầu 5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17) GV: Cho HS hoạt động nhóm thực hiện ?3 HS: Hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày GV: Chốt lại: Cần sử dụng quy tắc dấu ngoặc kết hợp với các tính chất giao, kết hợp. 1. Quy tắc dấu ngoặc: ?1 Đáp án: a) Số đối của 2; -5; [2 + (-5)] lần lượt là: -2; 5; -[2 + (-5)] = -(-3) = 3 b) (-2) + 5 = -3 Vậy số đối của 1 tổng bằng tổng các số đối VD: -(-3+4+5) = -6 3 + (-4) + (-5) = -6 Vậy: -(-3+4+5) = 3 + (-4) + (-5) * Kết luận: SGK ?2 Đáp án: a) 7 + (5 - 13) = 7 + (-8) = -1 7 + 5 + (-13) = 12 +(-13) = -1 Vậy: 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (-13) * Kết luận: SGK * Quy tắc: SGK áp dụng: a) 324 + [112 - (112 + 324)] = 324 + [112 - 112 - 324] = 324 - 324 = 0 b) (-257) - [(-257 )+ 156 -56] = -257 + 257 - 156 + 56 = -100 ?3 Đáp án: Tính nhanh a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 - 768 = -39 b) (-1579) - (12 - 1579) = (-1579) - 12 + 1579 = (- 1579) + 1579 -12 = -12 4. Luyện tập củng cố:(10’) GV: Cho HS lên bảng lần lượt thực hiện các ý của 2 bài tập 57 và 59 SGK HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Chốt lại PP giải của các bài tập trên. Bài 57/SGK/85: a) (-17 + 17 ) + 5 + 8 = 12 c) (-4) + (- 440) + (-6) + 440 = [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440] = -10 Bài 59/SGK/85: a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 – 2736 = 2736 - 2736 - 75 = -75 b) (-2002) - (57 - 2002) =(-2002) - 57 + 2002 = (-2002) + 2002 -57 = - 57 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (5p) - Ôn lại các quy tắc cộng trừ hai số nguyên, các tính chất của phép cộng số nguyên. - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 58 - 60 /SGK, 89 - 92/ SBT. - Bài tập 60 : Bỏ dấu ngoặc của từng phép tính rồi tính. a) Thấy trước ngoặc có dấu “ + ”thì các số hạng bên trong dấu ngoặc không đổi dấu. b) Thấy đằng trước ngoặc có dấu “ – ”ta phải đổi dấu tất cả các số hạng bên trong dấu ngoặc. Tiết 50 S: /12/ 2010 G: /12/2010 § 8. QUY TẮC DẤU NGOẶC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ôn lại kiên thức quy tắc dấu ngoặc HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc. HS hiểu khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi tổng đại số. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện quy tắc dấu ngoặc 3.Thái độ: Có ý thức học tập đúng đắn, khả năng tư duy khi làm các bài tập II. CHUẨN BỊ: 1.GV: Bảng phụ, 2.HS: Bảng nhóm, bút dạ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: (không) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết. (5p) HS: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc, làm bài tập 58/SGK/85 Hoạt động 2: Tổng đại số. (10p) GV: Giới thiệu như SGK và đưa ra ví dụ. HS: Thực hiện ví dụ GV: Đưa ra trường hợp tổng quát Hoạt động 3: Luyện tập HS: 1 em đọc yêu cầu bài toán. GV: Cho HS nhận xét và khai thác bài toán: HS: Lên bảng thực hiện phép tính GV: Chốt lại nội dung kiến thức. Gọi HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS thực hiện 1 ý HS: 2 em lên bảng làm bài tập GV: Cho HS nhận xét, GV đánh giá GV: Cho HS lên bảng lần lượt thực hiện các ý của 2 bài tập 57 và 59 SGK HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS thực hiện 1 ý HS: 2 em lên bảng làm bài tập GV: Cho HS nhận xét, GV đánh giá, chốt lại PP giải của các bài tập trên. Bài 58/SGK/85: Đơn giản biểu thức: a) x + 22 + (-14) + 52 = x + 22 + 52 - 14 = x + 60 b) (-90) - (p + 10) + 100 = ( -90) - p - 10 + 100 = ( -90) - 10 + 100 - p = -p 2. Tổng đại số: Vì phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng (cộng với số đối của số trừ) nên một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số. Ví dụ: 5 + (-3) - (-6) - (+7) = 5 + (-3) + (+6) + (-7) = 5 - 3 + 6 - 7 = 1 * Tổng quát: SGK a - b - c = -b + a - c = -b -c + a a - b - c = (a - b) - c = a - (b + c) * Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng. Bài 57/SGK/85: a) (-17 + 17 ) + 5 + 8 = 12 c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440] = -10 Bài 59/SGK/85: a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 - 2736 = -75 b) (-2002) - (57 - 2002) =(-2002) - 57 + 2002 = -57 Bài 60/SGK/85: a) (27 + 65) + (346 - 27 -65) = 27 + 65 + 346 - 27 -65 = 346 b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17) = 42 - 69 + 17 - 42 - 17 = -69 4. Củng cố:( 5p) - GV cho HS nhắc lại quy tắc dấu ngoặc, thứ tự thực hiện các phép tính, tính chất của phép toán. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3p) - Xem, làm lại các bài tập đã làm tại lớp. - Cá nhân đọc trước bài Quy tắc chuyển vế. - Nếu a = b, cộng c vào hai vế của bất đẳng thức thì bất đẳng thức có thay đổi không ? Ta tìm hiểu bài sau.
Tài liệu đính kèm: