Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 67

Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 67

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ để phân biệt vật sống và vật không sống

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thiết lập bảng so sánh các đối tượng.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

GV: Tranh vẽ 1 vài ĐV

 

doc 104 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 67", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu sinh học
	Tiết 1: đặc điểm của cơ thể sống
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ để phân biệt vật sống và vật không sống
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thiết lập bảng so sánh các đối tượng.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: 	Tranh vẽ 1 vài ĐV
Hình 46.1 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Vào bài: ĐVĐ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống, tìm hiểu đặc điểm của vật sống
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ để trao đổi thảo luận: 
Con gà cây đậu cần điều kiện gì để sống?
Sau một thời gian có gì thay đổi ở con gà và hòn đá?
Nhận xét các ví dụ đã lấy?
GV: Treo tranh vẽ các đại trong VD têu cầu HS phân chia thành 2 nhóm: Vật sống và vật không sống
Dựa vào đặc điểm khác nhau nào mà em sắp xếp như vậy?
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung .Chốt lại kiến thức đúng 
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống:
Vật sống: Biểu hiện sự sống
Vật không sống: Không biểu hiện
VD: Hòn đá, con gà
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống qua bảng so sánh
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS lấy VD tương tự như con gà cây đậu được gọi là gì?
Các vật sống còn được gọi là gì?
HS: Độc lập nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thống nhất đáp án trong nhóm hoàn thành bảng VBT tr 2, sau đó cử đại diện trả lời trước lớp 
HS: Tiếp tục lấy VD và làm vào bảng
Vậy tất cả các vật sống đều giống nhau ở điểm nào?
HS: Trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi
GV: Chốt lại kiến thức đúng 
2. Đặc điểm của cơ thể sống:
Có sự trao đổi chất với môi trường( lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài ) thì moéi tồn tại
Có sự lớn lên và sinh sản
3. Củng cố:
Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 3
4. Dặn dò:
Học bài và hoàn thành bài tập
Tiết 2: nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi và hại của chúng
Kể tên 4 nhóm sinh vật chính
Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêngnghiên cứu gì, nhằm mục đích gì
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật,độc lập SGK, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chuẩn bị tranh vẽ quang cảnh tự nhiên, tranh vẽ các đại diện của 4 nhóm sinh vật chính
HS: Xem lại kiến thức các bài trước
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của cơ thể sống? Lấy VD?
Vào bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của thế giới sinh vật trong tự nhiên.
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thảo luận rồi điền vào bảng trong VBT tr4
HS: Độc lập nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thống nhất đáp án trong nhóm, sau đó cử đại diện trả lời trước lớp .
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận
1. Sinh vật trong tự nhiên:
Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
Thế giới SV rất đa dạng phong phú về kích thước, nơi sống.. chúng có lợi hoặc có hại cho con người.
Hoạt động 2: Xác định các nhóm sinh vật chính
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS thảo luận tiếp:
Nhìn vào bảng có sự khác nhau ntn giữa các SV?
ĐV có những SV nào thể hiện trong bảng?
TV có những SV nào?
SV còn những nhóm nào khác?
HS: Quan sát H2.1 và nghiên cứu thông tin SGK để thảo luận tiếp:
Vậy sinh vật trong tự nhiên gồm mấy nhóm?
GV: Chốt lại kiến thức đúng 
b. Các nhóm SV trong tự nhiên:
Các nhóm sinh vật:
Vi khuẩn
Nấm
Thực vật 
Động vật
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm của sinh học
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thảo luận: 
SV có những vai trò gì đối với đời sống con người?
Để hiểu được vai trò của SV thì nhiệm vụ của sinh học là gì?
HS: Độc lập nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thống nhất đáp án trong nhóm, sau đó cử đại diện trả lời trước lớp 
GV: Giới thiệu chương trìơisinh học ở cấp THCS
Sau đó nêu chương trình sinh học 6
Nhiệm vụ của TV học là gì?
2. Nhiệm vụ của sinh học:
Là nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điêù kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
Chương trình sinh học THCS:
(SGK)
Nhiệm vụ của TV học là nhiệm vụ của sinh học chỉ nghiên cứu về thực vật.
3. Củng cố: 
Trả lời câu hỏi cuối bài và làm bài tập trong VBT
4. Dặn dò: Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 5
đại cương về giới thực vật
Tiết 3: đặc điểm chung của thực vật 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ về sự đa dạng phong phú của TV.
Nêu được đặc điểm chung của TV
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ một số môi trường sống của TV
HS: Xem lại kién thức các bài trước
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
SV được chia thành những nhóm nào? Nhiẹm vụ của TV học là gì?
2. Vào bài:
ĐVĐ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của TV
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ 3.1,3.2,3.3,3.4 để trao đổi thảo luận: 
Em có nhận xét gì về TV?
TV sống ở những nơi nào trên trái đất?
Những môi trường sống của TV?
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung 
GV: Chốt lại kiến thức đúng 
1. Sự đa dạng và phong phú của TV:
TV sống ở khắp nơi trên trái đất: trên cạn, nước, trên các cơ thể TV khác.
TV có số lượng loài lớn:
có 250.000-300.000 loài
VN: 12.000loài
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của TV
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS điền nội dung vào bảng VBT tr 7
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung 
GV: Yêu cầu thảo luận tiếp:
Giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa ĐV và TV?
Lấy VD?
Qua bảng trên rút ra kết luận gì?
Tìm hiểu thí nghiệm để khẳng định đặc điểm chung của TV?
GV: Cho HS làm 1 TN:
Gieo hạt đậu vào chậu nhỏà nảy mầm thành cây con
Đặt chậu bên cạnh của sổ và hàng ngày tưới nước
Sau 1 thời gian: Cây lớn lên: Gốc cây đứng nguyên chỗ cũ, ngọn của chúng cong về phía nguồn sáng.
Yêu cầu HS thảo luận:
Mọi sinh vật đều cần chất hữu cơ. Vậy tại sao chỉ tưới nước mà cây vẫn lớm lên được??
Ngọn cây cong về phía có ánh sáng chứng tỏ chúng ưa ánh sáng. Tại sao chúng lại không cong ngay lập tức về phía có ánh sáng?
Tại sao chỉ có ngọn cây hướng về phía ánh sáng mà gốc cây vẫn đững ở chỗ cũ?
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung 
GV: Chốt lại kiến thức đúng 
2. Đặc điểm chung của TV:
TV có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ từ nguyên liệu của môi trường.
Phần lớn không có khả năng di chuyển
Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường
3. Củng cố: 
GV yêu cầu HS trả lời:
TV sống ở những nơi nào trên TĐ?
Đặc điểm chung của TV là gì?
4. Dặn dò:
Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 7,8
Tiết 4: có phải tất cả thực vật đều có hoa?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phân biệt được 2 nhóm TV: TV có hoa và TV không có hoa
Cây một năm và cây lâu năm
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa
Mẫu vật: Các cây có hoa và cây không có hoa
Giấy dán lên cây có ghi các bộ phận của cây
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Đặc điểm chung của TV là gì? Kể tên các cơ quan của cây?
2. Vào bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cơ quan của cây cải và nhiệm vụ của chúng
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ 4.1và mẫu vật mang đến lớp để trao đổi thảo luận gọi tên các cơ quan của cây cải:
Tìm ra chức năng của từng cơ quan?
Những cơ quan nào có chung một chức năng và dược xếp chung vào 1 nhóm? Nhiệm vụ chung của mỗi nhóm là gì?
Hoàn thành bài tập 1 VBT tr8, điền sơ đồ cây câm?
Ngoài hoa, quả, hạt một số TV có hoa có thể sinh sản bằng những cơ quan khác được không? Lấy VD?
Phát biểu định nghĩa về TV có hoa? nêu các đặc điểm nhận dạng TV có hoa và TV không có hoa?
Hoàn thành bài tập điền bảng VBT tr8
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung
GV: Chốt lại kiến thức đúng 
1. Thực vật có hoa và TV không có hoa:
- Cây cải có 2 loại cơ quan:
Cơ quan sinh dưỡng: 
Rễ, thân, lá - Nuôi dưỡng
Cơ quan sinh sản:
 Hoa, quả, hạt- ,Duy trì và phát triển nòi giống
- Thực vật có 2 nhóm:
TV có hoa cơ quan sinh sản là hoa quả hạt. Đến một giai đoạn sẽ ra hoa. kết quả.
TV không có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Không bao giờ ra hoa
Hoạt động 2: Tìm hiểu cây một năm và cây lâu năm
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thảo luận: 
Thế nào là cây một năm? Lấy VD?
Thế nào là cây lau năm? Lấy VD?
Có nhận xét chung gì về 2 loại cây này?
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung	
2. Cây một năm và cây lâu năm:
Cây một năm: Cây sống trong vòng một năm
VD: Cây lương thực
Cây lâu năm: Cây sống lâu năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
3. Củng cố:
Cơ thể TV có hoa có mấy loại cơ quan? Chức năng của từng cơ quan?
Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết cây có hoa và cây không có hoa? Lấy ví dụ ?
4. Dặn dò: 
Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 9
Chương I: tế bào thực vật
Tiết 5: kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi
Nêu được cấu tạo của kính
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, thao tác sử dụng các dụng cụ thiết bị 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn, bảo vệ đồ dùng học tập.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi
Mẫu vật: một vài cành cây
Tranh vẽ H5.1 ;H5.3 SGK 
HS: Chuẩn bị kính lúp, cành cây
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Vào bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp và cách sử dụng
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ 5.1, mẫu vật để trao đổi thảo luận: 
Kính lúp ... i bài và trả lời vào VBT
Các VK hoại sinh và VK kí sinh có tác dụng ntn? Cho VD cụ thể?
Cho biết có loại VK kí sinh có ích không?
VK gây bệnh cho sâu bọ phá hoại mùa màng?
4. Dặn dò:
Chuẩn bị mẫu vật cho bài sau: Nấm rơm
Tiết 63: nấm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
Phân biệt được các phần của một nấm rơm( Hay bất kì một nấm mũ nào khác)
Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ:- H51.1,.2,.3 SGK tr165-166
HS: Xem lại kiến thức các bài trước
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Vi khuẩn có vai trò ntn nào trong tự nhiên và trong đời sống con người? Cách phòng tránh vi khuẩn gây hại?
2. Vào bài: ĐVĐ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo mốc trắng
Tiến hành:
GV: Giới thiệu cách gây mốc trắng, hướng dẫn HS cách lấy mẫu quan sát và yêu cầu quan sát, đối chiếu với hình vẽ SGK để trao đổi thảo luận các câu hỏi:
Mốc trắng thường mọc ở những nơi nào?
Mốc trắng có hình dạng và cấu tạo ntn?
HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp 
GV: Yêu cầu HS thảo luận tiếp:
Mốc trắng là sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng? Vì sao? 
Mốc trắng sinh sản ntn?
HS: Nghiên cứu thông tin để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
A. Mốc trắng và nấm rơm:
I. Mốc trắng:
1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng:
Nơi sống: nơi giàu chất hữu cơ, ẩm ướt và ấm áp
Hình dạng: là những sợi trắng như bông phân nhánh chằng chịt, ăn sâu vào cơm hoặc bánh mì ẩm ướt
Cấu tạo: Trong suốt, không màu, không có chất diệp lục
Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào
Dinh dưỡng: Hoại sinh
Sinh sản: Bằng bào tử
Hoạt động 2: Tìm hiểu với một vài loại mốc khác thường gặp
Tiến hành:
GV: Dùng tranh vẽ giới thiệu một vài loại vài mốc khác và công dụng của nó.
Yêu cầu HS quan sát hình 51.2SGK phân biệt với mốc trắng.
2. Một vài loại mốc khác:
Mốc tương
Mốc xanh
Mốc rượi( nấm men)
Hoạt động 3: Quan sát hình dạng và cấu tạo của nấm rơm
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 51.3 SGK và nghiên cứu thông tin phần II SGK tr 167 để trao đổi thảo luận: 
Các em thường gặp nấm rơm ở đâu? vào mùa nào?
Nấm rơm có hình dạng và cấu tạo ntn?
Nấm rơm dinh dưỡng theo hình thức nào( tự dưỡng hay dị dưỡng), bằng cách nào?
Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?
Nấm rơm sinh sản ntn?
HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp 
II. Nấm rơm:
Nơi sống: chân các đống rơm rạ mục, trên đất ẩm
Cấu tạo: gồm 2 phần:
Cơ quan sinh dưỡng: sợi nấm
gồm nhiều tế bào có vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân, không có chất diệp lục
Cơ quan sinh sản: mũ nấm – nằm trên cuống nấm
Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử
3. Củng cố:
HS trả lời các câu hỏi cuối bài vào VBT
Đọc phần ghi nhớ
4. Dặn dò: Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 
Tiết 64: nấm ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết( ngăn chặn sự phát triển của một số nấm có hại và gây trồng một số nấm có ích)
Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người
Liên hệ thực tế: Biết cách giữ gìn thức ăn, đồ đạc, quần áo khỏi bị nấm làm hỏng, giữ gìn vệ sinh thân thể để phòng ngùa một số bệnh ngoài da do nấm( hắc lào, nước ăn chân)
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ:- H51.5.6.7 SGK tr 168-169
HS: Xem lại kiến thức các bài trước
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo ntn? Sinh sản ntn? 
2. Vào bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài đặc điểm sinh học của nấm
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần I SGK tr 168 để trao đổi thảo luận:
Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước?
Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để ở nơi ẩm thường bị nấm mốc?
Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
ánh sáng có diệt được nấm không? Người ta phải làm gì để tránh nấm mốc phát triển?
B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm:
I. Đặc điểm sinh học:
1. Điều kiện phát triển của nấm:
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn( TV)
Nhiệt độ thích hợp ( 25- 300C)
Độ ẩm thích hợp
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 2 SGK tr 168 để trao đổi thảo luận tiếp:
ở nấm có những hình thức dinh dưỡng nào? Lấy ví dụ?
HS: Nghiên cứu thông tin để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp 
GV: Gọi 1-2 nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
2. Cách dinh dưỡng:
Nấm hoại sinh: Hút chất hữu cơ trong đất
Nấm kí sinh: Sống bám trên cơ thể sống
Nấm cộng sinh: với tảo đ địa y
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nấm
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 51.5 SGK và nghiên cứu thông tin phần II.1 SGK tr167 để hoàn thành bài tập vào VBT
HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện lên chữa bà tập trên bảng
GV: Treo bảng phụ, Gọi 1-2 nhóm lên bảng chữa bài tập trên bảng: Dán các ví dụ lên bảng
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ các loại nấm có hại và Yêu cầu HS quan sát hình51.6,51.7 SGK và nghiên cứu thông tin phầnII.2 SGK tr 169 để trao đổi thảo luận:
Nêu các mặt tác hại của nấm? Lấy ví dụ?
HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
GV: Gọi 1-2 nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
II. Tầm quan trọng của nấm:
Nấm có ích:
Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
Làm thức ăn
Làm thuốc
Sản xuất rượu bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì
Nấm có hại:
Gây bệnh cho vật nuôi cây trồng
Gây bệnh cho người: Hắc lào..
Gây hỏng thức ăn đồ uống. đồ dùng: bào tử phát triển
Một số nấm gây độc: nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen 
3. Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài
 Đọc phần ghi nhớ và hoàn thành bài tập trong vở bài tập
4. Dặn dò:	 Học sinh chuẩn bị mẫu vật: địa y
Tiết 65: địa y
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc
Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y
Hiểu được thế nào là hình thức cộng sinh
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ:- H52.1.2 SGK tr171
HS: Xem lại kiến thức các bài trước
III. Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
2. Vào bài:
ĐVĐ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng của địa y
Tiến hành:
GV: Cho hS quan sát để nhận dạng địa y trong tự nhiên
Phân biệt các dạng địa y qua hình táhi ngoài?
Nêu cấu tạo của địa y? Phương thức dinh dưỡng của địa y được là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin và hình vẽ để trao đổi thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày trước lớp 
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung 
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo:
Nơi sống: 
Địa y hình vảy: Mảng vảy màu xanh xám với những đĩa màu vàng thường bám chặt vào thân cây, tảng đá, bia mộ.
Hình cành:phân nhánh, như một búi sợi mắc vào cành cây
Cấu tạo: gồm những tế bào tảo màu xanh nằm xem lẫn những sợi nấm chằng chịt không màu
Địa y sống cộng sinh: Tảo và nấm
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của địa y
Tiến hành:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trao đổi thảo luận: 
Địa y có vai trò gì trong đời sống?
2. Vai trò:
Phân huỷ đá thành đất
Giá trị kinh tế: chế rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc.
3. Củng cố:
HS Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập vào Vở bài tập trang 
4. Dặn dò:
Hoàn thành bài tập về nhà.
Tiết 66: ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức về sự tiến hoá của các nhóm thực vật 
Vai trò của thực vật
Đặc điểm của vi khuẩn , vai trò của vk và nấm
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh vẽ có liên quan
HS: Làm đề cương ôn tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Nội dung ôn tập:
1. Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn (nhờ gió, nhờ sâu bọ)
2. 	Thế nào là Thụ tinh ,kết hạt ,tạo quả?
3. 	Có mấy loại quả? Nêu đặc điểm để phân biệt các loại quả?
4. 	Có mấy cách phát tán quả và hạt? Nêu đặc diểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt?
5. 	Hãy mô tả thí nghiệm về những điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt?
6. 	Nêu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan và sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa?
7. 	Nêu đặc điểm thích nghi của cây xanh với các môi trường sống khác nhau?
8. 	Hãy kể tên các ngành thực vật đã học? Nêu đặc điểm chính của các ngành đó
9. 	Nêu quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật?
10. 	Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu,bảo vệ đất và nguồn nước?
11. 	Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người?
12. 	Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo và kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn?
13. 	Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên? Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Nêu cách giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu? 
14. 	Nêu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh học của nấm? Nấm có vai trò ntn trong tự nhiên?
15.	Nêu thành phần cấu tạo và vai trò của địa y?
16.	Các câu hỏi (*)và câu hỏi ứng dụng trong các bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Tiết 67: kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức về sự tiến hoá của các nhóm thực vật 
Vai trò của thực vật
Đặc điểm của vi khuẩn , vai trò của vk và nấm
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ Thực vật, yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chuẩn bị đề kiểm tra
III.nội dung đề kiểm tra:
Đề kiểm tra chẵn lẻ theo đề chung của trường
Sổ lưu đề

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 6 theo chuan kt kn.doc